Theo tạp chí The Diplomat, Không quân Nga sẽ sở hữu thêm 17 máy bay chiến đấu đa chức năng Sukhoi Su-30SM, một phi cơ được coi là một phi cơ tiêm kích thế hệ 4++.
Ấn Độ lo ngại bị Trung Quốc giáp công trên biển - trên bộ
- Cập nhật : 12/10/2016
“Trung Quốc xây dựng sân bay ở giáp biên giới Trung-Ấn, đồng thời sử dụng căn cứ hải quân ở Myanamar để theo dõi Ấn Độ…”.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ trên sân bay cao nguyên |
Vào dịp tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn (1962), báo chí Ấn Độ lại tập trung đưa tin về các động thái quân sự của Trung Quốc.
Ngày 9/10, trang mạng “Deccan Chronicle” Ấn Độ cho rằng, Quân đội Trung Quốc xây dựng sân bay nhằm vào Ấn Độ ở khu vực lân cận biên giới Trung-Ấn, gây sức ép với Ấn Độ.
Trong khi đó, tờ “Thời báo Kinh tế” Ấn Độ dẫn nội dung một cuốn sách mới của phóng viên nước ngoài cho rằng, Trung Quốc có thể sử dụng một căn cứ hải quân ở Myanmar để theo dõi, giám sát đối với các hoạt động của hải quân và phóng tên lửa của Ấn Độ. Đồng thời, dư luận Ấn Độ cũng đặc biệt chú ý tới sự đối đầu giữa hai nước.
Có chuyên gia phân tích cho rằng, những tiếng nói khác nhau trong các giới của Ấn Độ đã phản ánh tâm trạng phức tạp của họ đối với Trung Quốc và sự nhạy cảm đối với các động thái quân sự của Trung Quốc.
Báo chí Ấn Độ: Trung Quốc gây sức ép với Ấn Độ ở biên giới
Trang mạng “Deccan Chronicle” dẫn nguồn tin từ Tây Tạng cho rằng: “Người Trung Quốc đã thi công 2 sân bay dùng cho máy bay phản lực tại khu vực cách biên giới Trung-Ấn (bang Arunachal) khoảng 60 dặm Anh”.
Những sân bay đe dọa an ninh biên giới này được phát hiện đã từng triển khai máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu phản lực.
Bài báo viết, một sự thực khác tương ứng là, Không quân Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm không phận Ấn Độ. “Căn cứ vào đánh giá không chính thức, trong 2-3 tháng qua, việc xâm phạm không phận này lên tới 20 lần”.
Máy bay IL-76 tại sân bay của Ấn Độ. |
Bài báo cho rằng, Quân đội Trung Quốc ở Nam Tây Tạng đối mặt với môi trường địa lý tồi tệ như Quân đội Ấn Độ tại Ladakh, nhưng so với Quân đội Ấn Độ, tuyến đường tiếp tế của Trung Quốc không có vấn đề gì. Bài viết cho rằng, Ấn Độ hiện hoàn toàn không có lực lượng trên không tương ứng triển khai ở khu vực này để xua đuổi máy bay xâm phạm của Trung Quốc.
Nhưng, nguồn tin đáng tin cậy cho biết, bước tiếp theo của Ấn Độ sẽ triển khai máy bay phản lực MiG ở khu vực này. Từ nay đến tháng 11, có khoảng một nửa phi đội máy bay MiG sẽ triển khai ở khu vực này, tháng 3/2013 sẽ triển khai một nửa phi đội còn lại.
“Trung Quốc dựa vào căn cứ quân sự Myanmar theo dõi Ấn Độ”
Trang mạng “Thời báo Kinh tế” Ấn Độ ngày 8/10 cho rằng, trong cuốn sách mới “Ván cờ lớn phương Đông”, Lintner - chuyên gia chính sách ngoại giao Myanmar cho rằng, mặc dù Trung Quốc luôn rất quan tâm tới bang Arunachal, nhưng Ấn Độ Dương có thể là một khu vực then chốt tiếp theo trong cuộc đấu giữa hai người khổng lồ châu Á.
Cuốn sách cho rằng, “có dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến tranh Lạnh rộng lớn ở Ấn Độ Dương đang “lên men”, Trung Quốc thông qua Myanmar gián tiếp tranh giành vùng biển này”. Theo bài báo, mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố có chủ quyền đối với bang Arunachal (Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng), nhưng cuốn sách này cho rằng, căn cứ hải quân ở đảo Coco – Myanmar, nơi có ý nghĩa chiến lược ở Ấn Độ Dương, lại là sự phiền phức lớn hơn của Ấn Độ, bởi vì Trung Quốc và Myanmar có mối quan hệ mật thiết.
Máy bay trực thăng Mi-4 của Ấn Độ trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962. |
Tác giả đã đưa ra một loạt nghi vấn: Người Trung Quốc phải chăng triển khai ở đó, nếu triển khai sẽ có bao nhiêu người? Phải chăng xây dựng trạm nghe lén tình báo trên đảo? Nó phải chăng theo dõi hoạt động của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, thậm chí theo dõi hoạt động phóng thử tên lửa và hàng không vũ trụ ở bờ biển phía đông của Ấn Độ?
Bài báo cho rằng, do tin tức giật gân có liên quan đến Quân đội Myanmar, từ năm 1985, chuyên gia Lintner đã bị cấm đến Myanmar. Ông tuyên bố đảo Coco có trạm radar và đường băng có ý nghĩa quân sự, cho dù rất sơ sài.
Vì vậy, Ấn Độ luôn duy trì cảnh giác đối với vùng biển này. Ông cho rằng, ở Ấn Độ Dương có lẽ đối mặt với “mưa to gió lớn” dữ dội hơn cả nơi cao nhất của dãy núi Himalayas và biên giới đông bắc liên tục có phiền phức.
Sau 50 năm xung đột biên giới, tâm trạng đối với Trung Quốc của Ấn Độ vẫn phức tạp
Nhưng do đúng vào lúc tròn 50 năm xung đột Trung-Ấn, gần đây các giới của Ấn Độ đặc biệt chú ý tới Trung Quốc. Tờ “Mail Today” dẫn lời Tư lệnh Không quân Ấn Độ Browne cho biết, nếu không quân nước này đóng vai trò mang tính tấn công trong chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962 thì kết quả đã khác rất nhiều. Ông nói: “Lần sau sẽ không có giới hạn này. Không quân Ấn Độ cho dù ở đâu, chống lại ai, đều sẽ đóng vai trò chủ đạo”.
Khi xây dựng chương trình có liên quan đến tàu sân bay Trung Quốc, một đài truyền hình Ấn Độ chế nhạo tàu sân bay Trung Quốc dùng để “bị đánh”, trong khi đó tàu sân bay Ấn Độ dùng để “đánh”.
Cách đây không lâu, một báo cáo của cơ quan nghiên cứu Mỹ còn cảnh báo, Ấn Độ “phải làm tốt công tác chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc”,
Hải quân Trung Quốc tiến hành hộ tống chống cướp biển tại vịnh Aden - Ấn Độ Dương. |
Tuy nhiên, cũng có một vài quan điểm khác (chưa xác minh) như tờ “Thời báo Ấn Độ”. Theo báo chí TQ tờ báo này có bài viết kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc chung sống hòa bình. Tờ báo đặt câu hỏi: “Biên đội hộ tống Trung Quốc đến Ấn Độ Dương tham gia nhiệm vụ hộ tống bị truyền thông một số nơi cho là xâm phạm Ấn Độ Dương, còn có cơ quan nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang xây dựng chiến lược chuỗi ngọc trai bí mật, bao vây Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc có thực sự tạo ra mối đe dọa cho Ấn Độ ở Ấn Độ Dương?”.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho rằng, Ấn Độ không coi đó là mối đe dọa. Ấn Độ Dương là một vùng biển chung, tàu chiến của các nước đều có thể đến. Hiện nay, trong hoạt động hộ tống chống cướp biển.
Việt Dũng
Theo báo Giáo dục Việt Nam