Tin Biển Đông

 
 
 

Biển Đông: "Người quân tử chớ cẩu thả trong lời nói"

  • Cập nhật : 12/10/2016

Mischief (nghĩa là sự phiền toái) từng là tên của một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, một số bãi đá chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống đến mức nhất định. Trong bản đồ hàng hải của Hải quân Anh, quần đảo Trường Sa từng được đánh dấu là "vùng nguy hiểm".

Ngày nay, Mischief (đảo Vành Khăn) là "một hòn đảo" không người ở, và vẫn rắc rối như chính ý nghĩa cái tên của nó, dù không còn là một mối nguy hiểm đối với tàu thuyền qua lại nữa. Mùa mưa năm 1994 đã khiến lực lượng hải quân khiêm tốn của Philippines phải di chuyển về cảng, thì hải quân Trung Quốc đã đổ bộ đến và dựng lên một số công trình đánh dấu.

Dù có tới 150 đảo và bãi đá trong quần đảo Trường Sa (hiện đang có tranh chấp 5 nước, 6 bên), nhưng chỉ 48 trong số đó có thể nhìn thấy khi thủy triều lên. Trong đó có những đảo và bãi đá ở xa - cùng với quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam), quần đảo Đông Sa, bãi Macclesfield và bãi Scarborough - đang bị các quốc gia duyên hải chung quanh đang tranh chấp gay gắt. Ngoài ra còn có các tranh chấp đối với nhóm đảo trên biển Hoa Đông, mà phía Nhật gọi là Senkaku, phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và phía Đài Loan gọi là Tiaoyutai. Gần đây liên tục diễn ra các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản tại nhiều thành phố Trung Quốc được Bắc Kinh coi là cơ hội để phân tâm những người yêu nước khỏi các vấn đề nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có những cuộc đã nổ ra ngoài tầm kiểm soát, mang hình thái giống với các nhóm gây áp lực mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc ở Đức trước năm 1914.

Trên thực tế, ngoài những tranh chấp giữa các  nước với Trung Quốc còn có các tranh chấp biển đảo khác giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga, giữa Đài Loan và Việt Nam, và giữa Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Một phần ba khối lượng vận tải toàn cầu, trong đó có dầu mỏ phục vụ cho các nền kinh tế Đông Á, đi từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca vào Biển Đông. Nhật Bản phải nhập khẩu 90% lượng dầu tiêu thụ trong nước, còn Trung Quốc nhập khoảng 50% và đang tiếp tục tăng lên. Dấu tích còn lại của một lục địa thời tiền sử, một thêm lục địa Sunda khá nông, mang đến các điều kiện thuận lợi cho việc thăm dò dầu khí ngoài khơi. (Về mặt địa chất học, thềm Sunda là sự mở rộng của thềm lục địa của Đông Nam Á, được biển Đông che phủ trong các thời kỳ băng tan, một biển kín bị cô lập bằng các đảo như Borneo, Sumatra Java và các đảo nhỏ hơn). Khoảng 10% sản lượng cá thế giới bắt nguồn từ Biển Đông, phần lớn của tàu thuyền Việt Nam bán cho dân cư ven biển đông đúc của Trung Quốc. Không ít ngư dân đã bị các tàu cảnh sát biển của một số nước duyên hải bắt giữ.

Trong khi các luật sư quốc tế còn chưa thống nhất phân biệt giữa bãi đá và đảo, những tranh chấp nối tiếp nhau này đã gây ra những hậu quả rộng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà các tranh chấp bùng lên đúng lúc Trung Quốc sắp trải qua giai đoạn chuyển giao lãnh đạo vào tháng 11, trong khi Thủ tướng Yoshihiko Noda của Nhật Bản và Lee Myung-bak của Hàn Quốc bị coi là khá mềm yếu muốn tranh thủ gióng lên những tiếng trống yêu nước. Dịp kỷ niệm 67 kết thúc Chiến tranh Thái Bình Dương vào ngày 15/9 là cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc khơi dậy tinh thần chống Nhật.

Khi Mỹ điều chuyển 50% các nỗ lực quân sự về Thái Bình Dương, trong đó có cả hệ thống radar X-Ban mới, một điều đáng lo ngại cho Trung Quốc, giống như hệ thống phòng thủ chống tên lửa Iran tương tự lắp đặt tại Đông Âu đối với Nga, Trung Quốc cũng quyết định đưa vào sử dụng chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình. Năm 1998, một công ty tư nhân đã mua lại thân tàu cũ của con tàu Varyag, một tàu sân bay từ thời Liên Xô, tại một xưởng đóng tàu ở Ukraine, với ý định biến nó trở thành một sòng bạc nổi. Sau khi tu chỉnh, hiện giờ nó trở thành tàu sân bay nhỏ hơn bất kỳ chiếc nào trong hạm đội của Mỹ, nhưng lớn hơn chiếc Charles de Gaulle của Pháp.

Đạo Khổng dạy: "Phàm người quân tử đã làm điều gì có thể nói tên cái việc đó, và nhất định làm được việc đó. Người quân tử chớ cẩu thả trong lời nói của mình". Trong cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông đã xem xét lại cách đặt tên các con tàu, sử dụng tên các tỉnh và khu vực làm hạng tàu, kèm theo số hiệu. Bắc Kinh đang hào hứng với ý tưởng đặt tên cho chiếc tàu sân bay mới của mình theo tên của vị đô đốc Thị Lang, người vào năm 1863 đã lãnh đạo 300 tàu chiến tới chinh phục Formosa (nay là Đài Loan), qua đó hoàn thiện "bờ cõi" nhà Thanh.

Có nhiều báo cáo đáng lo ngại về việc Trung Quốc đang muốn xóa đi khoảng cách thua kém 20 năm phát triển với hải quân Mỹ, xây dựng một thế hệ các tàu sân bay hai thân với 2 sàn đáp và boong ngầm. Các tàu đó không phải được thiết kế để nắm một số bãi đá giữa biển khơi, mà để gây "phiền toái" cho những nước xung quanh.

Tác giả: Đình Ngân theo CtandpointMag
Theo Tuần Việt Nam

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc1

      Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc

      Trong khi Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì tình hình tranh chấp quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở Hoa Đông bùng lên dữ dội trước việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo của quần đảo này.

    • Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp2

      Trung-Nhật: Cuộc chiến dư luận quần đảo tranh chấp

      Trong lúc các tàu thuyền công vụ của Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục quần thảo xung quanh khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, hai nước cũng bắt đầu đẩy mạnh cuộc chiến dư luận quốc tế về chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.

    • Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc3

      Chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương của Trung Quốc

      Đâu là những động lực thúc đẩy Bắc Kinh quan tâm đến Bắc Cực xa xôi lạnh giá? Trung Quốc đã chuẩn bị như thế nào cho chiến lược vươn ra Bắc Băng Dương?

    • Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa4

      Khi Mỹ tuyên bố lực lượng ở Okinawa

      Những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Sự cạnh tranh kinh tế, chính trị và quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo đã có từ lâu và do ý thức được sự lớn mạnh cũng như chính sách quân sự cứng rắn của nước láng giềng nên Nhật Bản đã sớm chuẩn bị mọi phương án đối phó.

    • Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang5

      Mỹ -Trung bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang

      Tạp chí “Đối thoại châu Âu” gần đây cho biết Oasinhtơn và Bắc Kinh bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và rất cỏ khả năng sẽ biến thành cuộc đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

    • Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?6

      Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo?

      Hiệu ứng từ Đại hội lần thứ 18 sắp diễn ra của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được giới quan sát phán đoán từ nhiều mặt. Sau Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ để lại dấu ấn như thế nào trong quan hệ quốc tế?

    • Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?7

      Tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Mỹ không muốn can thiệp?

      Tuyên bố hôm 28/9 của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell cho thấy, Mỹ sẽ không đóng vai trò trung gian hòa giải trong những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông cho dù Washington vừa điều tàu sân bay USS John C.Stennis (CVN 74) đến Guam, tập kết với tàu sân bay USS George Washington (CVN 73) vừa kết thúc cuộc diễn tập Valiant Shield-2012, động thái được coi nhằm gây sức ép với Bắc Kinh, cũng như sẵn sàng cho khả năng xảy ra xung đột Trung - Nhật tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

    • Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông8

      Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông

      Những cuộc họp gần đây về vấn đề Biển Đông được tiến hành ở rất nhiều nơi đã cho thấy, nếu không có những bước đi mạnh mẽ vào thời điểm hiện tại để thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp với một thái độ thiện chí thì "cơn sốt địa chính trị" trong vùng biển quan trọng này sẽ gia tăng, thậm chí ở mức đáng lo ngại hơn.