Tin Biển Đông

 
 
 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Việt Nam mua tên lửa BrahMos là bình thường

  • Cập nhật : 17/08/2017

Trước việc báo chí quốc tế bình luận xung quanh thông tin Việt Nam sắp nhận lô tên lửa Brahmos đặt mua của Ấn Độ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, đó là một hoạt động hợp tác quốc phòng bình thường giữa hai nước.

nguoi phat ngon bo ngoai giao le thi thu hang.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Gần đây, báo chí quốc tế đưa tin Việt Nam sắp nhận lô tên lửa BrahMos do Ấn Độ phát triển và sản xuất và đưa ra những nhận định xung quanh vụ mua bán vũ khí quân sự quốc phòng này.

Khi được phóng viên đề nghị xác nhận thông tin nói trên tại cuộc họp báo thường kỳ được tổ chức ngày 17/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết sẽ chuyển câu hỏi tới các cơ quan chức năng liên quan và sẽ có trả lời sau. Đồng thời, bà Lê Thị Thu Hằng cũng đưa ra bình luận về vấn đề này, theo đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:

Ads by AdAsia

You can close Ad in {40} s

“Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực y tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, quốc phòng… Hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực cũng như trên toàn thế giới… Việc mua sắm trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam là phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, và là việc làm bình thường để bảo vệ đất nước”.

Bà Hằng cũng nhấn mạnh, Việt Nam luôn kiên trì hợp tác quốc phòng một cách hòa bình.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Nó được phát triển dựa trên sự hợp tác nghiên cứu giữa NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển bộ quốc phòng của Ấn Độ với dự án BrahMos Aerospace Private Limited (mở rộng tầm hoạt động của BrahMos trên không).

BrahMos được tuyên bố là có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt vận tốc 2,8 Mach và có tầm hoạt động tối đa là 290 km. Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quảng đường dài. Hệ thống dẫn khí của tên lửa sẽ làm cho việc đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn khiến cho BrahMos có thể bay xa hơn các tên lửa khác có cùng kích cỡ đốt nhiên liệu một cách thông thường.

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk. Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu. Tuy nhiên BrahMos sử dụng đầu đạn nặng chỉ bằng 3/5 tên lửa Tomahawk và tầm bay ngắn hơn nhiều vì thế chỉ thích hợp trong việc tác chiến nhanh và gần (trong tầm hoạt động của tên lửa).

Dù mục đích chính của BrahMos là tên lửa chống tàu nhưng nó cũng có thể dùng để đánh vào các mục tiêu cố định trên đất liền. Nó có thể được phóng thẳng đứng hay nghiên và có thể bẻ một vòng 360 độ. BrahMos có thể phóng từ đất liền, trên tàu, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước. Mẫu phóng từ trên không có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng.


Theo Infonet.vn

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục