Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 21-08-2017

  • Cập nhật : 21/08/2017

Quan hệ Đức - Thổ Nhĩ Kỳ: Hết thân đến thù

Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ giờ chỉ còn là đồng minh quân sự và đối tác chiến lược trên danh nghĩa.

tong thong tho nhi ky recep tayyip erdogan trong mot lan gap go thu tuong duc angela merkel reuters

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong một lần gặp gỡ Thủ tướng Đức Angela Merkel REUTERS

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đức có lẽ đã trở nên tồi tệ đến tột đỉnh. Hai đồng minh NATO và là hai đối tác chiến lược ở châu Âu này giờ chỉ còn là đồng minh quân sự và đối tác chiến lược trên danh nghĩa. Trong thực chất, sự khác biệt và khoảng cách đã trở nên quá lớn.

Chỉ như thế mới có thể lý giải được vì sao Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan công khai kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức không bỏ phiếu cho cả hai đảng trong liên minh chính phủ hiện tại của Thủ tướng Đức Angela Merkel và đảng Xanh trong cuộc bầu cử quốc hội tại nước này vào ngày 25.9 tới. Diện cử tri này không hề nhỏ ở Đức và thật sự không thể loại trừ khả năng họ đóng vai trò “con ruồi đậu nặng đồng cân” trong cuộc tổng tuyển cử bởi cục diện chính trị ở nước Đức sẽ thay đổi nếu cử tri dồn phiếu bầu cho các đảng nhỏ.

Ông Erdogan làm như thế chẳng khác nào công khai hậu thuẫn việc truất quyền của các đảng phái chính trị đang cầm quyền ở nước Đức. Như thế là can thiệp trực tiếp vào bầu cử của nước khác và là can thiệp vào chuyện nội bộ của nước ấy. Đồng minh quân sự và đối tác chiến lược với nhau thì không ai làm những việc như thế. Qua đấy có thể thấy được rất rõ Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ không còn coi trọng Đức như trước mà còn dùng chính mối quan hệ không được tốt đẹp này để răn đe và cảnh báo những thành viên khác của NATO và EU. Ông Erdogan cho thấy ông hiện sẵn sàng thí bỏ cả sự thống nhất nội bộ trong NATO và mong muốn được đứng vào hàng ngũ của EU vì những mưu tính quyền lực riêng. Vì việc này mà NATO gặp khó thêm trong chuyện chống khủng bố và EU gặp khó thêm trong giải quyết vấn đề người tị nạn.(Thanhnien)
----------------------------

Bí ẩn những hoàng tử mất tích của Ả Rập Saudi

Trong vòng 2 năm qua, 3 hoàng tử Ả Rập Saudi sống tại châu Âu đã mất tích một cách bí ẩn.

Điểm chung trong các vụ mất tích là họ đều là những người chỉ trích chính phủ Ả Rập Saudi. 

Có bằng chứng cho thấy 3 hoàng tử đã bị bắt cóc và đưa về nước bằng máy bay rồi bặt vô âm tín kể từ đó. 

Vào sáng sớm 12-6-2003, hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz được đưa tới cung điện thuộc sở hữu của người bác - cố Quốc vương Fahd bin Abdulaziz - ở vùng ngoại ô TP Geneva - Thụy Sĩ. 

Hoàng tử Sultan đến cung điện theo lời mời dùng điểm tâm của hoàng tử Abdulaziz bin Fahd, con trai cố quốc vương.  

 

Bí ẩn những hoàng tử mất tích của Ả Rập Saudi - Ảnh 1.

Hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz (giữa). Ảnh: Hugh Miles

Tại đây, hoàng tử Abdulaziz thuyết phục ông Sultan trở về Ả Rập Saudi với lời hứa hẹn rằng những mâu thuẫn giữa ông và chính phủ sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, sau khi bị hoàng tử Sultan từ chối, ông Abdulaziz liền ra ngoài để gọi một cuộc điện thoại.

Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Hồi giáo Sheikh Saleh al-Sheikh có mặt trong căn phòng khi đó cũng lập tức bỏ ra ngoài.

Ít phút sau, một nhóm người đeo mặt nạ bất ngờ tiến vào đánh đập, trói tay hoàng tử Sultan và đâm kim vào cổ ông. Ông nhanh chóng được đưa lên một chiếc máy bay chờ sẵn ở sân bay Geneva trong tình trạng bất tỉnh.

Câu chuyện trên được những người tâm phúc của hoàng tử Sultan kể lại với một tòa án ở Thụy Sĩ nhiều năm sau đó. 

Ông Eddie Ferreira, người phụ trách liên lạc của hoàng tử, thuật lại quãng thời gian chờ đợi tại khách sạn ở Geneva khi ông Sultan bị bắt: "Chúng tôi không thể liên lạc với đội cận vệ, đó là dấu hiệu báo động đầu tiên. Ngay cả hoàng tử cũng không có bất kỳ hồi âm nào".

Đến chiều cùng ngày, có 2 vị khách bất ngờ xuất hiện tại nơi ở của hoàng tử Sultan: đại sứ Ả Rập Saudi tại Thụy Sĩ và người quản lý khách sạn. "Họ chỉ yêu cầu tất cả mọi người thu dọn đồ đạc và rời khỏi căn phòng. Chúng tôi nhận được tin rằng hoàng tử đang ở Riyadh nên có thể rời đi" - ông Ferreira nói thêm.

Vậy hoàng tử Sultan đã làm gì để khiến gia đình phải chuốc thuốc mê và bắt cóc một cách bạo lực như vậy?

Bí ẩn những hoàng tử mất tích của Ả Rập Saudi - Ảnh 2.

Hoàng tử Turki bin Bandar (trái). Ảnh: Almarai

Vào năm 2002, khi đến châu Âu để chữa bệnh, ông Sultan bắt đầu thực hiện cuộc phỏng vấn chỉ trích chính phủ Ả Rập Saudi. 

Hoàng tử lên án các vấn đề nhân quyền, tình trạng tham nhũng trong nước và kêu gọi chính phủ thực hiện các cuộc cải cách. Tuy nhiên, Ả Rập Saudi được lãnh đạo bởi một chế độ quân chủ tuyệt đối và không chấp nhận sự bất đồng quan điểm.

Một cuộc bắt cóc tương tự cũng xảy ra với hoàng tử Turki bin Bandar, một nhân vật cấp cao trong bộ máy cảnh sát Ả Rập Saudi với nhiệm vụ bảo vệ gia đình hoàng gia. Sau một mâu thuẫn với gia đình về vấn đề thừa kế, ông Turki đã phải ngồi tù một năm. 

Sau khi được thả, hoàng tử bỏ trốn đến thủ đô Paris - Pháp và bắt đầu đăng tải các video kêu gọi cải cách Ả Rập Saudi lên YouTube từ năm 2012.

Tương tự như trường hợp của hoàng tử Sultan, chính phủ Ả Rập Saudi đã cố gắng thuyết phục ông Turki tự nguyện về nước. Sau đó, hoàng tử liền ghi âm cuộc điện đàm với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ả Rập Saudi Ahmed al-Salem và đưa lên mạng. 

Trong đoạn ghi âm, ông Turki tiết lộ việc nhận được nhiều bức thư nặc danh từ Ả Rập Saudi đe dọa sẽ bắt cóc ông về nước giống như Sultan. Vị hoàng tử tiếp tục đăng tải nhiều đoạn video đến tháng 7-2015 rồi bất ngờ im hơi lặng tiếng. 

Ông Wael al-Khalaf, một người bạn của hoàng tử Turki, trả lời phỏng vấn đài BBC: "Cậu ấy vẫn thường gọi cho tôi mỗi 1, 2 tháng. Nhưng trong suốt 4-5 tháng liền tôi không nhận được liên lạc gì nên bắt đầu nghi ngờ. Sau đó, tôi biết được tin từ một quan chức cấp cao ở Ả Rập Saudi rằng Turki đã về nước. Vậy là họ đã bắt cóc cậu ấy".

 

Bí ẩn những hoàng tử mất tích của Ả Rập Saudi - Ảnh 3.

Hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr. Ảnh: BBC

Khi thực hiện một cuộc tìm kiếm tung tích hoàng tử Turki, đài BBC phát hiện một bài báo của Morocco cho biết vị hoàng tử Ả Rập Saudi bị bắt giam tại nước này khi đang chuẩn bị trở về Pháp. 

Sau đó, ông Turki bị Morocco trục xuất về nước theo lời đề nghị của Riyadh. 

Trong khoảng thời gian hoàng tử Turki biến mất, một hoàng tử khác tên Saud bin Saif al-Nasr cũng lâm vào số phận tương tự. Vào năm 2014, ông bắt đầu đăng lên Twitter các thông điệp chỉ trích chế độ quân chủ của Ả Rập Saudi, kêu gọi khởi tố các quan chức đứng sau vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi vào năm 2013.

Đến tháng 9-2015, hoàng tử Saud thậm chí còn liều lĩnh hơn khi công khai ủng hộ một bức thư nặc danh đòi lật đổ Quốc vương Salman. Đối với Riyadh, hành động này tương tự với sự phản bội và cũng là điều quyết định số phận của ông Saud. Sau khi đăng tải thông điệp cuối cùng trên Twitter, ông Saud biến mất không dấu vết.

Trở lại với hoàng tử Sultan, vì có cấp bậc cao trong hoàng gia nên ông được thay đổi qua lại giữa nhà tù và quản thúc tại gia. Tuy nhiên, vì sức khỏe quá yếu nên ông được gia đình hoàng cho phép đến TP Boston, bang Massachusetts - Mỹ chữa bệnh vào năm 2010.

 

Bí ẩn những hoàng tử mất tích của Ả Rập Saudi - Ảnh 4.

Hoàng tử Khaled bin Farhan, thành viên hoàng gia Ả Rập Saudi duy nhất còn sót lại ở châu Âu. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, hành động sau đó của hoàng tử Sultan khiến Riyadh không kịp trở tay. Ông đâm đơn kiện lên các tòa án Thụy Sĩ, cáo buộc Hoàng tử Abdulaziz bin Fahd và Sheikh Saleh al-Sheikh đứng sau vụ bắt cóc mình vào năm 2003.

Đây là lần đầu tiên một thành viên cao cấp trong hoàng gia Ả Rập Saudi khởi kiện chống lại một thành viên khác tại một tòa án phương Tây. Thế nhưng cơ quan chức năng Thụy Sĩ lại không mấy hứng thú đến vụ án này. 

Đến tháng 1-2016, ông Sultan lại bị lừa đưa về Ả Rập Saudi khi đang lên kế hoạch đến thăm cha, một người nổi tiếng hay chỉ trích chính phủ Riyadh, tại thủ đô Cairo - Ai Cập. 

Dù từng bị bắt cóc vào năm 2003, ông Sultan vẫn chấp nhận sử dụng máy bay riêng đến Cairo theo lời đề nghị của lãnh sự quán Ả Rập Saudi.

Hai thành viên thuộc đoàn tùy tùng của hoàng tử Sultan kể lại những sự việc của ngày hôm đó như sau: "Trên đường băng là một chiếc máy bay lớn có viết chữ Ả Rập. Mọi thứ khá kì lạ vì có rất nhiều thành viên phi hành đoàn  và tất cả đều là đàn ông". Chiếc máy bay cất cánh với điểm đến là Cairo nhưng khoảng 2 tiếng rưỡi sau, các màn hình kiểm soát đều bị tắt.

Khoảng 1 tiếng trước khi máy bay hạ cánh, hoàng tử Sultan thức giấc và lo lắng nhìn ra ngoài cửa sổ. Khi nhận ra điểm đến là Ả Rập Saudi, ông Sultan bắt đầu đập vào cửa buồng ngủ và gào thét kêu cứu. Một thành viên phi hành đoàn liền yêu cầu đoàn tùy tùng của hoàng tử ngồi yên tại chỗ.

"Chúng tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một toán người có vũ trang bao vây chiếc máy bay" - trích lời một thành viên đoàn tùy tùng. Sau đó, các binh sĩ và phi hành đoàn liền lôi ông Sultan ra khỏi máy bay trong lúc vị hoàng tử gào thét yêu cầu các tùy tùng gọi cho đại sứ quán Mỹ. 

Hoàng tử và các nhân viên y tế bị đưa đến một căn biệt thự trong sự canh gác cẩn mật của những người có vũ trang. Kể từ đó, không còn bất kỳ tin tức nào về ông Sultan nữa. 

Ngoài 3 người bị bắt cóc trên, vẫn còn 1 vị hoàng tử Ả Rập Saudi đang sống lưu vong tại Đức từ năm 2013 là ông Khaled bin Farhan. Ông lo ngại rằng một ngày nào đó mình cũng sẽ bị buộc trở về Riyadh. 

"Chúng tôi là 4 thành viên hoàng gia sống tại châu Âu, chỉ trích gia đình và các quy định của họ của Ả Rập Saudi. Đã có 3 người bị bắt cóc và tôi là người duy nhất còn sót lại" - trích lời hoàng tử Khaled.

Câu hỏi đặt ra là liệu ông có phải là người tiếp theo trong danh sách hoàng tử bị bắt cóc hay không?(NLĐ)
--------------------------

CNN: Muốn không mất việc, đừng làm ở Nhà Trắng dưới thời ông Trump

Sự ra đi của ông Steve Bannon là lần thay đổi nhân sự mới nhất trong chính quyền ông Trump. Theo CNN, câu hỏi 'có nên để Bannon đi?' từng được thảo luận trong 2 tuần. Một nguồn tin cho hay, tuy "được" khuyến khích từ chức, cuối cùng ông vẫn là bị buộc phải ra đi. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders xác nhận sự ra đi của vị chiến lược gia hôm thứ 6 (18/8) nhưng tuyên bố quyết định này được cả 2 bên (Nhà Trắng và Bannon) đồng thuận.

Ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/11. Chỉ vài ngày sau đó (28/1), một nhiếp ảnh gia Nhà Trắng chụp bức ảnh khi tổng thống Mỹ điện đàm với người đồng cấp phía Nga Vladimir Putin, vô tình bắt được khung cảnh hoàn hảo báo trước sự hỗn loạn sắp tới của chính quyền non trẻ. Trong đó, những quan chức cấp cao nhất quy tụ quanh tổng thống Trump và phó tổng thống Mike Pence, tạo nên hình ảnh của một vòng tròn trung thành. Tuy nhiên, đến ngày hôm nay chỉ 2 người là còn ở lại Nhà Trắng: ông Trump và ông Pence.

Vẫn biết công việc ở văn phòng quyền lực nhất thế giới vô cùng áp lực và chuyện quan chức Nhà Trắng thôi việc sẽ có lúc xảy ra. Điều đáng chú ý là tốc độ "luân chuyển cán bộ" nhanh đáng kinh ngạc: 7 tháng, 10 người (có người từ chức, có người bị sa thải, và cũng có người bị buộc từ chức). Trong khi đó, người tiền nhiệm của ông là Barack Obama chỉ thay một giám đốc truyền thông trong năm đầu tiên ngồi nhiệm sở.

Trong danh sách này, người ra đi nhanh nhất là cựu giám đốc truyền thông Anthony Scaramucci, làm việc được 10 ngày và thậm chí còn chưa kịp chính thức nhậm chức. Người trụ được lâu nhất chính là Steve Bannon, vị chiến lược gia theo ông Trump từ chiến dịch tranh cử và vừa mới mất chức hôm qua (18/8).

Trước khi lên làm tổng thống, ông Trump từng là một doanh nhân thành đạt và còn có một chương trình truyền hình riêng mang tên The Apprentice (Người tập sự), lên sóng từ năm 2004 và vị tổng thống tham gia 14 mùa. The Apprenticeđược thực hiện dưới dạng quá trình tìm kiếm tài năng để chọn ra người đứng đầu một trong những công ty của ông Trump. Vị trí bắt đầu là hợp đồng một năm thử việc với mức lương khởi điểm 250.000 USD/năm.

Chương trình này thành công đến nỗi hình ảnh ông Trump với câu cửa miệng "Bạn bị sa thải!" trở nên nổi tiếng và thuật ngữ Trumponomics ra đời, là sự kết hợp giữa Trump và economics (kinh tế học) để ám chỉ thông điệp xuyên suốt trong The Apprentice: gây ấn tượng với ông chủ là cách duy nhất để thăng tiến trong công ty.

Nhà Trắng dưới thời ông Trump có tỷ lệ thay đổi nhân sự trong năm đầu tiên đáng kể hơn so nhiều với các vị tổng thống Mỹ khác trong lịch sử hiện đại. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều bất thường cho một vị tổng thống trong thời kỳ khó khăn của chính quyền. Hoặc cũng có thể vị cựu doanh nhân vẫn chưa quên được thói quen loại bỏ nhân viên cho đến khi tìm được tài năng thực sự.(NDH)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 21-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 21-08-2017

    Chiến đấu cơ Pháp áp sát máy bay thương mại Anh; Thiên thạch khủng lao tới, NASA sẽ triển khai hệ thống phòng thủ vũ trụ?; Mỹ giảm quân số tham gia tập trận với Hàn Quốc

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 20-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 20-08-2017

    Khủng bố Hồi giáo tại châu Âu từ năm 2015 khiến 330 người thiệt mạng; Trung Quốc điều quân chủ lực ra biên giới với Ấn Độ; Australia chuẩn bị công bố chiến lược chống khủng bố bằng xe; Chính trị gia Đức: Crimea nên được công nhận là một phần của Nga

Bài cùng chuyên mục