Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý trưa 20-07-2017
- Cập nhật : 20/07/2017
Ấn - Trung bên bờ vực đối đầu
Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở Tây Tạng giữa lúc truyền thông nước này cảnh báo về nguy cơ xung đột toàn diện với Ấn Độ.
Đài CCTV đưa tin cuộc tập trận được thực hiện bởi một lữ đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh đặc khu Tây Tạng, một trong hai lữ đoàn sơn cước đóng tại khu vực, nhằm “cải thiện năng lực tác chiến tại các địa hình này”. Đây là lữ đoàn đồn trú dọc con sông linh thiêng Yarlung Zangbo của Tây Tạng, tên khác là Brahmaputra, chảy từ bang Arunachal Pradesh ở phía Ấn Độ. Tờ China Dailyngày 18.7 cho biết nội dung tập trận bao gồm hành quân nhanh, phối hợp tấn công giữa các lực lượng và phòng không. Lữ đoàn này đã điều động toàn bộ binh sĩ và mất khoảng 6 giờ để chuyển vũ khí từ doanh trại đến khu vực tập trận ở độ cao 5.000 m.
Đoạn clip dài 1 phút 43 giây trên website của Nhân Dân nhật báo cho thấy các toán quân di chuyển trên địa hình núi non, hàng loạt bệ phóng rốc két đồng loạt khai hỏa, trong khi tên lửa chống tăng, bom xuyên boong-ke, bích kích pháo (pháo bắn đạn trái phá), súng cối cũng lần lượt được triển khai. Cuộc tập trận diễn ra trong 11 giờ này thể hiện năng lực phối hợp tác chiến hiệu quả trên địa hình đồi núi, theo China Daily. Trước đó, hồi đầu tháng, Bộ Tư lệnh đặc khu Tây Tạng đã tổ chức một cuộc diễn tập bắn đạn thật khác tại một địa điểm ở độ cao 5.100 m. Tờ South China Morning Post dẫn lời giới phân tích nhận định Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) muốn chứng tỏ có thể dễ dàng áp đảo lực lượng vũ trang Ấn Độ, trong bối cảnh quân đội hai nước đang áp sát cao nguyên Doklam tại ngã ba biên giới với Bhutan.
New Delhi ngày 17.7 bác bỏ thông tin từ kênh tin tức Dunya News của Pakistan rằng 158 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng vì một đợt tấn công bằng rốc két của Trung Quốc vào các chốt quân sự của Ấn Độ ở bang giáp biên giới Sikkim. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay chỉ trích thông tin trên là “vô căn cứ, thâm hiểm và gây hại”, theo Hãng tin ANI. Tờ Nhân Dân nhật báo hôm qua cũng khẳng định đó là tin giả và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ đã lên án việc này.
Tờ The Indian Express hôm qua cho hay, trong một động thái thể hiện mức độ nghiêm trọng của tình hình, Trung Quốc đã triệu tập các đại diện ngoại giao ở Bắc Kinh để thông báo về diễn biến ở Doklam, nơi căng thẳng dâng cao sau khi Ấn Độ bị tố ngăn chặn lính Trung Quốc xây con đường từ thung lũng Chumbi (bên phía Tây Tạng) sang Doklam. Trong cuộc họp, nước chủ nhà nhấn mạnh các đơn vị PLA vẫn “chờ đợi một cách kiên nhẫn” tại khu vực, nhưng sự kiên nhẫn này có giới hạn.
Theo tờ Hindustan Times, tình hình càng nghiêm trọng hơn trước giọng điệu ngày càng căng thẳng của truyền thông Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu thời báo hôm qua đăng bài bình luận đe dọa “sự khiêu khích của Ấn Độ sẽ châm ngòi cuộc đối đầu toàn diện dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC)”, giới tuyến tranh chấp kéo dài 3.488 km giữa hai nước.(Thanhnien)
----------------------------
Trung Quốc mang chiến hạm “khủng” tới biển Baltic để tập trận cùng Nga
Theo hãng tin RT, Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành giai đoạn đầu tiên trong quá trình diễn tập trên biển Joint Sea 2017 trên biển Baltic. Đáng chú ý hơn cả, Trung Quốc sẽ cho triển khai tàu chiến tối tân bậc nhất của nước này.
Cuộc diễn tập trên biển Baltic sẽ bắt đầu vào ngày 21/7 tới và sẽ có sự tham gia của hàng chục tàu chiến cùng nhiều máy bay quân sự và trực thăng của cả hai nước.
“Mục tiêu chính của cuộc diễn tập này là nhằm nâng cao khả năng phối hợp chiến đấu của hạm đội hai nước nhằm đối mặt với những hiểm họa trên biển, huấn luyện kỹ năng của các thủy thủ trên tàu Nga và Trung Quốc, củng cố quan hệ hợp tác giữa Hải quân Nga và Hải quân Trung Quốc”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Dự kiến đội tàu của Trung Quốc sẽ có mặt tại căn cứ Hải quân Baltiysk tại vùng Kaliningrad (Nga) vào ngày 21/7, và sẽ có một buổi lễ chào đón được tổ chức. Cuộc diễn tập sẽ chính thức được tiến hành từ ngày 24 đến 27/7.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã triển khai tàu Changsha, tàu chiến được trang bị tên lửa định hướng hiện đại Type-052D thứ hai của nước này. Tuần trước, trên đường đến biển Baltic, đội tàu Trung Quốc đã có một diễn tập bằng đạn thật trên biển Địa Trung Hải.
Sau khi cuộc diễn tập trên biển Baltic kết thúc, hải quân Trung Quốc sẽ cùng các tàu chiến của Nga tập trận trên Biển Nhật Bản và Biển Okhotsk vào tháng 9 tới.
Hải quân Trung Quốc và Nga đã cùng nhau tiến hành diễn tập quân sự Joint Sea kể từ năm 2012 đến nay. Năm ngoái, một cuộc tập trận của Trung Quốc được cho là đã được thực hiện trên Biển Đông.(Infonet)
------------------------
Pháp soán ngôi Mỹ về quyền lực mềm
Mỹ đã tuột mất vị trí dẫn đầu danh sách 30 quốc gia có quyền lực mềm hàng đầu vào tay Pháp trong bản xếp hạng năm 2017.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp người đồng cấp Mỹ Donald Trump (trái) ở Paris hôm 13.7.2017 REUTERS
Công ty truyền thông Portland Communications và Đại học Nam California vừa công bố danh sách 30 quốc gia có tầm ảnh hưởng toàn cầu thông qua quyền lực mềm năm 2017 với một số thay đổi về vị trí xếp hạng so với năm 2016.
Từ năm ngoái tới nay, nhiều nước trên thế giới có sự thay đổi đáng kể về chính trị, trong đó Mỹ và Pháp đều có tổng thống mới, trong khi Anh chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Theo AFP dẫn kết quả nghiên cứu Soft Power 30, Mỹ từ vị trí số 1 thế giới về quyền lực mềm năm 2016 đã tụt xuống vị trí thứ 3 trong năm nay. Điều này được cho là do chính sách "Nước Mỹ là số một" do Tổng thống Donald Trump đưa ra, mặc dù Mỹ vẫn "không có đối thủ" trong các lĩnh vực đổi mới công nghệ, giáo dục đại học, điện ảnh, âm nhạc và truyền hình.
Trong khi đó, Pháp từ vị thứ 5 đã vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng mới. Kết quả này một phần là do Tổng thống Emmanuel Macron đắc cử. Nghiên cứu nêu rõ mạng lưới ngoại giao của Pháp là điểm mạnh nhất.
"Họ không có đối thủ trong việc là thành viên của các tổ chức đa phương và quốc tế, cũng như trong các sứ mệnh văn hóa ngoại giao của mình. Với việc ông Macron luôn cam kết hợp tác và hội nhập trong quá trình tranh cử, không có lý do gì để không kỳ vọng vào sự tham gia và ảnh hưởng ngày càng lớn của Pháp trên toàn cầu", theo nghiên cứu. Bên cạnh đó, Pháp cũng là điểm thu hút du lịch hàng đầu thế giới và các vụ tấn công khủng bố cũng không khiến du khách bỏ qua điểm đến hấp dẫn này.
Ngoài ra, theo danh sách, Anh duy trì vị trí thứ hai nhưng bị đánh giá là có sự sụt giảm ảnh hưởng. Xếp ở vị trí thứ 4 và 5 lần lượt là Đức và Canada.
Nghiên cứu trên sử dụng dữ liệu số và khảo sát ở 25 quốc gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng phi quân sự của một nước đối với phần còn lại của thế giới. (Thanhnien)
----------------------
Cận vệ của Tổng thống Duterte bị phục kích, 4 người bị thương
Đoàn xe hộ tống của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bất ngờ bị quân nổi dậy phục kích ngày 19.7, khiến 4 cận vệ bị thương.
Theo AFP dẫn nguồn từ giới chức Philippines, Tổng thống Duterte không có mặt trong đoàn xe trên khi các tay súng nổi dậy bắn xối xả vào đoàn xe ở trên đường cao tốc tại đảo Mindanao.
Một quan chức quân đội Philippines cáo buộc nhóm Quân đội Nhân dân mới gồm 4.000 thành viên đứng sau vụ tấn công.
Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi Tổng thống Duterte đề nghị quốc hội cho phép gia hạn việc thiết lập thiết quân luật ở Mindanao cho đến tháng 12 nhằm giúp quân đội có thêm thời gian đẩy lùi các tay súng nổi dậy có dính líu với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở thành phố Marawi.
Thiết quân luật kéo dài 60 ngày đã được áp dụng tại đảo này sau khi quân nổi dậy tấn công Marawi vào hôm 23.5, song ông Duterte thừa nhận rằng cần thêm thời gian để tiêu diệt các tay súng nổi dậy.
Chính vì vậy, nhóm Quân đội Nhân dân mới mở chiến dịch tấn công nhằm đáp trả kế hoạch gia hạn thiết quân luật của ông Duterte, theo AFP.(Thanhnien)