Tin Biển Đông

 
 
 

Tàu sân bay Nhật đến biển Đông: Thông điệp gì cho Mỹ?

  • Cập nhật : 15/03/2017

Việc Nhật sẽ điều tàu sân bay trực thăngIzumo đến biển Đông vào tháng 5 đã xóa bỏ nghi ngại đối với các đồng minh thân cận Mỹ về cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với châu Á.

Theo Sydney Morning Herald, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã ủng hộ “quyền lợi của mọi quốc gia” trong việc điều tàu chiến đi vào các vùng biển quốc tế, cụ thể là việc Nhật Bản quyết định sẽ điều tàu sân bay trực thăng Izumo tới biển Đông vào tháng 5 và lưu lại khu vực này trong vòng ba tháng.

Các chuyên gia hàng đầu nước Úc nhận định động thái này của Nhật đã xóa bỏ nghi ngại của các đồng minh thân cận Mỹ về cam kết của Tổng thống Donald Trump đối với châu Á.

tau san bay truc thang cua nhat izumo. anh: kyodo

Tàu sân bay trực thăng của Nhật Izumo. Ảnh: Kyodo

Khi được hỏi quan điểm đối với động thái điều tàu sân bay đến biển Đông của Nhật Bản, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop trả lời: “Chính phủ Úc ủng hộ quyền lợi của tất cả quốc gia trong việc điều tàu đi vào vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế”.

Trong khi đó, các học giả chiến lược cho rằng chính quyền Trump cần làm nhiều hơn nữa chứ không chỉ đưa ra các tuyên bố mơ hồ, trấn an đồng minh về việc sẽ hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Hôm 13-3, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton cho biết chính quyền Trump sẽ không dùng các thuật ngữ “xoay trục” hay “tái cân bằng” mà chính quyền tiền nhiệm Barack Obama đã dùng. Các từ này được dùng để mô tả kế hoạch dài hạn tập trung nhiều hơn vào quân sự, ngoại giao và kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

ngoai truong uc julie bishop. anh: abc news

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop. Ảnh: ABC News

Ben Schreer, Trưởng khoa nghiên cứu An ninh và Tội phạm học thuộc ĐH Macquarie cho biết quyết định điều chiến hạm dài 248 m tới biển Đông của Nhật đã phản ánh ý định của nước này. Tokyo muốn gửi thông điệp tới Washington rằng nước này sẽ làm nhiều hơn về phương diện quân sự ở châu Á.

Điều này nhằm mục đích khuyến khích Mỹ ở lại khu vực, nhấn mạnh sự lo ngại của đồng minh của Washington ở châu Á, trong đó có Úc, rằng Mỹ có thể chọn cách rút lui khỏi khu vực.

“Tàu sân bay trực thăng Izumo là chiến hạm hùng mạnh nhất của Nhật và nằm trong chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe để phát đi thông điệp rằng Nhật Bản sẵn sàng làm nhiều hơn nữa và đổi lại, mong nhận được sự cam kết của Mỹ” - GS Schreer nhận định.

Bà Mishop trong một bài phát biểu ở Singapore hôm 13-3 nói rằng nhiều quốc gia châu Á đang chờ đợi để nhìn thấy liệu Mỹ vẫn sẽ cam kết gắn bó với khu vực hay không. Bà kêu gọi chính quyền Trump “đóng vai trò lớn hơn như là một cường quốc chiến lược không thể thiếu trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Chuyên gia Euan Graham của Viện Lowy nói rằng động thái điều tàu sân bay đến biển Đông của Nhật Bản là “một bước đi táo bạo” nhưng sự táo bạo đó phụ thuộc vào việc liệu Izumo có đi cùng các tàu chiến Mỹ vào khu vực xung quanh vùng biển tranh chấp hay không. Đó sẽ là “sự thay đổi tiến độ đáng kể - điều chắc chắn làm tăng sự kỳ vọng của Úc” - ông khẳng định.

Tiến sĩ Graham và GS Schreer cùng có ý kiến rằng họ thật sự ấn tượng việc Ngoại trưởng Úc Bishop đã nhấn mạnh thái độ chờ và đợi của các nước châu Á về các cam kết của chính quyền Trump đối với khu vực.


THẬP TAM
Theo Plo.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục