Từ nhiều thế kỷ qua, phương thức tiến hành chiến tranh của Nga đều dựa vào số lượng. Cho dù kẻ địch có là Napoleon, Hitler hay NATO thì đều bị Nga đè bẹp bằng sức mạnh khủng khiếp của số đông binh lính, xe tăng, pháo binh và vũ khí hạt nhân.
Tàu nghiền san hô tự hành 'khủng' của Trung Quốc hoạt động thế nào?
- Cập nhật : 22/11/2017
Con tàu cuốc tự hành cực 'khủng' mà Trung Quốc đưa vào sử dụng trong tháng này được coi là 'máy thần tạo đảo nhân tạo' chuyên nghiền san hô, hút cát...
Trong tháng 11, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã chính thức đưa vào sử dụng “Thiên Côn” - con tàu cuốc tự hành cực khủng được coi là “máy thần tạo đảo nhân tạo” chuyên nghiền san hô, hút cát để lấp biển tạo đảo nhân tạo, được cho là sẽ đưa ra hoạt động tại Biển Đông.
Đây là con tàu cuốc có lưỡi dao nghiền công suất lớn nhất Trung Quốc hiện nay (6.600 kW), có thể khoan phá san hô, nham thạch dưới đáy biển, băm vụn rồi phun hoặc vận chuyển theo đường ống tới địa điểm đã định để lấp biển tạo đảo. Tàu này vượt xa con tàu cuốc vốn được coi là mạnh nhất của Trung Quốc mang tên “Thiên Kình”, công suất lưỡi dao chỉ đạt 4.200 kW.
Trước đây, cách lấp biển tạo đảo truyền thống là đóng cọc làm đập vây hoặc đánh chìm các thùng rồi phun cát, đất đá tạo nên mảng lục địa mới; nhưng phương thức đó giá thành cao, tốc độ lại chậm nên Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo tàu cuốc tự hành nghiền đá, hút cát để tạo đảo nhân tạo.
Trung Quốc cho rằng khu vực Biển Đông nằm cách xa bờ biển lục địa nước này, nên việc vận chuyển vật liệu từ trong bờ ra để lấp biển tạo đảo là không thực tế; cách tốt nhất là sử dụng vật liệu tại chỗ. Nhất là xung quanh các bãi ngầm ở đây có rất nhiều sa thạch, nếu khai thác được sẽ rất thuận lợi cho việc xây dựng các đảo nhân tạo.
Về đặc điểm kỹ thuật, “quái vật” Thiên Côn dài 140 m, rộng 27,8 m, lượng giãn nước 17.000 tấn, tốc độ tự hành 12 hải lý/giờ, được lắp đặt nhiều thiết bị tiên tiến đạt trình độ hàng đầu thế giới. Tàu “Thiên Côn” có công suất nghiền và vận chuyển đá rất mạnh. Theo thiết kế nó có thể đào ở độ sâu 35 m, mỗi giờ có thể nghiền, hút, vận chuyển 6.000m3 nước, đá vụn và cát đến địa điểm cách xa 15 km.
Theo tính toán, trong không đầy 1 tuần, nó có thể tích tụ được một bãi đá, cát tương đương công trình “Thủy Lập Phương” ở Bắc Kinh (diện tích 62.950 m2). Khi tác nghiệp, “Thiên Côn” thọc ống hút xuống biển, ở đầu ống có lắp lưỡi dao cực sắc có thể dễ dàng băm, nghiền nham thạch hay đá san hô rồi hút đưa đi theo đường ống. Trung Quốc xác định, với những ưu thế như: tải trọng lớn, móng vuốt sắc, công suất hút, nghiền mạnh và vận chuyển đi xa, việc lấp biển tạo đảo ở Biển Đông sẽ là nơi Thiên Côn “có đất dụng võ”.
Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng tàu cuốc tự hành “Thiên Kình” có cơ chế tương tự trong thời gian ngắn đã nhanh chóng mở rộng diện tích các đảo nhân tạo ở Trường Sa mà họ san lấp trái phép như Chữ Thập, Vành Khăn, Xu Bi.
Do hiệu quả của “máy thần tạo đảo” vượt xa các nước khác nên tháng 5.2017, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra thông báo: để bảo vệ an ninh quốc gia, quản chế chặt việc xuất khẩu các phương tiện tàu cuốc loại lớn; bất cứ đơn vị hay cá nhân nào nếu không được phép đều không được xuất khẩu, bán ra nước ngoài.
“Thiên Côn” được đặt tên theo cá Côn – một loài cá hung dữ. Con tàu “quái vật” này do Nhà máy đóng tàu Khởi Đông, Chấn Hoa, Thượng Hải đóng, được hạ thủy hôm 3.11.2017.
Thuận Hóa
Theo Thanhnien.vn