Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 24-08-2017:

  • Cập nhật : 24/08/2017

Đừng dồn Triều Tiên đến đường cùng

Nước Mỹ nên đối thoại với Triều Tiên, để từ đó có thể từng bước kiểm soát vũ khí ở nước này, tạo hợp tác bền vững, từ bỏ trò chơi chiến tranh, trừng phạt kinh tế và cuộc chiến ngôn từ, tác giả Walter Hatch bình luận trên tờ Seattle Times.

 

Trong bài viết của mình, tác giả Walter Hatch nhận định, người Mỹ luôn tỏ ra lo lắng về Kim Jong Un – nhà lãnh đạo Triều Tiên mà họ luôn cho là độc tài và kỳ lạ, có những quyết định khiến cả thế giới cảm thấy bị sốc. Tuy nhiên, họ nhận ra một điều, đó không phải là một nhà lãnh đạo điên rồ.

Triều Tiên có lý do thực tế để xem chương trình hạt nhân non trẻ của mình như là một nguồn tài nguyên cần thiết. Hoa Kỳ, siêu cường quốc tế, đã nhiều lần lên án các chế độ ở các nước xã hội chủ nghĩa là tàn bạo, thường tổ chức các cuộc tập trận chung nhằm mục đích đe dọa các nước khác.

Thậm chí, Tổng thống Donald Trump cũng dùng những lời lẽ đe dọa tới Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khi muốn trút “lửa và sự giận dữ” phủ lên Bình Nhưỡng. Theo ông Hatch, chính quyền Bình Nhưỡng có một mục tiêu đơn giản và dễ hiểu: Sự tồn tại của chế độ. Họ dự định sử dụng kho hạt nhân của mình để ngăn chặn sự xâm lược của Mỹ. Không ai có thể trách cứ họ với lý do đó được.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã học được bài học từ nhà lãnh đạo Saddam Hussein của Iraq, Moammar Gadhafi của Libya – những quốc gia đã bị Mỹ xâm chiếm và lật đổ chế độ một cách thù địch khi biết họ không có vũ khí hạt nhân. Với những tiền lệ này, thậm chí những ai hiểu chuyện sẽ cho ông Kim Jong Un là điên rồ nếu từ bỏ hàng chục đầu đạn hạt nhân mà đất nước của ông đã phát triển trong thời gian gần đây.

Triều Tiên cũng có lý do đạo đức để duy trì phát triển vũ khí hạt nhân. Không có công bằng cho các nước yếu thế hơn nếu họ từ bỏ khả năng giúp đất nước trở nên mạnh mẽ hơn trong khi nước Mỹ giảm thiểu không đáng kể lượng vũ khí hạt nhân mà họ sở hữu. Đây là sự phân biệt hạt nhân, là hệ thống mà trong đó, những quốc gia có nguồn lực tích trữ mạnh hơn sẽ tước đoạt quyền tiếp cận sự công bằng của các nước yếu thế hơn.

Chúng ta vẫn thường nghe về một Triều Tiên kỳ quái, lừa đảo và thường có những hành vi tồi tệ với công dân của các nước khác. Tuy nhiên, nước Mỹ cũng có những hành vi xấu tương tự. Điều mà chúng ta luôn quên đi chính là Triều Tiên đang bị dồn vào góc tường, một quốc gia không có đồng minh thực sự nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc. Lý do của vấn đề này đúng là xuất phát từ chính sách “tự lực tự cường” khá phức tạp của các thế hệ lãnh đạo họ Kim, và rõ ràng họ phải chịu hậu quả cho những gì mình tạo ra khi đất nước gặp khó khăn.  

Tuy nhiên, Washington có thể giúp Bình Nhưỡng cảm thấy không bị dồn đến đường cùng, ít bị đe dọa hơn thông qua việc giảm bớt tập trận chung với Hàn Quốc và đưa Triều Tiên vào bàn đàm phán. Để đổi lấy những bước đi vững chắc nhằm kiểm soát chương trình vũ khí và hợp tác bền vững, Mỹ cần chấm dứt các trò chơi chiến tranh, ngừng trừng phạt Triều Tiên về kinh tế và đưa ra những lời lẽ hùng biện hùng hồn. Thậm chí, Mỹ có thể đem lại cho Triều Tiên một hiệp định không xâm lược – điều mà Bình Nhưỡng mong chờ hơn bất cứ điều gì trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Dựa vào Trung Quốc chắc chắn không thể làm gì hơn ngoài việc khiến Bắc Kinh phiền long. Mặc dù quốc gia này cũng khá thất vọng với hành vi tiêu cực của Bình Nhưỡng, rất khó để họ đưa ra quyết định nào gây bất ổn tới chế độ ở Triều Tiên. Nỗi sợ hãi lớn nhất của Trung Quốc chính là một bán đảo Triều Tiên thống nhất, liên kết quân sự chặt chẽ với Mỹ, đe dọa đến biên giới của họ.

Chiến lược tốt nhất hiện nay là thúc đẩy Triều Tiên thành một quốc gia mở cửa. Khi đó, hơn 25 triệu dân của họ sẽ nhận ra rằng, nếu so sánh với láng giềng phía nam ở biên giới, họ thực sự nghèo đói và khốn khổ. Cuộc chiến thông tin này cần đến điện thoại di động, những ổ đĩa mềm, các vở kịch và phim ảnh. Quan trọng nhất, cần phải biết kiên nhẫn.

Trong thời gian chờ đợi, Mỹ nên học cách sống chung với một Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, đồng thời Mỹ cũng nên học cách sống chung với các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác nữa. Điều đó không thể khiến thế giới sụp đổ. Với sức mạnh quân sự và chính sách ngoại giao thông minh, nước Mỹ hoàn toàn có thể ngăn nhặn được Triều Tiên.(Infonet)
----------------------------

Tham tán Triều Tiên tại Nga: Bình Nhưỡng đã chuẩn bị xong để tấn công Guam

Tham tán đại sứ quán Triều Tiên tại Nga, Jin Jong-hyop tuyên bố, Mỹ phải ngừng gây áp lực lên Triều Tiên; đồng thời nhấn mạnh rằng, việc một cuộc chiến tranh có nổ ra ở bán đảo Triều Tiên hay không phụ thuộc vào Washington.

"Như các bạn đã biết, chúng tôi đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Guam. Tất cả mọi thứ sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ hành động hợp lý hay không. Nếu họ không làm điều đó, họ sẽ phải xấu hổ một lần nữa trên bán đảo Triều Tiên trước toàn thế giới", vị tham tán này nói với Sputnik.

1055909584

 Lá cờ của Triều Tiên trên nóc một đại sứ quán của nước này. (Ảnh: AP)

Tham tán Jin Jong-hyop nói tiếp: "Họ phải chấm dứt những khiêu khích công khai và việc gây áp lực đơn phương. Điều này sẽ quyết định việc có hay không một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên".

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc mang tên 'Người bảo vệ Ulchi' (UFG) được bắt đầu từ ngày 21/8. Có 17.500 lính Mỹ và 50.000 lính Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận. Bình Nhưỡng nhiều lần chỉ trích cuộc tập trận này.

Cơ quan thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA tuyên bố rằng, Mỹ phải chịu trách nhiệm cho nguy cơ tiềm ẩn một cuộc xung đột vũ trang tại bán đảo Triều Tiên bởi việc Washington chọn đối đầu quân sự với Bình Nhưỡng. Căng thẳng giữa Triều Tiên và Mỹ vừa lắng dịu sau nhiều tuần căng thẳng lại có nguy cơ bùng phát trở lại.(VTC)
----------------------

Mỹ - Triều khẩu chiến gay gắt ở Liên Hợp Quốc

Mỹ và Triều Tiên đã đấu khẩu gay gắt tại một diễn đàn của Liên Hợp Quốc ngày 22/8. Đại sứ Triều Tiên tuyên bố sẽ "không bao giờ" đặt năng lực ngăn chặn hạt nhân trên bàn đàm phán.

Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp cấm vận của Liên Hợp Quốc. Các động thái leo thang khiến cho cuộc khẩu chiến giữa nước này và Mỹ xảy ra thường xuyên.

cang thang trieu tien va my len toi dinh diem trong nhung ngay vua qua. 

Căng thẳng Triều Tiên và Mỹ lên tới đỉnh điểm trong những ngày vừa qua. 

Gần đây nhất, chính quyền ông Kim Jong Un dọa sẽ nã tên lửa về phía đảo Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, viện dẫn Washington gây hấn, chẳng hạn như tiến hành các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.

Hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Mỹ Robert Wood phát biểu tại Hội nghị về Giải trừ vũ khí do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở Geneva rằng, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Donald Trump là bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước "mối đe dọa ngày càng lớn" từ Triều Tiên, và Mỹ sẵn sàng sử dụng "tất cả các năng lực" sẵn có.

"Con đường đối thoại vẫn là một lựa chọn" cho Bình Nhưỡng và nước này có lựa chọn giữa một bên là "đói nghèo và hiếu chiến" với một bên là "thịnh vượng và được chấp nhận".

Đại sứ Triều Tiên tuyên bố tại cùng diễn đàn này rằng năng lực ngăn chặn hạt nhân của nước ông sẽ không bao giờ được đem ra đàm phán. Nhà ngoại giao này lặp lại cáo buộc Mỹ "hiếu chiến".

"Các biện pháp của CHDCND Triều Tiên nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn hạt nhân và phát triển tên lửa liên lục địa là một lựa chọn hợp pháp và đúng đắn để phòng vệ khi đối mặt với các mối đe dọa thực sự", ông Ju Yong Chol nói tại diễn đàn, ám chỉ "các đe dọa hạt nhân liên tục" của Mỹ.

Nhắc đến cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu hôm 21/8, vị đại sứ cảnh báo: "Cuộc phiêu lưu quân sự đang diễn ra chắc chắn sẽ đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình hình căng thẳng hiện tại xấu thêm".

Nhật – nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên – kêu gọi thế giới tiếp tục gây sức ép để buộc chính quyền ông Kim Jong Un kiềm chế chương trình hạt nhân, và giờ không phải lúc để nối lại đàm phán đa phương.

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono khẳng định áp lực phải được duy trì cho đến khi nào Triều Tiên thể hiện sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân.

"Đây không phải lúc bàn đến (nối lại) đối thoại sáu bên", ông nói, đề cập tiến trình đàm phán gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. "Đây là lúc phải gây sức ép".

Theo Reuters, đại biểu từ khoảng 20 quốc gia đã phát biểu tại hội nghị kéo dài 4 giờ đồng hồ của Liên Hợp Quốc, trong đó có Anh, Pháp, Australia và Hàn Quốc. Tất cả đều chỉ trích Triều Tiên.

"Tôi muốn nhắc lại kêu gọi CHDCND Triều Tiên hãy lắng nghe thực tế rằng không có lựa chọn nào ngoài việc ngừng khiêu khích và trở lại với đối thoại", Đại sứ Hàn Quốc Kim Inchul phát biểu. "Chúng tôi chưa bao giờ đe dọa Triều Tiên bằng một cuộc tấn công nào, và chúng tôi cũng chưa từng cổ vũ sử dụng vũ lực".(VietnamNet)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục