Một COC mang tính ràng buộc về mặt pháp lý sẽ không nằm trong lợi ích của Trung Quốc. Họ sẽ không thể tự do tiến hành hoạt động ở những nơi mà họ đang can dự ở Trường Sa.
Phong trào Taliban đã lên án việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định kéo dài thời gian hiện diện của quân đội Mỹ tại Afghanistan, Ảnh minh hoạ: Reuters
"Một số quốc gia hiểu rất rõ ý nghĩa của những gì đang xảy ra, đặc biệt là Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Họ hiểu rằng, vấn đề chính không phải là Afghanistan. Mỹmuốn gây chia rẽ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, để hai nước đối đầu nhau. Trên thực tế, chính sách này là rất đơn giản và dễ hiểu", bình luận viên chính trị Dmitry Kosyrev nhận xét.
Trong phát biểu của ông Donald Trump tại căn cứ quân sự Fort Myer gần Washington nội dung chính là Afghanistan. Tổng thống Mỹ đã quyết định duy trì sự hiện diện quân sự ở Afghanistan dù không xác định số lượng quân và thời hạn triển khai tại đó. Ở đây ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Tiếp tục ở lại Afghanistan để làm gì, nếu không đặt nhiều kỳ vọng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố? Trong trường hợp tốt nhất, ông Trump chỉ nói về việc tránh thất bại, rằng Mỹ không thể rút khỏi Afghanistan và v.v.?
Còn các nhà quan sát ở New Delhi, Islamabad, Bắc Kinh và Kabul đều hiểu rõ quan điểm của ông Trump. Điều đáng chú ý nhất là ông Trump đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với nước đối tác - Pakistan - vì Islamabad hỗ trợ cho những kẻ khủng bố cản trở Mỹ giành chiến thắng ở Afghanistan kể từ năm 2001. Mỹ đưa ra thay đổi vào danh sách các đối tác ở Afghanistan, Ấn Độ đã được mời thay thế Pakistan, mà New Delhi là đối thủ của Islamabad kể từ khi nước này được thành lập (năm 1947).
Tại Afghanistan, Ấn Độ và Trung Quốc là các thế lực quan trọng nhất trong nền kinh tế và chính trị. Pakistan là một đối thủ truyền thống của Ấn Độ và trước đây là đối tác của Mỹ, kể cả trong lĩnh vực quân sự. Và bây giờ nước này bắt đầu nằm dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, điều đó không làm cho mối quan hệ giữa Ấn Độ với Trung Quốc trở thành thân thiện hơn. Nói chung, mối quan hệ Trung-Ấn rất phức tạp, ở đây có cả sự kình địch lẫn sự hợp tác ngày càng tăng, chuyên gia Nga nhận định.
Theo chuyên gia Nga, ông Donald Trump đột nhiên phá vỡ cấu trúc này. Bây giờ tình hình có thể là cặp đôi Mỹ-Ấn Độ chống lại cặp đôi Pakistan-Trung Quốc. Họ có thể chống lại nhau vì bất cứ lý do. Ở đây cuộc chiến chống khủng bố không phải là vấn đề quan trọng nhất, cũng giống như hành động của Mỹ ở Iraq và Syria. Số phận của Afghanistan cũng không phải là rất quan trọng. Điều quan trọng là tạo ra vấn đề cho Trung Quốc và cả cho Ấn Độ qua tay người khác.
Phản ứng với bài phát biểu của ông Trump, Pakistan tuyên bố hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh chống khủng bố. Họ lập luận rằng, nguồn gốc chính của sự bất ổn không phải là Afghanistan mà là tranh chấp chưa được giải quyết với Ấn Độ xung quanh vấn đề Jammu và Kashmir. Islamabad cho biết, sắp sẽ tổ chức cuộc gặp các bộ trưởng ngoại giao của Mỹ và Pakistan. Nhưng vấn đề chính đối với Pakistan là liệu Trung Quốc có thể thay cho Mỹ đóng vai trò người hỗ trợ Pakistan, đặc biệt trong bối cảnh khi Mỹ và Ấn Độ đang ngày càng xích lại gần nhau.
Trung Quốc không hài lòng với bài phát biểu của ông Trump. Pakistan được coi là đang trên tiền tuyến của cuộc chiến chống khủng bố (có nghĩa là không nên tổn thương cảm xúc của nước này), Trung Quốc đang thiết lập sự hợp tác giữa Afghanistan và Pakistan… Nói chung, rõ ràng là Bắc Kinh rơi vào cái bẫy, họ có thể bị xem là đang đứng về phía Pakistan, đối lập với Ấn Độ, chuyên gia Nga đánh giá.
Và Ấn Độ cũng rơi vào cái bẫy. Trong nhiều thập kỷ qua nước này cố gắng giải thích cho Mỹ rằng, Pakistan là một là "sào huyệt khủng bố" trong khu vực, hậu thuẫn các nhóm khủng bố từ Afghanistan, mà các nhóm này gây tổn hại cho Ấn Độ. Và đột nhiên, Mỹ chú ý lắng nghe ý kiến này. Không thể không vui mừng trong tình huống như vậy.
Nhưng sự ủng hộ khá mơ hồ của Mỹ trong cuộc đối đầu Ấn Độ-Pakistan tranh giành ảnh hưởng tại Afghanistan không phải là điều quan trọng nhất. Đối với Ấn Độ, cái bẫy là ở chỗ, New Delhi đang bị ép buộc phải trở thành đối tác khu vực của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trong khi Ấn Độ chưa giải quyết ổn thỏa cuộc xung đột biên giới với Trung Quốc trên cao nguyên Doklam. Hiện nay Trung Quốc dường như bảo vệ những người bạn Pakistan, điều đó gây sự phẫn nộ lớn của Ấn Độ. Song bây giờ New Delhi có thể nhận sự hỗ trợ của Mỹ…
Tình huống này có thể gây choáng váng và dễ mắc sai lầm. Sự cám dỗ có thể dẫn đến thực tế là trước đây Ấn Độ chỉ có một đối thủ là Pakistan. Tuy nhiên, bây giờ Pakistan cùng với Trung Quốc, còn Mỹ vẫn như trước đây ở bên kia đại dương.
Chuyên gia Kosyrev cho rằng, biến Ấn Độ và Trung Quốc thành hai đối thủ là ước mơ ấp ủ từ lâu của Mỹ. Bây giờ đây không còn là một ước mơ mà là một sự cần thiết. GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ, Ấn Độ đứng thứ ba. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ là cùng nhau thì không cho Mỹ một cơ hội. Nhưng nếu hai nước này bị chia rẽ thì sẽ có lợi cho Mỹ.
Theo Viettimes.vn