Tin Biển Đông

 
 
 

Các cường quốc châu Á chi bao nhiêu cho quân sự trong 10 năm qua?

  • Cập nhật : 12/10/2016

Các cường quốc châu Á đã tăng gấp đôi chi tiêu cho quốc phòng trong một thập niên qua, một phần là do sự "bùng nổ" trong chi tiêu quân sự của Trung Quốc, các nghiên cứu mới đây cho thấy.

 

Đông Nam Á chi bao nhiêu cho quốc phòng?
Tàu khu trục Hàn Quốc đang bắn ngư lôi chống tàu ngầm trong một cuộc tập trận trên Hoàng Hải tháng 8/2010
 

Mặc dù số lượng binh sỹ vẫn không đổi, nhưng tổng chi tiêu hàng năm lại tăng lên đến con số 224 tỷ USD vào năm 2011. Thông tin này được đưa ra trong bản báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington vào ngày 15/10. Chi tiêu cho quân sự đặc biệt tăng mạnh trong nửa sau của thập niên.

 

Báo cáo của trung tâm đề cập đến Trung Quốc, Nhật, Ấn, Hàn và cả đảo Đài Loan. Những cái tên này chiếm khoảng 87% chi tiêu quân sự của cả châu Á.

 

Tổng chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc đã tăng từ khoảng 20% trong năm 2000 lên 40% năm 2011. Các học giả làm báo cáo còn nhấn mạnh con số chính thức mà họ trích dẫn chắc chắn đã được hạ thấp hơn so với con số Trung Quốc thực sự chi tiêu. Theo họ, mức gia tăng thực sự có thể vào khoảng 60%.

 

Ngoài Trung Quốc, chỉ có Mỹ là nước duy nhất chi nhiều cho quân sự, khoảng 670 tỷ USD cho năm nay, gấp đôi năm 2001.

 

Tăng trưởng kinh tế như vũ bão cùng với vị thế là cường quốc quân sự của Trung Quốc đã khiến các cường quốc láng giếng bất an và khiến Mỹ chuyển hướng tập trung sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã qua mặt đồng minh Nhật của Mỹ là nước chi tiêu cho quân sự hàng đầu trong khu vực vào năm 2005. Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc vào năm 2011 là 89,9 tỷ USD. Tiếp sau Trung Quốc là Nhật với 58,2 tỷ USD và Ân Độ 37 tỷ USD.

 

“Chắc chắn sự trỗi dậy của Trung Quốc là một phần nguyên nhân để thúc đẩy chi tiêu cho quốc phòng” trong khu vực, David Berteau, giám đốc chương trình an ninh quốc tế của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc tế. Ông cho biết các nước cũng đang nhìn nhận vào khả năng ngày càng mạnh lên của các nước láng giềng khác.

 

Song Berteau cho rằng đây không phải là một cuộc đua vũ trang như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

 

“Mức độ gia tăng, tập trung chi tiêu không giống như những gì chúng ta đã thấy trong những năm 1950 và 1960, hay thậm chí là 1980 và 1990, giữa phương đông và tây.

 

Theo báo cáo, chi tiêu của mỗi nước đã được chuyển sang tiền đô la Mỹ theo giá trị năm 2011. Báo cáo cho thấy mức độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc tăng trưởng hàng năm là 13,4%, gấp ba lần hoặc hơn các nước khác. Trong khi đó chi tiêu cho quân sự ở các nước châu Âu giảm mạnh.

 

Vai trò ngày càng được đánh giá cao trên toàn cầu của châu Á, cùng nền kinh tế phát triển cũng như việc Trung Quốc củng cố quốc phòng đã khiến chính quyền ông Obama phải đầu tư nhiều nguồn lực quân sự vào khu vực. Berteau dự đoán dù ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 6/11 này, chắc chắn xu hướng này sẽ được duy trì.

 

Báo cáo cũng cho biết chi tiêu quốc phòng ở châu Á tăng mạnh trong nửa sau của thập niên qua có thể tiên đoán cho một giai đoạn tăng chi tiêu mạnh trong những năm sắp tới. Báo cáo nhấn mạnh cả Ấn, Nhật, Hàn đều đang trong quá trình tìm kiếm mua chiến đấu cơ đời mới.

 

Tuy nhiên, chi tiêu trong tương lai cũng phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị. Guy Ben-Ari, nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu chuyên về công nghiệp quốc phòng, cho biết trong khi tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ giảm dần, tình hình an ninh bấp bênh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cộng với các tranh chấp biển đảo sẽ càng hối thúc các nước tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

 

 

Vũ Quý

Theo AP, Dân Trí

 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục