Tin Biển Đông

 
 
 

Vì sao Nhật Bản phải thay đổi chính sách quốc phòng?

  • Cập nhật : 17/08/2017

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Triều Tiên ngày càng gia tăng sau các tuyên bố cứng rắn của hai phía, tờ National Interest (NI) của Mỹ đã cho đăng tải bài viết về việc Nhật Bản sẽ phải thay đổi chính sách của mình do căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

he thong ten lua patriot

Hệ thống tên lửa Patriot

Theo chuyên gia phân tích của NI là Kail Mizokami, trong vòng nhiều năm qua, Nhật Bản luôn tự hào về việc không phải đặt nặng ưu tiên cho việc phát triển các khả năng phòng thủ. Chi phí quân sự của Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1% GDP, chỉ bằng 1/2 so với chi phí tối thiểu mà NATO yêu cầu các thành viên của mình phải thực hiện.

Cơ quan quốc phòng của Nhật Bản không thấy cần thiết phải đảm bảo vũ khí tấn công cho các đơn vị của mình. Tuy nhiên, bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và khả năng Triều Tiên thực hiện đòn tấn công hạt nhân vào Nhật Bản sẽ khiến Nhật Bản buộc phải thay đổi chính sách trước đây của mình.

Kail Mizokami cho biết, tình báo Hàn Quốc cho rằng các kỹ sư Triều Tiên đã thành công trong việc chế tạo đầu đạn hạt nhân để lắp vào các tên lửa đạn đạo tầm trung của nước này. Các tên lửa này hoàn toàn có thể tấn công vào Nhật Bản. Mặc dù Nhật Bản sở hữu hệ thống phòng không 2 lớp, trong đó có hệ thống Aegis và Patriot, nhưng Nhật Bản sẽ phải cần đến thành tố thứ 3 là các loại vũ khí tấn công để tiêu diệt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Triều Tiên.

Theo NI, hiện Nhật Bản đã có thể tự đảm bảo an toàn của mình trước các đòn tấn công bằng hạt nhân của phía Triều Tiên nhờ 5 loại vũ khí phòng thủ và tấn công đang sở hữu.

Hệ thống phòng không Aegis bố trí trên mặt đất, phiên bản mới nhất là Baseline 9, được trang bị các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IB, có thể đánh chặn hiệu quả các tên lửa tầm gần và tầm trung. Hệ thống phòng không này còn cho phép đảm bảo an toàn cho các tàu chiến để đảm bảo các chiến dịch trên biển Nhật Bản.

Cơ quan quốc phòng của Nhật Bản còn có dự định sẽ mua thêm 4 thiết bị bay trinh sát chiến lược không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ. Tuy nhiên, do Triều Tiên sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm trung Pukkuksong-2 được lắp đặt tại các bệ thóng chiến thuật-chiến dịch cơ động nên nếu như xảy ra chiến tranh với Triều Tiên, việc chỉ có 3 RQ-4 Global Hawk sẽ không đủ cho Nhật Bản.

Chính vì vậy, việc sở hữu số lượng nhiều RQ-4 Global Hawk sẽ cho phép các lực lượng không quân Nhật Bản tăng cường được khả năng tìm kiếm và theo dõi các tổ hợp tên lửa cơ động, cũng như đánh giá được các tổn thất của các đợt không kích vào lãnh thổ Triều Tiên. Chính vì vậy, Nhật Bản có thể sẽ mua thêm nhiều RQ-4 Global Hawk mới.

Hiện trong trang bị của Nhật Bản có 4 máy bay tiếp dầu Boeing KC-767. Số lượng này cũng không đủ để tiến hành chiến dịch chống lại các đòn tấn công tên lửa. Do đó, Nhật Bản đang xem xét khả năng mua thêm các máy bay tiếp dầu loại này. Nếu xảy ra chiến tranh với Triều Tiên, Nhật Bản cần phải tuần tra không phận ngày đêm trên biển Nhật Bản để ngăn chặn các máy bay của đối phương từ xa. Theo tính toán, Nhật Bản phải cần có khoảng 12 máy bay tiếp dầu trở lên để có thể đảm bảo cho hoạt động của lực lượng không quân.

he thong ten lua trieu tien

Hệ thống tên lửa Triều Tiên

Sau khi các tổ hợp tên lửa cơ động của Triều Tiên bị phát hiện, Nhật Bản cần phải nhanh chóng tiêu diệt lực lượng này. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không của Triều Tiên hoạt động khá tích cực nên việc điều các chuyến bay đến lãnh thổ nước này là khá mạo hiểm. Do đó, Nhật Bản sẽ cần đến các máy bay tấn công-trinh sát không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ- loại máy bay được trang bị các bom và tên lửa có độ chính xác cao.

Nếu như quyết định thực hiện đòn tấn công cảnh báo Triều Tiên thì Nhật Bản cần phải mua sắm các loại vũ khí để tiêu diệt hệ thống phòng không của Triều Tiên. Tên lửa Tomahawk của Mỹ có thể giải quyết vấn đề này. Sau khi phóng các tên lửa này, 42 máy bay tiêm kích-cường kích F-35A của Nhật Bản có thể sẽ bồi thêm các đòn tấn công vào hệ thống phòng không của Bình Nhưỡng.

Xuất phát từ các phân tích trên, chuyên gia Kail Mizokami đi đến kết luận rằng căng thẳng tình hình Triều Tiên và mối đe dọa phải gánh chịu đòn tấn công hạt nhân sẽ buộc Nhật Bản phải xem xét lại chính sách của mình.

Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục