Tin Biển Đông

 
 
 

Những diễn biến có thể xảy ra ở Senkaku/Điếu Ngư

  • Cập nhật : 12/10/2016

Nếu liên minh Mỹ-Nhật không còn khả năng trụ vững trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, sự cân bằng chiến lược trong khu vực sẽ bị đảo lộn theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.

Ngày 2/10, 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải của Nhật quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, hôm qua, cảnh sát biển Nhật Bản cũng phát hiện thấy tàu Đài Loan và tàu Trung Quốc di chuyển trong vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Tàu cá Đài Loan cũng được phát hiện gần tàu tuần tra.


Tàu Hải giám Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư

Những sự kiện này cho thấy rõ Trung Quốc quyết tâm mạnh tay trong tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới quan sát dự đoán diễn biến tranh chấp có thể phát triển theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, Nhật Bản và Mỹ sẽ củng cố sức mạnh và công khai đối đầu với Trung Quốc. Như vậy, cả ba bên sẽ lâm vào tình thế sẵn sàng chiến đấu. Thế nhưng, trên bình diện quân sự, Trung Quốc hiện chưa thể nào đọ sức được với liên minh Nhật-Mỹ. Do đó, có khả năng Bắc Kinh sẽ chùn bước và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku rất có thể sẽ trở lại hiện trạng ban đầu (trên thực tế là hiện nay Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát các đảo nhỏ đó).

Tình huống này sẽ giống như những gì xảy ra năm 1996, khi Trung Quốc bắn một loạt tên lửa vào vùng lãnh hải của Đài Loan nhằm phản đối cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên trên hòn đảo mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh của nước này. Sự khiêu khích đó đã tạo cớ cho Mỹ gửi hai hàng không mẫu hạm đến Đài Loan, buộc Trung Quốc phải vừa đánh vừa lui. Nếu như giả thuyết này xảy ra, tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ giữ nguyên trạng trong vài năm, cho đến khi Bắc Kinh cảm thấy đủ sức để đối đầu quân sự với cặp liên minh Mỹ-Nhật. Khi đó, họ có thể quay trở lại với một lực lượng mạnh hơn.

Thứ hai, những khó khăn mà Mỹ đang gặp phải tại khu vực Trung Đông rất có thể khiến cho Mỹ trở nên nhún nhường. Nếu điều này xảy ra, Nhật Bản sẽ cảm thấy e dè vì không có sự hỗ trợ của Mỹ, Tokyo có thể phải lùi bước. Như thế, các tàu thuyền Trung Quốc có thể xâm nhập vùng lãnh hải của Nhật Bản, thậm chí người Trung Quốc có thể đặt chân lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tạo ra một hiện trạng mới. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ rơi vào tay của người Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, điều đó cũng có nghĩa là kế hoạch trở lại châu Á của Mỹ chỉ là chuyện viễn tưởng. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ được dịp chế nhạo thất bại của Nhật cũng như liên minh Mỹ-Nhật. Bắc Kinh sẽ không có đối trọng tại Đông Á và thậm chí cả ở khu vực châu Á. Xem như Trung Quốc đã "đuổi" được Mỹ ra khỏi khu vực. Cuối cùng, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng phương pháp này trong vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga không nên vì những căng thẳng hiện nay ở Senkaku/Điếu Ngư mà vội vã đưa ra những dự đoán xấu. Ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, tin chắc rằng căng thẳng Trung-Nhật sẽ không leo thang thành cuộc chiến kinh tế. Nhật Bản và Trung Quốc trên thực tế là hai nửa của một khối kết kinh tế khổng lồ. Ông nói: “Đó là hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những đầu máy kinh tế thế giới. Sự xáo trộn quan hệ kinh tế giữa họ sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau đó tác động đến kinh tế thế giới. Như vậy, một hậu quả toàn cầu là điều có thể”.

Các nhà phân tích của Nga không thấy có khả năng các nước khác bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Ông Alexander Larin, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói: “Ngay cả đồng minh chính của Nhật Bản là Mỹ cũng hiểu điều đó quá mạo hiểm. Các quốc gia khác trong khu vực cố gắng tránh bị cuốn vào cuộc xung đột này bởi sự lôi kéo có nguy cơ gây bất ổn nghiêm trọng tình hình ở Đông Á, với những hậu quả chính trị và kinh tế khủng khiếp. Đó là chưa kể tới những động thái quân sự”.

Giới phân tích chính trị Nga nhận định rằng tranh cãi gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp sẽ được duy trì trong thời gian dài, nhưng dần dần, xung khắc sẽ chuyển sang âm ỉ bởi chưa có lối thoát nào khác cho tình hình này.

Võ Vân
Theo Tổ Quốc

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc1

      Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc

      Trong khi Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông bùng lên dữ dội trước việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này.

    • Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp2

      Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp

      Trong lúc các tàu thuyền công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quần thảo xung quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai nước cũng bắt đầu đẩy mạnh cuộc chiến dư luận quốc tế về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.

    • Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc3

      Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc

      Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh quan tâm đến Bắc Cực xa xôi lạnh giá? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương?

    • Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa4

      Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa

      Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự cứng rắn của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.

    • Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang5

      Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang

      Tạp chí “Đối thoại châu Âu” gần đây cho biết Oasinhtơn và Bắc Kinh bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và rất cỏ khả năng sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

    • Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?6

      Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?

      Hiệu ứng từ Đại hội lần thứ 18 sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được giới quan sát phán đoán từ nhiều mặt. Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ để lại dấu ấn như thế nào trong quan hệ quốc tế?

    • Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?7

      Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?

      Tuyên bố hôm 28/9 của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell cho thấy, Mỹ sẽ không đóng vai trò trung gian hòa giải trong những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông cho dù Washington vừa điều tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN 74) đến Guam, tập kết với tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) vừa kết thúc cuộc diễn tập Valiant Shield-2012, động thái được coi nhằm gây sức ép với Bắc Kinh, cũng như sẵn sàng cho khả năng xảy ra xung đột Trung - Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

    • Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông8

      Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông

      Những cuộc họp gần đây về vấn đề Biển Đông được tiến hành ở rất nhiều nơi đã cho thấy, nếu không có những bước đi mạnh mẽ vào thời điểm hiện tại để thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp với một thái độ thiện chí thì "cơn sốt địa chính trị" trong vùng biển quan trọng này sẽ gia tăng, thậm chí ở mức đáng lo ngại hơn.