Trong mười mấy năm tới, Trung Quốc có thể sở hữu nhiều tàu sân bay cỡ lớn, nhưng năng lực tác chiến vẫn hạn chế, hơn nữa sẽ bị lỗi thời vì sẽ trở thành "mồi ngon" cho tên lửa chống hạm và ngư lôi tàu ngầm.
Tên lửa Việt Nam mua có thể hủy diệt tàu sân bay
- Cập nhật : 12/10/2016
Xí nghiệp liên doanh hàng không vũ trụ Ấn Độ-Nga "BrahMos" đã phát triển loại tên lửa có cánh siêu âm mới với phạm vi hoạt động 290 km, phục vụ tiêu diệt các tàu sân bay.
Giám đốc điều hành xí nghiệp ông Sivathanu Pillak cho biết hôm 30/3. Thử nghiệm phóng tên lửa đã diễn ra từ thao trường ở Bang Orissa, trong các ngày 28 và 30/3. Lãnh đạo xí nghiệp còn nói rằng, "BrahMos" đã chuyển giao các tên lửa phục vụ trang bị hai trung đoàn Lục quân.
Ngoài ra, tên lửa BrahMos còn có nhiệm vụ tiêu diệt loạt các mục tiêu trên biển bao gồm tiêu diệt cả các loại tàu chiến, chiến hạm loại lớn cho đến cả những chiếc tàu sân bay khổng lồ.
Ấn Độ đang phát triển tiếp phiên bản tiêu diệt tàu sân bay của loại tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới này. |
Theo giới chuyên gia, trên thế giới chưa có tên lửa tương đương loại này về tốc độ siêu âm và tầm bay. Theo lộ trình vào cuối năm 2012, xí nghiệp nay sẽ bắt đầu thử nghiệm tên lửa hành trình siêu âm BrahMos triển khai trên không. Tên lửa mới sẽ nhẹ hơn phiên bản gốc 500 kg.
Không quân Ấn Độ đã đặt hàng về thích ứng tên lửa BrahMos cho các máy bay chiến đấu Su-30MKI.
Ngoài ra, đại diện liên doanh cho hay, Lực lượng Không quân Ấn Độ đã mua loạt tên lửa BrahMos triển khai trên mặt đất để trang bị cho hai trung đoàn. Những tên lửa này sẽ được bố trí gần biên giới Ấn Độ và nhằm tấn công các mục tiêu trên không.
Hình ảnh tên lửa Brahmos phóng từ máy bay Su-30MKI của Ấn Độ |
Mấy ngày gần đây, Ấn Độ cho công bố hàng loạt thông tin mới về loại tên lửa siêu thanh BrahMos. Từ việc mang được đầu đạn hạt nhân loại 200 đến 300kg cho đến việc sẽ được trang bị nhiều tính năng mới có thể tiêu diệt được tàu sân bay.
Nhớ lại trước đây, các nhà sản xuất tên lửa Ấn Độ đã thử nghiệm thành công việc phóng tên lửa từ tàu chiến nhưng lại không nói tới việc tên lửa này có thể tiêu diệt được tàu sân bay hay không?
Với thông tin mới mẻ này, rõ ràng Ấn Độ đang cho thấy tham vọng của mình muốn phát triển 1 loại tên lửa đa chức năng, vô cùng nhỏ gọn nhưng hết sức hiệu quả có thể thích ứng với mọi môi trường.
Tên lửa Brahmos có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau.
Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới.
Ấn Độ đang cho thấy tham vọng của mình muốn phát triển 1 loại tên lửa đa chức năng, vô cùng nhỏ gọn nhưng hết sức hiệu quả có thể thích ứng với mọi môi trường. |
Ngoài ra, thời gian bay ngắn nên các mục tiêu cơ động ít có cơ hội phân tán, do đó sẽ cho phép tấn công mục tiêu nhanh hơn. Loại tên lửa này có thể đột phá hiệu quả hệ thống phòng không của chiến hạm tàu mục tiêu. Hiện nay với tốc độ này, Brahmos là loại tên lửa hầu như không thể đánh chặn và có thể tác chiến hiệu quả các mục tiêu mặt đất có độ bộc lộ thấp.
Hiện thời các cuộc đàm phán đang được tiến hành, và nếu thương vụ bán tên lửa Brahmos cho Việt Nam được chính phủ Ấn Độ bật đèn xanh, thì Việt Nam sẽ là nước ngoài Nga - Ấn Độ đầu tiên có loại vũ khí tối tân này.
Phú nguyễn (Theo Tiếng nói nước Nga, PN Today)
---------------
Tìm hiểu tên lửa siêu thanh Brahmos
Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa công nghiệp quốc phòng của Nga và Ấn Độ, được phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont của Nga. Hiện nay, Việt Nam cũng đang sở hữu một số tên lửa Yakhont phóng đi từ hệ thống Bastion.
Tên lửa Brahmos của Ấn Độ |
Tên lửa Brahmos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho Hải và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển.
Loại tên lửa Brahmos đuợc phóng từ trên không |
Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống Brahmos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME.
Brahmos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), tàu khu trục Project 17 và tàu khu trục lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng.
Biến thể trang bị cho Su-30MKI là Brahmos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa Brahmos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và sẽ đuợc đưa vào trang bị năm 2012.
Máy bay đuợc trang bị Brahmos |
Các máy bay Su-30MKM của Malaysia dự kiến cũng sẽ đuợc trang bị loại tên lửa siêu thanh này.
Tên lửa Brahmos trang bị cho Hải- Lục quân được để trong container phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau.
Tên lửa Brahmos có nhiều ưu điểm như tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm gấp 2.8 lần tốc độ âm thanh trên toàn quỹ đạo (gấp 3 lần tốc độ của tên lửa Tomahawk của Mỹ), hiện Brahmos là loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới.
Ngoài ra, thời gian bay ngắn nên các mục tiêu cơ động ít có cơ hội phân tán, do đó sẽ cho phép tấn công mục tiêu nhanh hơn. Loại tên lửa này có thể đột phá hiệu quả hệ thống phòng không của chiến hạm tàu mục tiêu. Hiện nay với tốc độ này, Brahmos là loại tên lửa hầu như không thể đánh chặn và có thể tác chiến hiệu quả các mục tiêu mặt đất có độ bộc lộ thấp.
Nếu lực lượng vũ trang Việt Nam được trang bị siêu tên lửa Brahmos, thì sức mạnh quân đội sẽ mạnh hơn, khả năng phòng thủ đuợc bảo đảm và linh hoạt hơn.
Pha Lê(AA, Mil.today,DT/PN Today)