Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chiều 19-04-2017

  • Cập nhật : 19/04/2017

Giữa nước sôi lửa bỏng, ông Trump được khuyên dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên

Bên cạnh lời khuyên nêu trên, cựu đại sứ Mỹ ở Liên hợp quốc Bill Richardson còn kêu gọi một gói thỏa thuận đa phương hỗ trợ Triều Tiên có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên, để đổi lấy thỏa thuận tạm ngừng phát triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng

ten lua dan dao cua quan doi nhan dan trieu tien trong le dieu binh ky niem 105 nam ngay sinh cua co chu tich kim nhat thanh. anh: getty

Tên lửa đạn đạo của Quân đội Nhân dân Triều Tiên trong lễ diễu binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành. Ảnh: Getty

Theo Independent, ông Bill Richardson từng có nhiều năm đàm phán với Triều Tiên Bill Richardson. Phát biểu trong chương trình Today của BBC Radio 4, ông Bill Richardson cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump nên làm hiện nay là đưa ra một gói hỗ trợ năng lượng và nhân đạo cho Triều Tiên, đồng thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.

Ông Bill Richardson cũng kêu gọi một gói thỏa thuận đa phương hỗ trợ Triều Tiên có sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Triều Tiên, để đổi lấy thỏa thuận tạm ngừng phát triển chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Hối thúc các cuộc hòa đàm thay vì hành động quân sự, ông Richardson nhận định Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng. 

Theo ông Richardson, Trung Quốc từng phủ quyết các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên và tuyên bố sẽ gây áp lực với Triều Tiên song không thực hiện. Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây dường như đang thay đổi cách tiếp cận. 

Nguyên nhân có thể xuất phát từ cam kết của ông Trump không coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, hoặc Trung Quốc nhận ra sự bất ổn ở bán đảo Triều Tiên không nằm trong lợi ích của nước này.

“Tôi tin Trung Quốc đang đi theo hướng gây áp lực với Triều Tiên nhiều hơn họ từng làm trong quá khứ. Và điều đó có thể tạo ra một sự khác biệt nhỏ”.

Ngày 16/4, Triều Tiên tỏ rõ thái độ thách thức trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng các hoạt động phát triển hạt nhân bằng việc thử một quả tên lửa dù nó đã phát nổ chỉ vài giây sau khi được phóng lên.

Mỹ trong khi đó đang đẩy mạnh triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra cảnh báo “thời kỳ kiên nhẫn chiến lược đã kết thúc”.

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết hành động quân sự là “một phương án”, một quan chức giấu tên tiết lộ với Bloomberg rằng Tổng thống Trump đã chuẩn bị tinh thần để xem xét có hành động quân sự mặc dù việc Trung Quốc dẫn đầu nỗ lực đàm phán là lựa chọn được ủng hộ hơn.(Baotintuc)
--------------------------------------

Căng thẳng Triều Tiên leo thang, cả nghìn lính thủy Mỹ đổ tới Australia tập trận

1.200 lính thủy đánh bộ Mỹ và 13 máy bay quân sự hùng mạnh đã đáp xuống cảng Darwin “sẵn sàng chiến đấu” nếu căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên leo thang.

luc luong linh thuy danh bo my toi darwin. 

Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tới Darwin. 

Theo Daily Mail, Thủy quân lục chiến Mỹ ngày 18/4 bắt đầu tới khu vực miền bắc Australia trong đợt triển khai quân kéo dài 6 tháng. Lực lượng này sẽ tham gia các cuộc tập trận cùng với quân đội Australia và Trung Quốc. 

Chương trình triển khai thường niên trong vòng 25 năm qua do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khởi xướng năm 2011, một phần của chiến dịch “xoay trục” sang châu Á của Mỹ. 

linh thuy danh bo my o australia.

Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Australia.

Cùng với 1.250 lính thủy quân lục chiến tới Darwin là 13 máy bay, 4 máy bay Osprey, 5 trực thăng Super Cobra và 4 trực thăng Huey, nhiều gấp 3 lần so với các đợt triển khai những năm trước. 

Phát biểu với báo giới sau khi lực lượng Mỹ tới cảng Darwin, Trung tá Brian Middleton, chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, cho hay quy mô triển khai quân và cùng các khí tài quân sự ngày càng lớn hơn so những năm trước cho thấy Mỹ đánh giá cao vị thế của khu vực này. Ông Middleton nhấn mạnh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương có tầm quan trọng chiến lược.

“Đơn vị chiến đấu không quân lần này là đợt triển khai mạnh nhất của chúng tôi tại Darwin”, ông Brian Middleton nói. 

Trước những đồn đoán rằng Mỹ gia tăng các hoạt động đe dọa quân sự đối với Triều Tiên, Trung tá Middleton cho biết quyết định triển khai số máy bay nhiều hơn tới Australia được đưa ra trước khi những căng thẳng gần đây diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.(Baotintuc)
-----------------------------------------

Hàn Quốc cảnh báo đáp trả nếu Triều Tiên có thêm hành động khiêu khích

Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn ngày 18/4 cảnh báo Triều Tiên sẽ phải đương đầu với “hậu quả tương xứng” nếu họ tiếp tục có hành động được cho là mang tính khiêu khích.

binh si quan doi nhan dan trieu tien trong le dieu binh nhan 105 nam ngay sinh nhat co chu tich kim nhat thanh o binh nhuong ngay 15/4. anh: afp/ttxvn

Binh sĩ Quân đội Nhân dân Triều Tiên trong lễ diễu binh nhân 105 năm ngày sinh nhật cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng ngày 15/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, phát biểu tại cuộc họp của nội các, ông Hwang tuyên bố Chính phủ Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế không chấp nhận các hành động được cho là khiêu khích của Triều Tiên, và sẽ buộc nước này phải đối mặt với hậu quả tương xứng.

Ông cũng cho biết Hàn Quốc đã quyết định tăng cường khả năng phòng vệ chung của các lực lượng Hàn Quốc và Mỹ tại đây, cũng như tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc nhằm thực hiện “các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ” trong trường hợp Triều Tiên tiến hành các hành động được cho là khiêu khích. 

Ngoài ra, đề cập đến cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trước đó một ngày, ông Hwang thông báo Hàn Quốc và Mỹ chia sẻ “tính nghiêm trọng và khẩn cấp” của các vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cam kết sẽ cùng tăng cường sức ép đối với Triều Tiên thông qua việc thực hiện các biện pháp trừng phạt quốc tế. 

Cùng ngày 17/4, Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản không làm gia tăng các mối lo ngại về tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên. Phát biểu họp báo, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho June-hyuk cho rằng Nhật Bản cần kiềm chế, không đưa ra những phát biểu có thể gây hiểu lầm hoặc ảnh hưởng xấu đến hòa bình và an ninh trong khu vực. 

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có tin Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe một ngày trước đó cho biết chính phủ của ông đang đưa ra những kế hoạch khẩn cấp trước khả năng nổ ra tình trạng khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên, trong đó dân tị nạn sẽ ồ ạt chạy sang Nhật Bản. 

Gần đây, tại Hàn Quốc xuất hiện ngày càng nhiều những lời đồn đoán trên mạng về khả năng nổ ra chiến tranh với Triều Tiên trong tháng 4 này. Các quan chức Hàn Quốc đã nhiều lần bác bỏ và gọi đây là những lời đồn đoán “vô căn cứ”.(TTXVN)
---------------------------------

Mỹ cam kết tăng cường an ninh cho Nhật Bản trước căng thẳng Triều Tiên

Ngày 18/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã tới Tokyo, mang theo cam kết tăng cường an ninh cho Nhật Bản trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử tên lửa cuối tuần qua.

pho tong thong my mike pence (trai) gap thu tuong nhat ban shinzo abe tai tokyo, ngay 18/4. anh: reuters

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (trái) gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 18/4. Ảnh: Reuters

Theo kế hoạch, Phó Tổng thống Pence sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ, cũng như thúc giục Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình kêu gọi Triều Tiên kiềm chế hành động thử tên lửa. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản tái khẳng định sự ủng hộ của Tokyo đối với lập trường của Mỹ trong mọi giải pháp, trong đó tính đến cả "hành động quân sự" nhằm gây sức ép buộc Triều Tiên ngừng chương trình vũ khí hạt nhân và nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo.

Ngoài vấn đề an ninh, trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Tổng thống Pence và Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso sẽ khởi động cuộc đối thoại kinh tế cấp cao, một diễn đàn để hai nước thảo luận về một loạt chủ đề từ chính sách kinh tế, các quy định về thương mại và đầu tư, đến hợp tác về cơ sở hạ tầng và năng lượng. Mỹ cũng hy vọng đối thoại kinh tế sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa sản xuất tại Mỹ xâm nhập thị trường Nhật Bản cũng như thu hút đầu tư của Nhật Bản cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Mỹ.

Việc khởi động cuộc đối thoại kinh tế cũng được xem là khuôn khổ cho các cuộc thảo luận trong tương lai sau khi Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP), động thái được xem là có thể làm tăng khả năng Washington sẽ theo đuổi các cuộc đàm phán tự do thương mại song phương với Tokyo. Tuy nhiên, hiện chính quyền Mỹ mới đi vào hoạt động, dự báo hai bên chưa thể thảo luận chi tiết các vấn đề cùng quan tâm. Hơn thế nữa, trước khi tới Nhật Bản, ông Pence đã tuyên bố rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang xem lại tất cả những thỏa thuận thương mại như một phần của chính sách "Nước Mỹ trên hết", điều này có thể tác động đến quốc gia Đông Bắc Á này.

Nhật Bản là chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du châu Á kéo dài 10 ngày của Phó Tổng thống Pence.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục