Tin Biển Đông

 
 
 

Những điều Thời báo Hoàn Cầu quan tâm về quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung

  • Cập nhật : 14/11/2017

Kinh tế thì thân Trung, an ninh quốc phòng thì thân Mỹ, vậy ông cho rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại ASEAN thì Việt Nam sẽ xử lý thế nào?

LTS: Nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm Việt Nam, phóng viên Thời báo Hoàn Cầu ( Trung Quốc) đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Cao Phan, Viện trưởng Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế Đại học Bình Dương, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký hội hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc. 

Bài phỏng vấn được đăng trên trang điện tử của Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh tối qua tại địa chỉ: http://www.globaltimes.cn/content/1074837.shtml

Và bản tiếng Trung Quốc sáng nay tại địa chỉ: http://world.huanqiu.com/exclusive/2017-11/11375188.html

Chúng tôi đã liên hệ với Tiến sĩ Vũ Cao Phan, đề nghị ông cung cấp bản gốc nội dung tiếng Việt câu hỏi của Thời báo Hoàn Cầu phỏng vấn ông, cũng như nội dung trả lời, ngõ hầu giúp quý bạn đọc hiểu thêm về góc nhìn, đánh giá của truyền thông Trung Quốc về quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung.

Dưới đây là toàn văn bản gốc câu hỏi và trả lời của bài phỏng vấn Thời báo Hoàn Cầu đăng tải sáng nay 13/11. 

Câu 1: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đà Nẵng tham dự APEC và thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tháng 1 và tháng 5 năm nay, lãnh đạo Việt Nam cũng đã thực hiện chuyến thăm Trung Quốc. 

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc tương đối phức tạp, tuy trong năm nay đã có hai chuyến thăm Trung Quốc như vậy.

Xin hỏi có phải phía Việt Nam đã có sự thay đổi thái độ đối với Trung Quốc và mối quan hệ hai nước năm 2017 sẽ trở nên thân thiện hơn không? 

Cách nhìn nhận về mối quan hệ hai nước chúng ta như thế nào trong thời gian sắp tới?

Trả lời: Nếu đề cập đến việc thăm viếng lẫn nhau giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc thì chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình rất đáng chú ý. 

tien si vu cao phan, anh do tac gia cung cap.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan, ảnh do tác giả cung cấp.

Ở chỗ Việt Nam là quốc gia đầu tiên ông chọn đi thăm ngay sau khi tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mật độ các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước tăng lên luôn là một chỉ dấu tốt.

Trong con mắt người Việt Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá cao. 

Cá nhân tôi ngưỡng mộ ông vì những gì ông đã làm, đặc biệt là sự kiên quyết và giành được thành công lớn trong công cuộc chống tham nhũng đầy cam go ở Trung Quốc. 

Điều này cũng đã nâng cao uy tín của ông trong lòng nhân dân Trung Quốc.

Câu 2: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vậy thì ông cho rằng mối quan hệ giữa hai Đảng có tác dụng gì, lợi ích gì cho mối quan hệ hai nước không?

Trả lời: Có một điều tôi không thực sự hiểu lắm: Mỗi khi quan hệ hai nước có khó khăn, căng thẳng thì lại xuất hiện vai trò của Đảng, thông qua việc  Đảng cử các phái viên viếng thăm, trao đổi để làm dịu bớt tình hình, hạ nhiệt xuống. 

Tại sao phải cần làm như vậy, vì ở cả Việt Nam và Trung Quốc mọi vấn đề đều do Đảng Cộng sản quyết định cơ mà! 

Nhà nước, Chính phủ làm gì thì đều dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc không quyết định không được để tình hình xảy ra như vậy ngay từ đầu. 

Điều này có phải là hình thức không?

Câu 3: Vấn đề Biển Đông đã làm căng thẳng mối quan hệ hai nước, tuy nhiên từ giữa năm 2014 đến nay hai nước vẫn duy trì được mức ổn định vừa phải. 

Vậy ông cho rằng nguyên nhân phía sau là gì?

Và trong quá trình giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước có mang lại lợi ích gì, kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề tranh chấp biển đảo hay không?

Trả lời: Tôi chưa yên tâm về điều mà các bạn cho là ổn định hiện nay, đôi khi còn e rằng đó là gió lặng trước cơn bão.

Cuối buổi phỏng vấn, phóng viên Bạch Thiên Thiên của Thời báo Hoàn Cầu có hỏi xem ông Vũ Cao Phan có nhắn gửi gì đến dư luận Trung Quốc không, ông Phan thẳng thắn:
Có vẻ Trung Quốc đưa tin về quan hệ Việt – Trung theo cách nhìn của người khác, còn dư luận của chính họ về Việt Nam thì sai sự thực be bét.

Cô có biết không, rất nhiều người Việt Nam lớn tuổi từng học tập tại Trung Quốc, có thể gọi là “ thân” Trung Quốc bây giờ nói với tôi: không hiểu tại sao họ lại nói như vậy, viết như vậy về Việt Nam, không hiểu…

Thực tế đã từng xảy ra như vậy, cứ như là quy luật ấy.

Hai bên phải ngồi lại, đặt tất cả lên bàn, xử lý theo thứ tự ưu tiên với tinh thần thật sự bình đẳng, thiện chí và nhân nhượng lẫn nhau. 

Nếu có gì gọi là kinh nghiệm, thì đấy là kinh nghiệm. 

Là nước nhỏ nhưng trong vấn đề giải quyết Biên giới trên bộ, thái độ của Việt Nam đã nhận được sự đánh giá tích cực từ phía Trung Quốc. 

Có thể có nhiều điều mà các nhà báo chưa rõ.

Tôi yêu và kính trọng Trung Quốc với nền văn hóa láng giềng vĩ đại. Hai nước chúng ta có nhiều yếu tố tương đồng, lại đã từng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau. 

Vì lẽ đó và vì tương lai, chúng ta phải cùng chung sống trong hòa bình, hữu nghị với tình anh em. Không thể chỉ nói ra bao nhiêu là chữ rồi thực hiện lại không như lời nói.

Câu 4: Có quan điểm cho rằng, Việt Nam kinh tế thì thân Trung, an ninh quốc phòng thì thân Mỹ, vậy ông cho rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại ASEAN thì Việt Nam sẽ xử lý thế nào? 

Có quan điểm cho rằng nếu trên phương diện ngoại giao, Việt Nam thân Mỹ sẽ làm cho tính quản lý của nhà nước yếu kém, ông có đồng ý với quan điểm này không?

Trả lời: Tôi xin phép trả lời câu hỏi này theo một kiểu khác nhé:

Thứ nhất, người Việt Nam cũng biết và cũng thích nuôi mèo.

Thứ hai, nói như cách của các bạn, về kinh tế Việt Nam có lẽ còn thân Mỹ hơn cả Trung Quốc ấy chứ. 

Làm ăn với Mỹ, Việt Nam có được thặng dư thương mại lớn, còn với Trung Quốc thì càng ngày càng thâm hụt nặng (dù các bạn Trung Quốc cũng cố gắng để làm cho nó cân bằng hơn đấy)

Việt Nam dựa vào chính mình, không dựa vào ai để đảm bảo an ninh, phải thấy rõ như vậy.

Tiến sĩ Vũ Cao Phan nói với nhà báo Bạch Thiên Thiên của Thời báo Hoàn Cầu:

Tôi cũng xin thẳng thắn phê bình Thời báo Hoàn Cầu bản điện tử đã đưa khá nhiều thông tin không đúng sự thật về Việt Nam và quan hệ Việt - Trung, gây ra hiểu lầm, nhận thức sai lệch không đáng có cho người dân, xã hội Trung Quốc.

Điều này không có lợi ích gì cho việc củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị, thu hẹp bất đồng, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước như chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn khẳng định.

Với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam không cân xem quốc gia nào nặng hơn, không đo xem quốc gia nào cao hơn. 

Tất nhiên có những sự khác biệt trong cái nhìn của Việt Nam, về nước lớn láng giềng vĩ đại Trung Quốc.

Câu 5: Như tôi vừa nêu ở ý cuối mà chưa được ông trả lời, ông có cho rằng tính quản lý của nhà nước sẽ yếu kém đi không?

Trả lời: Yếu kém đi như thế nào, tôi không hiểu? 

Trung Quốc nói rằng nền Xã hội Chủ nghĩa của mình có tính đặc biệt, có sắc thái riêng. 

Việt Nam thì cũng cho rằng mình xây dựng Xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh có tính đến tính dân tộc và yếu tố thời đại. 

Như vậy khái niệm Xã hội chủ nghĩa của hai nước ở chừng mực nào đó đều có bản sắc riêng rồi nhé.

Cho nên, tôi nhắc lại, tôi không thấy, không hiểu sự yếu kém đi biểu hiện ở đâu, mà thực tế đang có sự tiến bộ đấy chứ.


Tiến sĩ Vũ Cao Phan
Theo Giáo Dục Việt Nam

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục