Tin Biển Đông

 
 
 

Chỉ một bộ phận hải quân Mỹ đủ sức đánh bại phần lớn quân đội Trung Quốc

  • Cập nhật : 07/04/2017

Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức nghiên cứu chính sách RAND Corporation cũng chỉ ra rằng trong một cuộc xung đột leo thang, chỉ cần một phần lực lượng hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, cũng có thể đánh bại một lực lượng lớn quân đội Trung Quốc.

chien dau co tren tau san bay my

Chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ

Cán cân sức mạnh quân sự tại Tây Thái Bình Dương hiện vẫn nghiêng về Mỹ, song điều này đang thay đổi khi Trung Quốc có sự đầu tư lớn về ngân sách cho quân đội. Nếu diễn ra cuộc chiến Mỹ - Trung nổ ra, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm đầu của Mỹ có thể mất khoảng 5-10%, nhưng Trung Quốc sẽ mất khoảng 25%, thậm chí còn cao hơn.

Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở quân sự nhằm củng cố yêu sách chủ quyền (phi pháp, ngang ngược) đối với hầu hết diện tích Biển Đông, đồng thời hậu thuẫn cho các tuyên bố chủ quyền phi lý khi cần thiết. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giống như chính quyền tiền nhiệm, luôn phản đối các hoạt động này, do đó làm gia tăng nguy cơ đối xảy ra các va chạm thậm chí đối đầu quân sự tại Biển Đông.

Quan hệ Mỹ-Trung trong lĩnh vực thương mại cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đáng quan ngại, làm ảnh hưởng tới việc giải quyết xung đột của lãnh đạo hai bên. Mặc dù khả năng xảy ra cuộc chiến Mỹ-Trung là điều xa vời do các tranh chấp chưa đủ nghiêm trọng để lãnh đạo hai bên phát động một cuộc chiến, nhưng rủi do xảy ra cuộc xung đột Mỹ-Trung vẫn không thể loại trừ.

Với sự cải tiến của các loại vũ khí chính xác và các thiết bị nhận diện từ xa, các lực lượng quân sự hai bên có thể nhắm và tấn công các mục tiêu của nhau. Trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng diễn ra, các bên có thể tiến hành các "đòn đánh phủ đầu" nhằm giành lợi thế. Lúc đó, vấn đề đặt ra đối với các bên không phải là các biện pháp phòng ngừa mà là bên nào sẽ trụ được trong thời gian khủng hoảng.

chien ham hai quan trung quoc khai hoa trong cuoc tap tran tren bien

Chiến hạm hải quân Trung Quốc khai hỏa trong cuộc tập trận trên biển

trung quoc dang co gang xay dung cum tac chien tau san bay rap khuon mo hinh my nhung tut hau ve khoang cach ve cong nghe va kinh nghiem tu hang chuc den ca tram nam

Trung Quốc đang cố gắng xây dựng cụm tác chiến tàu sân bay rập khuôn mô hình Mỹ nhưng tụt hậu về khoảng cách về công nghệ và kinh nghiệm từ hàng chục đến cả trăm năm

Trong bối cảnh diễn ra xung đột, các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể can thiệp ngay để ngăn chặn cuộc xung đột vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, với lực lượng hiện tại, cả hai đều có khả năng gây tổn thương cho nhau, khi đó, xung đột có thể tiếp tục leo thang và trở nên khó chấm dứt. Cán cân sức mạnh quân sự tại Tây Thái Bình Dương hiện vẫn nghiêng về Mỹ, song điều này đang thay đổi khi Trung Quốc có sự đầu tư lớn về ngân sách cho quân đội nhằm xây dựng năng lực "chống tiếp cận", đáng chú ý là các tên lửa chống hạm được thiết kế để đối phó với các lực lượng quân sự của Mỹ tại khu vực.

Mức chi ngân sách Mỹ cho quân đội hiện lớn gấp 3 lần so với Trung Quốc, song Trung Quốc lại lợi thế hơn Mỹ là ngân sách cho quân đội chỉ tập trung vào khu vực Tây Thái Bình Dương, trong khi Mỹ phải dàn trải trên khắp các mặt trận để đối phó với Nga, Iran và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Có lẽ điều này đang giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách sức mạnh quân sự so với Mỹ, nhưng nếu xung đột xảy ra Trung Quốc được cho là vẫn sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn. Dưới góc độ thương mại, cả Trung Quốc và Mỹ đều chịu thiệt hại, song do thương mại của Trung Quốc phụ thuộc sống còn vào giao thương đường thủy, nên sẽ bị ngưng trệ nếu cuộc chiến ở Tây Thái Bình Dương diễn ra.

Theo chuyên gia David C. Gompert, nếu diễn ra cuộc chiến, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm đầu của Mỹ có thể mất khoảng 5-10%, nhưng Trung Quốc sẽ mất khoảng 25%, thậm chí còn cao hơn. Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức nghiên cứu chính sách RAND Corporation cũng chỉ ra rằng trong một cuộc xung đột leo thang, chỉ cần một phần lực lượng hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay, cũng có thể đánh bại một lực lượng lớn quân đội Trung Quốc.

Hiện các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cho rằng việc Trung Quốc kiểm soát thực tế đối với Biển Đông là điều không thể chấp nhận, do vùng nước này có vị trí địa chính trị chiến lược, với khoảng 40% thương mại toàn cầu qua đây. Các đồng minh và đối tác cũng sẽ mất niềm tin vào Mỹ nếu Mỹ để cho Trung Quốc thực thi các tuyên bố chủ quyền phi lý tại đây. Mặt khác, Mỹ cũng không thể bỏ qua lợi ích của mình tại Biển Đông. Tuy nhiên, nếu để một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực Tây Thái Bình Dương diễn ra cũng không có lợi cho Mỹ, mà ngược lại sẽ có lợi cho Trung Quốc, vì nước này sẽ nhân cơ hội tập trung mọi nguồn lực nhằm xây dựng các năng lực quân sự có thể tấn công các lực lượng của Mỹ tại khu vực.

my se dua vao cac phuong tien khong nguoi lai nhu tau ngam voyager trong cac cuoc chien tuong lai

Mỹ sẽ dựa vào các phương tiện không người lái như tàu ngầm Voyager trong các cuộc chiến tương lai

may bay khong nguoi lai x-47b toi tan cua cua my tiep dau tren khong

Máy bay không người lái X-47B tối tân của của Mỹ tiếp dầu trên không

my co ke hoach trien khia thuong truc hai cum tac chien tau san bay do tinh hinh phuc tap o tay thai binh duong

Mỹ có kế hoạch triển khia thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay do tình hình phức tạp ở Tây Thái Bình Dương

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Mỹ có thể có áp dụng các biện pháp khác nhau để giảm căng thẳng, tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc. Lầu Năm Góc có thể triển khai các lực lượng ít bị tổn thương tại ku vực như tàu ngầm và các thiết bị không người lái. Tất nhiên, điều này sẽ mất nhiều thời gian để Mỹ chuyển trọng tâm quân sự về Tây Thái Bình Dương. Nhằm tránh khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Trung, các lãnh đạo Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc nhằm tìm kiếm biện pháp có lợi cho các bên tại Biển Đông.

Tuy nhiên, điều này khó xảy ra và khó thành công vì Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi chủ quyền ngang ngược, phi lý đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Trong bối cảnh đó, cả Washington và Bắc Kinh có lẽ đang cần một kênh trực tiếp cấp bộ trưởng quốc phòng để giải quyết các xung đột trước khi các bên có thể đưa ra các "đòn đánh phủ đầu". Kênh này cần được duy trì trong suốt thời gian khủng hoảng nhằm ngăn chặn các xung đột leo thang dẫn tới mức không thể kiểm soát. Đồng thời, các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cần đảm bảo để quân đội hai bên sẽ sử dụng các lựa chọn khác thay vì sử dụng "đòn đánh phủ đầu" cũng như các biện pháp leo thang khác nếu trong trường hợp xung đột diễn ra.

* Tác giả David C. Gompert, chuyên gia của Tổ chức nghiên cứu chính sách RAND Corporation, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ. Bài phân tích đăng trên trang RAND.

Mỹ ANh
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục