"Hạm đội ma" là những chiến hạm đã bị Hải quân Mỹ loại khỏi thành phần chiến đấu, tuy nhiên chúng có thể "tái ngũ" nhanh chóng nếu nhận được yêu cầu.
Tử huyệt tàu sân bay và sự khác biệt Nga-Mỹ
- Cập nhật : 11/03/2017
Theo Reuters, trong những lần diễn tập gần đây, tàu sân bay Mỹ nhiều lần bị tàu ngầm và chiến hạm khóa mục tiêu và tiêu diệt trên lý thuyết.
Theo nguồn tin này, trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, các cuộc diễn tập hải quân giả định giữa Mỹ và một số nước đồng minh cho thấy, các tàu sân bay Mỹ đã bị đánh chìm trên lý thuyết ít nhất 14 lần. Tuy nhiên, thiệt hại thực tế theo nhận định của thông tấn Anh có thể còn cao hơn nhiều bởi kết quả những cuộc diễn tập này thường được Mỹ bảo mật.
Hiện nay, Hải quân Mỹ sở hữu đội tàu sân bay đông đảo nhất thế giới với tổng cộng 11 chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân gồm: 10 chiếc lớp Nimitz và 1 chiếc lớp Gerald R. Ford (CVN-78). Và số lượng này trong tương lai sẽ còn tăng thêm khi Mỹ vẫn đang tiếp tục đóng thêm các tàu CVN-78 vừa để bổ sung, vừa thay thế cho lớp Nimitz.
Với một hạm đội tàu sân bay hùng mạnh như vậy, chưa kể lực lượng tàu hộ tống gồm khu trục hạm, tuần dương hạm đi kèm, điều này cho thấy sức mạnh thống trị trên các đại dương. Tuy nhiên, trên thực tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức chưa thể hóa giải.
Theo bài viết của Harry Kazianis trên tờ National Interest, có 3 vấn đề mà giới phân tích đã chỉ ra đối với các tàu sân bay Mỹ. Một là hạm đội tàu sân bay Mỹ hiện đã già cỗi và lạc hậu, chẳng khá hơn là mấy so với các tàu chiến ở giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ 2. Hai là chi phí, giá thành sản xuất thuộc vào loại đắt đỏ nhất trong số các trang thiết bị quân sự, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Ba là các tàu sân bay Mỹ đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi trên đại dương do sự phổ biến của các loại tên lửa hiện đại. Dưới góc nhìn cá nhân, trong bài viết của mình, chuyên gia Harry Kazianis cho rằng vấn đề thứ ba là nan giải nhất đối với hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Chuyên gia Harry Kazianis cho rằng, điểm yếu của tàu sân bay chính là sự khác biệt trong truyền thống Nga - Mỹ với chiến lược quân sự của mình. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ dựa vào các phi cơ trên tàu sân bay để thể hiện sức mạnh ở tây Thái Bình Dương, và chiến lược này được duy trì đến ngày nay.
Ngược lại, Nga cho rằng sân bay nổi sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa tầm xa triển khai trên bờ. Chiến lược của Nga rất đơn giản nhưng đầy hiệu quả.
Theo cách tính của Nga, trung bình một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ trị giá vài tỷ USD, trong khi tên lửa hành trình chống hạm có giá trung bình khoảng một triệu USD hoặc thấp hơn.
Theo tính toán của người Nga, số tiền để chế tạo một hàng không mẫu hạm có thể dùng để sản xuất hàng nghìn tên lửa hành trình. Ngay cả khi Moscow khai hỏa một phần trong số đó, tất cả tàu sân bay Mỹ hoàn toàn có nguy cơ bị đánh chìm.
Không chỉ có tàu sân bay, để đối phó mối đe dọa từ Nga, người Mỹ đang sử dụng F-35 như một sát thủ với dàn vũ khí tối tân. Cả nghìn tỷ USD đã được chi cho dự án này, tuy nhiên dự án đắt đỏ này bị cho rằng dễ dàng bị tổ hợp phòng không S-400 hạ gục. (Ảnh trong bài: Tổng thống Donald Trump thăm tàu USS Gerald Ford và đội tàu sân bay Mỹ).