Tin Biển Đông

 
 
 

Tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên 17-06-2017

  • Cập nhật : 17/06/2017

Mỹ, Trung Quốc sắp đối thoại về vấn đề Triều Tiên

Các quan chức ngoại giao, quân sự Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau để bàn về chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. 

ngoai truong my rex tillerson. anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters

Các cuộc đối thoại Mỹ - Trung sẽ diễn ra ngày 21/6 ở Washington, tập trung vào vấn đề Triều Tiên, Reuters hôm nay đưa tin. Phái đoàn Mỹ gồm Ngoại trưởng Rex Tillerson, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis. Đại diện Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Đại tướng Phòng Phong Huy, chỉ huy Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Đây sẽ là phiên khai mạc của Đối thoại Ngoại giao và An ninh, khuôn khổ do Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng sau cuộc gặp hồi tháng 4 ở Florida, Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố cuộc đối thoại nhằm "mở rộng các lĩnh vực hợp tác, thu hẹp khác biệt trong các vấn đề cốt yếu về ngoại giao và an ninh".

Ngoại trưởng Mỹ Tillerson từng cho biết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên đứng đầu chương trình nghị sự hôm 21/6, với việc Bình Nhưỡng đã phóng thử hàng chục tên lửa, hai lần thử hạt nhân từ năm ngoái.

Ông Tillerson tuyên bố Mỹ mong muốn Trung Quốc hỗ trợ nhiều hơn nữa trong việc gây sức ép với Triều Tiên để nước này từ bỏ các chương trình vũ khí. Ngoại trưởng Mỹ nói các nỗ lực của Trung Quốc cho tới nay là "đáng ghi nhận" song "không đều".

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên trong tháng 6, nghị quyết đầu tiên được Mỹ và Trung Quốc đồng thuận từ khi Trump lên nắm quyền.(Vnexpress)
--------------------

Liệu Mỹ có thể "dìm hàng" Triều Tiên?

Lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước đồng minh nhằm vào một số cá nhân và cơ quan nằm trong mạng lưới hoạt động bí mật của Triều Tiên trên toàn cầu khiến chính quyền Bình Nhưỡng rơi vào cảnh thất thu tài chính lớn.

Theo Business Insider, việc Triều Tiên quyết định trao trả công dân Mỹ Otto Warmbier hôm 13/6 đã thu hút thêm sự chú ý từ cộng đồng quốc tế đúng thời điểm giới chức Mỹ nhấn mạnh, Bình Nhưỡng đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và lợi ích của Washington.

Trước đó, sinh viên người Mỹ Warmbier đã bị Triều Tiên kết án 15 năm tù khổ sai trước cáo buộc đánh cắp một tấm poster tuyên truyền trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng hồi năm 2016. Điều đáng nói, khi được trao trả về Mỹ, Warmbier đang ở trong trạng thái hôn mê và được cho là đã duy trì tình trạng này trong suốt một năm qua.

lenh trung phat nham mot so mau chot chinh trong he thong bi mat toan cau cua binh nhuong duoc cho dang tac dong lon toi nen kinh te cua trieu tien.

Lệnh trừng phạt nhằm một số mấu chốt chính trong hệ thống bí mật toàn cầu của Bình Nhưỡng được cho đang tác động lớn tới nền kinh tế của Triều Tiên.

Về phần mình, chính quyền của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn liên tiếp đưa ra những lời đe dọa tấn công nhằm vào Mỹ. Cụ thể, hồi đầu năm nay, ông Kim tuyên bố Triều Tiên đang bước vào giai đoạn cuối cùng chuẩn bị cho một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trang bị đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ.

Còn trong những năm qua, giới chức Mỹ cũng tìm mọi cách để ngăn chặn và kiềm chế tham vọng phát triển hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Thậm chí, không ít chuyên gia cho rằng người dân Triều Tiên có thể phải đối mặt với nạn đói nhưng phát triển năng lực quân sự sẽ không bao giờ bị chính quyền Bình Nhưỡng trì hoãn. Và trên thực tế, Triều Tiên đang bị cô lập gần như toàn bộ với nền kinh tế thế giới. Do đó, Triều Tiên đã sử dụng mạng lưới các tổ chức tài chính và cơ quan quốc tế hoạt động bí mật để cung cấp những thứ mà quốc gia này cần từ tiền cho tới vũ khí và công nghệ. 

Theo nghiên cứu mới đây của C4ADS, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Washington, D.C, việc cộng đồng quốc tế liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào mạng lưới ngầm có quy mô quốc tế của Triều Tiên đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho hoạt động thương mại bất hợp pháp của Bình Nhưỡng trên toàn cầu.

"Cho tới nay, phần lớn lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt với Triều Tiên vẫn chưa thể ngăn chặn quốc gia này từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa song điều này không có nghĩa là lệnh cấm vận không có tác dụng. Trái lại, những hành động cụ thể nhằm vào một số mấu chốt trong hệ thống bí mật của Triều Tiên đang tạo ra tác động lan tỏa trên toàn mạng lưới ở nhiều quốc gia cũng như loại bỏ một số chìa khóa quan trọng như các cá nhân hay cơ quan chuyên cung cấp tài chính và hàng hóa mà Bình Nhưỡng không dễ thay thế", Business Insider dẫn lời nhà phân tích cấp cao tại C4ADS, ông David Thompson.

Theo ông Thompson, hệ thống bí mật của Triều Tiên dù có quy mô toàn cầu nhưng nó lại phụ thuộc chính vào một số nhân vật trung gian và cố vấn chịu trách nhiệm điều phối phần lớn mối quan hệ thương mại của Bình Nhưỡng với các quốc gia khác. Điều đáng nói, những nhân vật trung gian và cố vấn này lại khá ít, do đó, toàn bộ hệ thống rất dễ bị ảnh hưởng một khi Mỹ và các quốc gia đồng minh đưa ra biện pháp mạnh tay.

Cụ thể, theo ông Thompson, việc công ty Phát triển công nghiệp Dandong Hongxiang của Trung Quốc bị đưa vào danh sách trừng phạt của cộng đồng quốc tế hồi năm ngoái đã khiến chính phủ Triều Tiên chịu thiệt hại lớn về doanh thu. 

"Mỗi quốc gia có thể tự tăng cường áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Triều Tiên nhưng trên lý thuyết, nếu hành động này nhằm vào những nhân vật chủ chốt trong mạng lưới bí mật của Triều Tiên, nó sẽ tạo ra tác động lan tỏa trong toàn hệ thống toàn cầu và khiến hệ thống này sụp đổ", ông Thompson chia sẻ. (Infonet)
------------------------

Tình báo Hàn Quốc nói Kim Jong-un dùng xe cấp dưới vì lo bị ám sát

Tình báo Hàn Quốc cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như "cực kỳ căng thẳng" trước thông tin có âm mưu ám sát ông.

nha lanh dao trieu tien kim jong-un. anh: nbc news

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: NBC News

 

Do lo ngại về nguy cơ bị không kích hoặc ám sát, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường đi lại vào sáng sớm, dùng xe của cấp dưới thay xe của mình, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết. Korea Herald dẫn lời Lee Cheol-woo, lãnh đạo đảng Hàn Quốc Tự do, nói NIS báo cáo điều này trong phiên họp kín của Quốc hội hôm 15/6.

Hàn Quốc và Mỹ được cho là đang tìm cách thành lập các lực lượng đặc biệt vào cuối năm nay "để ám sát ông Kim trong một sự kiện bất kỳ, làm tê liệt hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Triều Tiên".

"Ông Kim rất bận rộn thu thập thông tin về 'chiến dịch ám sát' thông qua cơ quan tình báo Triều Tiên", Lee cho biết thêm.

Theo NIS, Triều Tiên dường như đã tiến gần hơn tới công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sau hàng loạt vụ thử thành công. 

Về vật thể nghi là máy bay không người lái (UAV) Triều Tiên được tìm thấy cuối tuần trước ở Hàn Quốc, NIS cho biết phương tiện này đã chụp 551 bức ảnh về lãnh thổ Hàn Quốc, bao gồm Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đặt tại Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsan.(Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục