Tin Biển Đông

 
 
 

Tại sao Trung Quốc vi phạm thỏa thuận "thông báo trước" với Nhật Bản?

  • Cập nhật : 12/10/2016

7 tàu chiến Trung Quốc vừa chạy xuyên qua eo biển Miyako đi ra Thái Bình Dương, nhưng không thông báo trước, đã vi phạm thoả thuận với Nhật Bản.
 

Ngày 4/10/2012, có tới 7 tàu chiến Hải quân Trung Quốc chạy xuyên qua eo biển Miyako đi ra Thái Bình Dương mà không thông báo trước cho phía Nhật Bản.

Ngày 8/10, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản có bài viết cho rằng, tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển
Miyako mà không thông báo là một hành động coi thường “quy tắc”.

 

Được biết, ngày 4/10, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã chạy xuyên qua eo biển Miyako ở vùng biển đảo Miyako, tỉnh Okinawa mà không hề thông báo cho phía Nhật Bản. Nhiều nhân sĩ chính phủ Nhật Bản đã chứng thực tình hình này với tờ Sankei Shimbun.

Theo luật pháp quốc tế thì hành động này hoàn toàn không vướng phải vấn đề gì. Nhưng, trước đó, lãnh đạo quốc phòng hai nước đã thoả thuận, nếu tàu chiến đi qua eo biển thì phải thông báo trước.

Sau khi Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hoá đối với nhóm đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận), Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng thái độ và hành động cứng rắn để đáp trả. Đó là một thái độ bày tỏ phản đối ở cấp độ quân sự.

Các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đi qua eo biển Miyako lần này mà không thông báo trước gồm 7 tàu chiến là tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ, tàu cứu viện tàu ngầm. Do trong biên đội có tàu cứu viện tàu ngầm, cho nên rất có thể có tàu ngầm hoạt động ở trạng thái lặn.

Đến mùa hè năm nay, các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản đã đạt được thoả thuận cơ bản trong hiệp thương về “cơ chế quản lý khủng hoảng”, thoả thuận quy định khi đi qua eo biển ở duyên hải Nhật Bản, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc phải tiến hành thông báo trước.

Tháng 4 và tháng 6, trước khi tàu chiến của Hải quân Trung Quốc chạy qua eo biển Osumiở tỉnh Kagoshima, phía Trung Quốc đã thông báo trước bằng cách gửi fax tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc .

Tàu cá Trung Quốc bị tàu tuần tra Nhật Bản khống chế ngày 9/9/2012.

Nội dung của thoả thuận “cơ chế quản lý khủng hoảng” còn bao gồm, tàu chiến và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân đội Trung Quốc khi tiếp cận phải sử dụng tần suất vô tuyến điện chung, ngôn ngữ sử dụng thống nhất là tiếng Anh.

Hai bên cũng sẽ xây dựng đường dây nóng quân sự để các quan chức cấp cao Quân đội Trung Quốc và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Hai bên vốn thoả thuận ký văn kiện này khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đến thăm Trung Quốc trong năm nay.

Nhưng, do Trung Quốc phản đối Nhật Bản quốc hữu hoá đảo Senkaku và hành vi xâm phạm lãnh hải Nhật Bản của tàu thuyền Trung Quốc, quan hệ song phương xấu đi. Hiện đã không còn dấu hiệu có khả năng ký kết thoả thuận chính thức.

Eo biển Osumi là biển quốc tế bình thường. Mặc dù chính phủ Nhật Bản cho rằng, lần này tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Miyako “không có liên quan đến chủ trương của Trung Quốc trong vấn đề đảo Điếu Ngư” (lời nói của Ngoại trưởng Nhật Bản), nhưng Trung Quốc coi thường nguyên tắc thông báo trước (trên thực tế đã “quy tắc hoá”) giữa hai nước, có thể vẫn là một hành động phản đối quốc hữu hoá.

Ngày 8/10, trang mạng Hiệp hội Phát thanh Nhật Bản cũng có bài viết cho rằng, tàu công vụ của Chính phủ Trung Quốc ra vào vùng biển khu vực tiếp giáp gần lãnh hải Nhật Bản, trong đó có 4 tàu hải giám hoạt động vào sáng ngày 8/10/2012.

Máy bay trinh sát P-1 do Nhật Bản tự sản xuất

Từ ngày 1/10 đến nay, tàu hải giám và tàu ngư chính Trung Quốc liên tục tiến hành hoạt động ở xung quan nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời nhiều lần ra vào vùng biển khu vực tiếp giáp.

Ngày 7/10, 4 tàu hải giám và 1 tàu ngư chính của Trung Quốc đã chạy tới vùng biển khu vực tiếp giáp. Nhưng, khoảng 8 giờ tối cùng ngày, tất cả 5 con tàu này đã rời đi.

Tuy nhiên, sau 7 giờ sáng ngày 8/10, 4 tàu hải giám khác của Trung Quốc lại tiến vào vùng biển khu vực tiếp giáp lân cận đảo Senkaku. Cho đến 9 giờ sáng cùng ngày, những con tàu này vẫn hoạt động ở vùng biển này.

Nhân viên của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã sử dụng vô tuyến kêu gọi và cảnh cáo tàu thuyền Trung Quốc không được tiếp cận lãnh hải Nhật Bản, đồng thời tiến hành theo dõi nhất cử nhất động của tàu công vụ Trung Quốc.



Theo báo Giáo dục Việt Nam

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc1

      Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc

      Trong khi Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông bùng lên dữ dội trước việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này.

    • Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp2

      Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp

      Trong lúc các tàu thuyền công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quần thảo xung quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai nước cũng bắt đầu đẩy mạnh cuộc chiến dư luận quốc tế về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.

    • Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc3

      Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc

      Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh quan tâm đến Bắc Cực xa xôi lạnh giá? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương?

    • Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa4

      Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa

      Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự cứng rắn của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.

    • Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang5

      Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang

      Tạp chí “Đối thoại châu Âu” gần đây cho biết Oasinhtơn và Bắc Kinh bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và rất cỏ khả năng sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

    • Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?6

      Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?

      Hiệu ứng từ Đại hội lần thứ 18 sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được giới quan sát phán đoán từ nhiều mặt. Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ để lại dấu ấn như thế nào trong quan hệ quốc tế?

    • Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?7

      Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?

      Tuyên bố hôm 28/9 của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell cho thấy, Mỹ sẽ không đóng vai trò trung gian hòa giải trong những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông cho dù Washington vừa điều tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN 74) đến Guam, tập kết với tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) vừa kết thúc cuộc diễn tập Valiant Shield-2012, động thái được coi nhằm gây sức ép với Bắc Kinh, cũng như sẵn sàng cho khả năng xảy ra xung đột Trung - Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

    • Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông8

      Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông

      Những cuộc họp gần đây về vấn đề Biển Đông được tiến hành ở rất nhiều nơi đã cho thấy, nếu không có những bước đi mạnh mẽ vào thời điểm hiện tại để thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp với một thái độ thiện chí thì "cơn sốt địa chính trị" trong vùng biển quan trọng này sẽ gia tăng, thậm chí ở mức đáng lo ngại hơn.