Tin Biển Đông

 
 
 

Tên lửa Scud của Việt Nam: Lữ đoàn Tên lửa 490

  • Cập nhật : 12/10/2016

 

Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh kiểm tra công tác SSCĐ và chụp ảnh với cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn

Trong vài năm qua, có tin cho rằng Việt Nam đã có được một số tên lửa đất đối đất Scud. Ví dụ như, tài liệu Cán cân Quân sự Năm 2012, của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đã liệt kê mục sau đây “SSM Scud-B/Scud-C (báo cáo)” ở phần tên lửa Việt Nam.

Hồi tháng 5, Việt Nam dỡ bỏ bức màn bí mật về khả năng tên lửa Scud của mình khi tạp chí quân sự có tên Tạp chí Quốc phòng Toàn dân đã in một trang duy nhất về hình ảnh Lữ đoàn Tên lửa 490 (xem bức hình bên phải và các bức ảnh bên dưới).

 

Tháng sau, báo Đất Việt, một tờ báo tiếng Việt (số ra ngày 11 tháng 6 năm 2012) đã đăng bức ảnh giống như hình phía trên bên phải và xác định tên lửa này là R-17E/9K72, hay tên lửa SS-1 Scud B. Tờ báo này cũng đưa tin Viện Công nghệ, Quân chủng Phòng không-Không quân, đã sản xuất thành công một trong những thành phần quan trọng cho các nhiên liệu tên lửa lỏng được sử dụng bởi các tên lửa Scud. Bảo Đất Việt đã xác định đơn vị sản xuất là Lữ đoàn B90 .

Trong thập niên 1980, tin cho biết rằng Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số tên lửa Scud B (xem tin trong khung bên dưới). Năm 1998-1999, Việt Nam có được một nguồn cung cấp tên lửa Scud C từ Bắc Triều Tiên. Trung tâm Tình báo Không quân Mỹ ước tính, Việt Nam “có chưa tới 50 tên lửa” Scud B.

Lực lượng chiến lược

Có lẽ vào thập niên 1980, đôi khi Việt Nam sở hữu một số lượng nhỏ tên lửa đất đối đất Scud B SS-1 do Nga sản xuất (tầm hoạt động 300 km và lượng chất nổ 985 kg). Nỗ lực của Việt Nam để hiện đại hóa lực lượng quân sự và phát triển một [lực lượng] ngăn chặn cách đáng tin cậy đối với Quân đội Trung Quốc (PLA) đã đưa Việt Nam đi tới một loạt các thỏa thuận với Bắc Triều Tiên. Tháng 5 năm 1994, một đoàn đại biểu quân sự Việt Nam đã đến thăm Bình Nhưỡng để thảo luận sơ bộ về khả năng Bắc Triều Tiên bán vũ khí cho Việt Nam. Trong tháng sau đó (ND: tháng 6-1994), Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê dẫn một đoàn đại biểu quân sự cấp cao tới Bình Nhưỡng trong chuyến thăm chính thức theo lời mời của Nguyên soái O Chin-u, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang của CHDCND Triều Tiên. Tháng 11 năm 1994, Phó Nguyên soái Choe Kwang, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên và quyền bộ trưởng lực lượng vũ trang và Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, đã dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến thăm như một khách mời, để đáp lại lời mời của tướng Đoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng. Ngay sau chuyến thăm đó, một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ rằng, Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã “nhắm tới một thỏa thuận về trao đổi thương mại, theo đó Bắc Triều Tiên cung cấp cho Việt Nam các bộ phận vũ khí và đạn dược, đổi lại các tàu Việt Nam đưa gạo tới Triều Tiên”.

Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tướng Nguyễn Thới Bưng đã đến thăm Bắc Triều Tiên và ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la. Thanh toán bằng các khoản trao đổi gạo của Việt Nam. Việc mua bán tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud, theo tin tức, đã được thảo luận vào thời điểm này. Tháng 4 năm 1999, tin tức cho biết Việt Nam đã mua một số tên lửa đất đối đất Scud C (SSMs) của Bắc Triều Tiên. Scud C có thể chứa lượng chất nổ 770 kg, tầm hoạt động 550 km. Tháng 2 năm 2009, tin tức nói rằng Hà Nội và Bình Nhưỡng đang thảo luận về việc Bắc Triều Tiên hỗ trợ để nâng cấp tên lửa Scud SSMS cho Việt Nam.

Nguồn: Carlyle A. Thayer, Quân đội Nhân dân Việt Nam: Phát triển và hiện đại hóa. Loạt bài giảng về Lực lượng Vũ trang. Tài liệu số 4, Bandar Seri Begawan: Học viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Vua Haji Hassanal Bolkiah, năm 2009.

Trùng hợp với những phát triển này, báo United Daily News đưa tin hôm 2 tháng 7, Trung Quốc đã thiết lập một lữ đoàn tên lửa mới, Lữ đoàn Tên lửa đạn đạo 827, ở thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông. Báo Đài Loan đưa tin với suy đoán rằng, Lữ đoàn Tên lửa này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21 và Đông Phong 16, loại lửa đạn đạo mới hơn, có tầm hoạt động xa hơn. DF-21 có tầm hoạt động từ 2.000-3.000 km và tin tức cho biết, khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên biển với độ chính xác cao. DF-16 có tầm hoạt động 1.200 km và do đó có khả năng bắn trúng Hà Nội.

Tên lửa Scud của Việt Nam có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở đảo Hải Nam, gồm căn cứ hải quân Du Lâm, gần Tam Á, và các thành phố nằm trong bán kính 500 km ở miền nam Trung Quốc như Nam Ninh.

Nguồn: Thayer Consultancy
Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi
Nguồn: Anh Ba Sàm

Trở về

Xem thêm

  • Tàu sân bay Trung Quốc vừa chế xong đã lỗi thời, thành 'mồi ngon' cho tên lửa, tàu ngầm1

    Tàu sân bay Trung Quốc vừa chế xong đã lỗi thời, thành 'mồi ngon' cho tên lửa, tàu ngầm

    Trong mười mấy năm tới, Trung Quốc có thể sở hữu nhiều tàu sân bay cỡ lớn, nhưng năng lực tác chiến vẫn hạn chế, hơn nữa sẽ bị lỗi thời vì sẽ trở thành "mồi ngon" cho tên lửa chống hạm và ngư lôi tàu ngầm.

  • Bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng2

    Bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng

    Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, chỉ 3 tháng sau khi thành lập đã ra quân đánh thắng trận đầu. Trong vòng 2 năm (1965 - 1966) lực lượng phát triển lên đến 10 Trung đoàn Tên lửa phòng không; 7 năm sau (1965 - 1972) đã vươn tới đỉnh cao làm nòng cốt cho toàn dân, toàn quân ta làm nên chiến thắng lịch sử "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", góp phần quyết định giành độc lập thống nhất hoàn toàn Tổ quốc.

  • Phòng không Việt Nam- 'Rồng lửa' từ mặt đất: Uy lực S-3003

    Phòng không Việt Nam- 'Rồng lửa' từ mặt đất: Uy lực S-300

    S-300 là hệ thống tên lửa đất đối không cực mạnh, có thể ngăn chặn bất cứ nguy cơ nào đến từ máy bay và tên lửa hành trình của đối phương.

Bài cùng chuyên mục