Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 12 tháng 3 cho hay, Quân đội Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thúc đẩy triển khai hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, sẽ tách rời vấn đề này với cuộc khủng hoảng chính trị liên quan tới việc bà Park Geun-hye bị luận tội và mất chức Tổng thống.
Ngày 7/3, Mỹ bắt đầu triển khai lô trang bị đầu tiên của hệ thống THAAD tiên tiến tại Hàn Quốc. Các ứng viên Tổng thống tiềm năng chủ yếu của Hàn Quốc đã có bất đồng ý kiến về vấn đề THAAD.
Một ứng viên tiềm năng của phe đối lập kêu gọi xem xét lại vấn đề này, trong khi một ứng viên tiềm năng khác gần đây thậm chí còn kêu gọi cần hủy bỏ việc triển khai THAAD.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Mỹ Jeff Davis cho biết, hệ thống THAAD là công việc đã được quyết định từ sớm giữa hai nước Mỹ và Hàn Quốc, hơn nữa "mối đe dọa Triều Tiên chứng minh nó hoàn toàn có lý". Jeff Davis từ chối đưa ra bình luận về tình hình chính trị ở Hàn Quốc.
Trong cuộc họp báo, Jeff Davis nói: "Trước đây, chúng tôi đã đạt được đồng thuận với Hàn Quốc. Đây là khả năng họ cần đến. Đây là thứ rất cần thiết về quân sự. Thỏa thuận này đã đạt được, chúng tôi tiếp tục nỗ lực thực hiện thỏa thuận này".
Victor Cha, cựu quan chức Nhà Trắng, chuyên gia về bán đảo Triều Tiên từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế Washington cho rằng khả năng triển khai hệ thống THAAD bị hủy bỏ là không lớn.
Theo Victor Cha, mặc dù Lầu Năm Góc từ chối tiết lộ, bao giờ thì hệ thống THAAD bắt đầu chính thức vận hành, nhưng các quan chức Mỹ nói với hãng tin Reuters Anh rằng, hệ thống này có thể đưa vào sử dụng sau vài tuần nữa.
Nhà phân tích Eric Gomes dẫn lời Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ ngày 6/3 cho biết hệ thống THAAD sắp triển khai ở Hàn Quốc có thể nâng cao khả năng răn đe của Mỹ đối với các cuộc tấn công của Triều Tiên. Nhưng nó có thể cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho ổn định chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh hưởng tiêu cực này vẫn chưa được thảo luận rộng rãi.
Các quan chức Mỹ và các nhà quan sát vấn đề Trung Quốc lại nhấn mạnh rằng THAAD là hệ thống có tính phòng ngự, trong khi đó Triều Tiên là mục tiêu chủ yếu của hệ thống này. "Mối đe dọa Triều Tiên" là nguy hiểm thực tế cần xử lý, nhưng cách xử lý như vậy có thể sẽ tạo ra vấn đề nan giải lâu dài nghiêm trọng hơn cho Đông Á.
Cái giá phải trả tiềm tàng chủ yếu của việc Mỹ quyết định triển khai nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hơn ở Đông Á có lẽ ở chỗ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào.
Việc triển khai THAAD cộng với các loại vũ khí thông thường và chiến lược của Mỹ tập trung tại khu vực dùng để đối phó lực lượng hạt nhân Trung Quốc sẽ làm cho Bắc Kinh có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong việc điều chỉnh lực lượng hạt nhân và tư tưởng hạt nhân của họ.
Lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ của Trung Quốc có lợi cho ổn định chiến lược, bởi vì lực lượng như vậy không có động cơ gì sử dụng trước vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột.
Lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ không có khả năng đáp trả đối thủ có trang bị hiện đại hơn như Mỹ, nhưng Trung Quốc có thể vượt qua được cuộc tấn công đầu tiên và tin vào việc tiến hành đáp trả.
Đợt tấn công lần hai của Trung Quốc sẽ khiến cho Mỹ bị trả giá to lớn, điều này có thể ngăn cản Mỹ sử dụng trước vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, THAAD và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo khác có thể giúp cho Mỹ phần nào ngăn chặn được bị đối thủ báo thù hạt nhân, từ đó phá vỡ cân bằng chiến lược.
Nếu lực lượng sống sót số lượng nhỏ của Trung Quốc có thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đánh bại thì Mỹ sẽ tin hơn vào việc tiến hành đợt tấn công đầu tiên đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc.
Nếu khả năng sống sót của kho vũ khí hạt nhân quy mô khá nhỏ của Trung Quốc bị đe dọa thì Bắc Kinh có lý do tiến hành điều chỉnh tư tưởng hạt nhân và công nghệ vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng sống sót, bảo đảm "báo thù tin cậy".
Trung Quốc thay đổi nguyên tắc không sử dụng trước sẽ là một sự điều chỉnh to lớn. Một bài viết trên ấn phẩm quân sự Trung Quốc gần đây chủ trương tăng cường năng lực cảnh báo sớm và cấp độ cảnh giới của lực lượng hạt nhân. Như vậy, lực lượng của Trung Quốc có thể được điều động trước khi phải hứng chịu đợt tấn công đầu tiên của Mỹ.
Triển khai THAAD có lẽ sẽ giảm bớt xác suất leo thang hạt nhân của bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng sẽ làm gia tăng khả năng leo thang hạt nhân với Trung Quốc.
Phong Vân
Theo Viettimes.vn