Tin Biển Đông

 
 
 

Cần hơn một COC để ngăn chặn xung đột ở Biển Đông

  • Cập nhật : 03/06/2017

Những cơ chế chính thức, như COC, là rất cần thiết để giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trong tương lai. Thêm vào đó,Trung Quốc và ASEAN cần phải phối hợp để mở rộng CUES năm 2014.

can hon mot coc de ngan chan xung dot o bien dong

Cần hơn một COC để ngăn chặn xung đột ở Biển Đông

Trong một sự việc mà cộng đồng quốc tế có thể sớm quên đi, lực lượng bán quân sự của Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện hành động sẵn sàng sử dụng vũ lực nhằm đe dọa các nước khác và có thể khiến căng thẳng leo thang. Mặc dù những chi tiết cụ thể về vụ việc vẫn chưa được làm rõ nhưng các báo cáo cho thấy ngày 27/3, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã khai hỏa 7 lần nhằm vào tàu một tàu cá không trang bị vũ khí của ngư dân Philippines (có tên là Princess Johann) khi tàu này đang hoạt động gần khu vực đảo Sinh Tồn tại quần đảo Trường Sa, gần với đá Gaven- một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc mới xây dựng trái phép. Vẫn chưa rõ vụ việc này xảy ra trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, vùng biển tranh chấp hay vùng biển quốc tế, song chắc chắn vụ việc này có thể ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ nồng ấm mới đây giữa Trung Quốc và Philippines, đồng thời cho thấy nhu cầu cần phải có một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Sự việc này có mặt trên trang bìa của báo chí Philippines. Một vài bài báo lặp lại giọng điệu quen thuộc cho rằng Trung Quốc là kẻ chuyên đi bắt nạt những ngư dân Philippines không có khả năng tự vệ. Báo chí Philippines thường có lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Một vài phóng viên còn chỉ trích sự yếu đuối của Manila trong việc chống lại sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chính phủ hai bên đều rất thận trọng khi đề cập tới vụ đụng độ này. Bắc Kinh hiếm khi lên tiếng trước trong các sự việc như thế nhằm tránh khỏi con mắt của công chúng và chỉ phản ứng sau khi một nước nào đó công khai vụ việc. Mặc dù, sự việc này vẫn trong giai đoạn điều tra nhưng phản ứng của Manila khá câm lặng. Sự kiềm chế như thế là đúng như dự đoán bởi cả hai bên đã công khai cam kết giải quyết xung đột hàng hải một cách hòa bình. Phương pháp ngoại giao này đã đem lại nhiều thành quả quan trọng cho Philippines như việc Trung Quốc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn tại Philippines và ngư dân Philippines có thể tiếp cận vùng biển gần bãi cạn Scarborough- khu vực họ bị cấm hoạt động từ năm 2012.

Việc báo chí Philippines đưa tin về vụ va chạm này cũng như những vụ đụng độ khác có thể là tín hiệu cho những tranh chấp trong tương lai. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã củng cố các di sản của ông với tư cách một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và kiên quyết bằng việc giương cao chủ nghĩa dân tộc. Sự táo bạo của Duterte khiến người dân Philippines yêu mến ông nhưng những sự việc như ở đảo Sinh Tồn có thể khiến ông phải lựa chọn giữa việc làm hài lòng người dân trong nước hay theo đuổi quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh đã có nhiều xung đột về tuyên bố chủ quyền và sự việc này chỉ là một trong những vụ phát sinh từ tranh chấp hàng hải. Vài tuần trước khi xảy ra vụ việc này, người ta phát hiện ra rằng một vài tàu thăm dò của Trung Quốc có hoạt động thăm dò tại đá ngầm Benham Rise vào năm 2016. Khu vực này là một phần thuộc thềm lục địa của Philippines và hoạt động của các tàu Trung Quốc là hoàn toàn phi pháp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Manila đã phản ứng lại bằng việc phái tàu BRP Ramon Alcaraz tuần tra trong khu vực này.

Những nỗ lực "không bé xé ra to" hoàn toàn có thể hiểu được đối với một quốc gia đang tìm cách có mối quan hệ thân thiết hơn với Bắc Kinh như Philippines, nhưng tính toán kiểu này có thể không khả thi trong tương lai. Những vụ va chạm giữa tàu Hải cảnh Trung Quốc và tàu cá Philippines có thể trở nên phổ biến trên các phương tiện truyền thông tại Philippines và buộc ông Duterte phải có các biện pháp bảo vệ lợi ích quốc gia cứng rắn hơn.

Hoạt động khiêu khích cố ý của Trung Quốc ít có khả năng xảy ra trong những tháng tới. Hiện tại, Trung Quốc dường như muốn củng cố vị trí của mình tại Biển Đông hơn là cố gắng khẳng định các tuyên bố của mình. Ít khả năng Bắc Kinh sẽ chủ đích làm tình hình tồi tệ hơn trước thời điểm tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 19 vào mùa Thu năm nay. Từ giờ tới lúc đó, Bắc Kinh sẽ tập trung duy trì sự ổn định hiện tại và cố gắng tránh bất cứ sự leo thang căng thẳng nào với các nước láng giềng.

Tuy vậy, những vụ việc mới vẫn có thể xảy ra. Trung Quốc đã thể hiện sự sẵn sàng triển khai các phương tiện bán quân sự để thực thi kiểm soát nhiều hơn đối với vùng biển tranh chấp. Vấn đề phức tạp hơn chính là lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm mà Trung Quốc thực thi từ những năm 1990 và mở rộng xuống phía Nam của Biển Đông. Phiên bản gần đây nhất của lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 1/5/2017, trong đó bao gồm cả bãi cạn Scarborough. Mặc dù, cả hai phía đều kiềm chế trong phản ứng liên quan đến vụ việc nhưng việc Trung Quốc thực thi lệnh cấm đối với ngư dân Philippines và những kiểu hành vi chèn ép khác của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể dẫn tới khủng hoảng đối với thời kỳ trăng mật giữa Trung Quốc và Philippines.

Những cơ chế được công nhận chính thức là rất cần thiết để giảm thiểu khả năng xảy ra xung đột trong tương lai. COC tại Biển Đông sẽ giúp điều chỉnh hành vi của các tàu và giảm khả năng dẫn tới những vụ việc tương tự. Điều này còn có thể mang lại sự đồng lòng nhất trí trong khu vực hơn so với Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC). Thêm vào đó, Trung Quốc và ASEAN cần phải phối hợp để mở rộng Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) năm 2014. Những giải pháp này có thể ngăn chặn trước những cuộc đối đầu bất ngờ giữa Trung Quốc và Philippines trong tương lai.

Tác giả là ba Bonnie Glaser và ông Matthew Funaiole, hai chuyên gia thuộc chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Bài viết đăng trên trang “AMTI”.

Vũ Hiền (gt)
Theo Nghiên Cứu Biển Đông

Trở về

Xem thêm

  • Nguy hiểm 'chiến tranh chính trị' của Trung Quốc về Biển Đông1

    Nguy hiểm 'chiến tranh chính trị' của Trung Quốc về Biển Đông

    Giáo sư Kerry K Gershaneck cho rằng chiến tranh chính trị là một vũ khí lợi hại để sử dụng trên mặt trận dư luận trong mọi cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông hoặc trên thế giới trong tương lai. Mỹ và các nước cần tỉnh táo nhận ra những tác động của vũ khí chiến tranh chính trị, khôi phục lại những bộ máy chống chiến tranh chính trị đã hoạt động từ nhiều thập kỷ trước, Atimes cho biết.

  • Biển Đông, Triều Tiên sẽ 'chiếm lĩnh' Đối thoại Shangri-La2

    Biển Đông, Triều Tiên sẽ 'chiếm lĩnh' Đối thoại Shangri-La

    Cùng với vấn đề Biển Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên với những diễn biến căng thẳng gần đây khi Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo và có thể sẽ thử hạt nhân, cũng đang đặt ra thách thức cho an ninh khu vực. Đây được cho hai hai chủ đề sẽ chiếm lĩnh Đối thoại Shangri-La năm nay.

  • Mỹ được kỳ vọng phát thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La3

    Mỹ được kỳ vọng phát thông điệp mạnh mẽ về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ tuyên bố tiếp tục chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông và hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài.

Bài cùng chuyên mục