Tin Biển Đông

 
 
 

Vì sao Mỹ thay chiến lược châu Á-TBD bằng Ấn Độ-TBD?

  • Cập nhật : 17/11/2017

Mỹ đã sử dụng thuật ngữ mới là Chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương” để thay thế cho “Châu Á- Thái Bình Dương” Điều này có ý nghĩa gì?

Mỹ khởi xướng chiến lược mới “Ấn Độ-Thái Bình Dương”

Ngày 12/11 vừa qua, bên lề Hội nghị ASEAN với sự tham gia của các nhà ngoại giao cao cấp từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia... Mỹ đã giới thiệu chiến lược mới của nước này ở Châu Á mang tên “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, thay cho cụm từ vẫn hay được nhắc đến là “Châu Á- Thái Bình Dương”.

Về mặt chính thức, hội nghị đã xem xét đề xuất của Nhật Bản về việc tổ chức một cuộc đối thoại chiến lược 4 bên. Trong đó, chiến lược mới “Ấn Độ-Thái Bình Dương” và sáng kiến “đối thoại an ninh 4 bên” nhanh chóng trở thành hai cụm từ đồng nghĩa.

Các nhà quan sát cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì hai khái niệm này là sự bổ sung cho nhau. Điều này nằm trong khuôn khổ sự thay đổi chiến lược ở châu Á của Hoa Kỳ, nhằm xây dựng một trục đồng minh, để ngăn chặn sự “trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi về thái độ của Trung Quốc đối với chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã nói rằng, hợp tác khu vực nên cởi mở và toàn diện, giúp ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác cùng thắng của tất cả các bên và tránh những sự dàn xếp bị chính trị hóa.

Chiến lược kìm chế sự “trỗi dậy không hòa bình” của Trung Quốc

Theo giới phân tích, “Đối thoại chiến lược 4 bên” là một ý tưởng mà Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono đã công bố vào tháng 10 vừa qua. Theo đó, Tokyo đề xuất thiết lập cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia nhằm chống lại Trung Quốc.

Ads by BlueseedThay cho chiến lược “châu Á-Thái Bình Dương”, các nhà ngoại giao Washington sử dụng cụm từ “Ấn Độ-Thái Bình Dương”, để hy vọng làm sụp đổ sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực, bằng cách tăng cường vị thế của New Dehli như một đối trọng lớn nhất của Bắc Kinh.

my, nhat ban, an do va australia dang hop luc doi pho voi trung quoc

Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đang hợp lực đối phó với Trung Quốc

 

Ông Piotr Topychkanov, chuyên viên khoa học cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế IMEMO (Viện Hàn lâm khoa học Nga), nhận định rằng, cả “Đối thoại chiến lược 4 bên” và chiến lược “Ấn Độ-Thái Bình Dương” thực chất là nhằm vào Trung Quốc.

Chuyên gia Piotr Topychkanov nhận định, vì những lý do chính trị, quân sự nên Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm đến các sáng kiến ​​của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và tất nhiên là những sáng kiến này ảnh hưởng không chỉ đến Trung Quốc mà còn tác động đến những quốc gia láng giềng và cả châu Á.

Ví dụ như trong một số vấn đề Bắc Kinh không phải là chủ đề chính, nhưng các vấn đề đó vẫn “mang yếu tố Trung Quốc”, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng giao thông, an toàn hàng hải và tự do hàng hải.

Nếu trên cơ sở cuộc đối thoại 4 bên sẽ thành lập một cơ chế đầy đủ giá trị thì Mỹ và các đồng minh sẽ sử dụng những kinh nghiệm của cuộc tập trận chung Malabar, của lực lượng hải quân Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, chắc chắn là các bên không cố gắng tạo ra một liên minh quân sự.

Theo ông, vẫn còn sớm để nói rằng, “đối thoại 4 bên” Mỹ-Nhật-Ấn-Úc là một phương án hữu hiệu để đánh bại những ưu thế của dự án thương mại “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc.

Mọi người đều hiểu rằng, trong số 4 nước này không quốc gia nào có thể một mình cung cấp cho khu vực những khoản đầu tư, những dự án lớn và tầm nhìn toàn diện sánh được với Trung Quốc. Thế nhưng, nếu 4 nước này hợp lực với nhau thì có thể thay thế dự án của Bắc Kinh ở một số vùng trong khu vực.

Đồng thời, trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Ấn Độ dễ bị tổn thương hơn so với Mỹ, Australia và thậm chí cả Nhật Bản. Do đó, các cuộc đối thoại với tất cả đồng minh về vấn đề kiềm chế phạm vi ảnh hưởng Bắc Kinh là rất quan trọng đối với New Delhi.

Nhưng khoảng cách từ cuộc đối thoại này đến hiệp ước an ninh tập thể, khi các bên đưa ra cam kết bảo vệ an ninh cho tất cả các thành viên, tham gia vào hoạt động chiến sự trong trường hợp một nước thành viên có xung đột vũ trang với Trung Quốc là một chặng đường rất dài.

Rõ ràng là hiện nay Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ Nhật Bản và Australia, nhưng Ấn Độ không ấp ủ ảo tưởng nào về mặt này, bởi hiện nay New Dehli đang tiến hành chiến lược hợp tác đa phương, không hoàn toàn nằm trong trục đồng minh chiến lược của Mỹ như các nước kia.

Xu hướng “vừa hợp tác vừa đầu tranh” của Nhật Bản

Theo ý kiến của chuyên gia Valery Kistanov từ Viện Viễn Đông, cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ đều không tham gia sáng kiến “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc. Do đó, sáng kiến của Tokyo có thể là phản ứng của Nhật với dự án “Con đường tơ lụa” mà Bắc Kinh khởi xướng.

Chuyên gia Valery Kistanov cho biết rằng, vào hôm 13/11, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết rằng, nếu chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn, Nhật Bản muốn hợp tác với Trung Quốc trong khuôn khổ sáng kiến này.

Như vậy, mặc dù chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đã được tạo ra như một phương pháp kiềm chế Trung Quốc nhưng vấn đề là ở chỗ Tokyo muốn “bắt cá hai tay”, bởi mặc dù Nhật Bản coi Trung Quốc là mối nguy cơ lớn nhất về lâu dài nhưng hiện nay, sự đe dọa từ phía Triều Tiên lại là ưu tiên hàng đầu.

Ads by BlueseedThế nhưng, đây là chỉ là một tình huống tạm thời, bởi Bình Nhưỡng với tiềm năng quân sự và kinh tế khiêm tốn, đặc biệt là đang bị cô lập, không thể tạo ra mối nguy cơ nghiêm trọng đối với Tokyo trong thời gian dài; đồng thời, những mâu thuẫn với Bắc Kinh là cố hữu và sẽ ngày càng gia tăng.

chien luoc moi cua my-nhat rat kho thuc hien trong boi canh cac dong minh dang theo xu huong “vua hop tac, vua dau tranh” voi trung quoc

Chiến lược mới của Mỹ-Nhật rất khó thực hiện trong bối cảnh các đồng minh đang theo xu hướng “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc

 

Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng, cải thiện lĩnh vực quân sự. Chiến lược bành trướng mang tính chất khiêu khích của Bắc Kinh ở biển Biển Đông và biển Hoa Đông, với sự gia tăng không ngừng tiềm lực hải quân của Trung Quốc đang gây sự lo ngại của Nhật Bản.

Tokyo hiểu rằng, Trung Quốc hoàn toàn có đủ lực để thực hiện mưu đồ của họ. Chính bởi vậy Nhật Bản đưa ra sáng kiến ”đối thoại 4 bên” như sự đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tokyo giải thích rằng, đây không phải là một khối quân sự, nhưng, mọi người đều biết lý do tại sao họ muốn thành lập cơ chế này. Mặt khác, Nhật Bản hiểu rõ Trung Quốc là quốc gia quan trọng nhất từ quan điểm đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế, cần phải tìm ra ngôn ngữ chung với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi.

Chính vì vậy, ông Shinzo Abe tìm kiếm sự cân bằng bằng cách vừa muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia; đồng thời cũng tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Các nước khác cũng xuất hiện tính trạng tương tự, ví dụ, các nước này đều không có thiện cảm với Bắc Kinh nhưng họ cũng có thái độ ứng xử khác nhau với Trung Quốc. 

Do đó, dù quyết tâm nhưng chưa thể nói trước được chiến lược mới của Mỹ và đồng minh sẽ thành công đến như thế nào; trong bối cảnh “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” đang là một xu thế phổ biến trong quan hệ quốc tế.

Thiên Nam
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục