Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-06-2017

  • Cập nhật : 09/06/2017

Giảm nguồn thu từ dầu lậu, IS tìm cách đầu tư tài chính vào Tây Âu

Nga vừa nắm được thông tin về việc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang cố gắng đầu tư tiền vào các dự án ở Tây Âu thông qua các ngân hàng ở Trung Đông.

canh sat italy va tang vat la mot la co den cua is bi tich thu trong mot chien dich truy quet khung bo tai roma dau nam 2017. anh: reuters.

Cảnh sát Italy và tang vật là một lá cờ đen của IS bị tịch thu trong một chiến dịch truy quét khủng bố tại Roma đầu năm 2017. Ảnh: Reuters.

 

Ông Dmitry Feoktistov, Giám đốc Ủy ban Các thách thức và Đe dọa mới thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã tiết lộ thông tin trên với các phóng viên sau một cuộc họp với phái đoàn Mỹ trong khuôn khổ chương trình làm việc của Cơ quan Đặc nhiệm Tài chính (FATF), tổ chức liên chính phủ được thành lập để chống lại nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Đài Sputnik dẫn lời ông Feoktistov cho biết: “Nhằm cung cấp bằng chứng về các thông tin trên, chúng tôi đã chia sẻ với Mỹ tên của những ngân hàng liên quan tới vụ đầu tư tiền ở hai nước Tây Âu”.

Quan chức ngoại giao trên không nêu rõ tên hai quốc gia Tây Âu song lưu ý rằng Washington “bắt đầu tìm hiểu và đánh giá cao về thông tin trên”. 

Theo ông Feoktistov, trước đó đã có những báo cáo về việc IS cố đầu tư bất động sản ở thành phố New York của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm vào đó, chiến dịch chống khủng bố ở Syria và Iraq, bao gồm hoạt động tấn công các cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng, đã làm giảm rõ rệt nguồn thu từ khí đốt tự nhiên và dầu mỏ của IS. Trong hai năm gần đay, nguồn tiền thu được từ việc bán nhiêu liệu hàng tháng của IS đã giảm từ 50 triệu USD xuống còn từ 12 – 20 triệu USD.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch, không quân Nga đã phá hủy khoảng 4.000 xe tải chở dầu của phiến quân, trong khi đó liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã phá hủy gần 3.000 xe. Hàng trăm cơ sở sản xuất nhiên liệu, nhà máy lọc dầu và vận chuyển dầu cũng bị phá hủy. Tình trạng này đã buộc IS phải tìm nguồn tài chính mới bao gồm tống tiền, bán cổ vật, đầu tư vào thị trường dược phẩm và buôn bán ngũ cốc.

Theo ông Feoktistov, IS đã cố gắng kiểm soát đường dây buôn ma túy từ Afghanistan. Có các nguồn tin cho rằng tổ chức này đã lợi dụng người nhập cư để tuồn ma túy vào châu Âu. (Baotintuc)
-----------------------------

Nga phóng tên lửa Proton mang theo vệ tinh của Mỹ

Cơ quan Vũ trụ LB Nga (Roscosmos) ngày 8/6 cho biết Nga đã phóng thành công một tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh viễn thông EchoStar 21 của Mỹ lên quỹ đạo.

 

ten lua proton chuan bi roi be phong. anh: afp/ttxvn

Tên lửa Proton chuẩn bị rời bệ phóng. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Roscosmos cho biết vụ phóng diễn ra từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, và toàn bộ các bước của vụ phóng đã diễn ra theo đúng cách thức thông thường. 

Các tên lửa đẩy Proton đã được đưa vào sử dụng từ năm 1965 và hiện có khả năng mang một vật nặng 22,8 tấn. Các kế hoạch phóng tên lửa Proton đã phải tạm ngừng từ năm 2016 sau một loạt lỗi kỹ thuật. 

Vệ tinh EchoStar 21, đang được Tập đoàn EchoStar (có trụ sở tại Colorado, Mỹ) sử dụng vào mục đích thương mại, là một vệ tinh băng tần S (S-band), được thiết kế nhằm cung cấp kết nối di động trên khắp châu Âu. 

Roscosmos cho biết công ty EchoStar Mobile Limited - chi nhánh của EchoStar, được cấp giấy phép trên toàn EU để tạo ra mạng dịch vụ điện thoại kết nối qua vệ tinh cùng một bộ phận mặt đất bổ trợ, sẽ có nhiệm vụ sử dụng các chức năng của vệ tinh EchoStar 21 để cung cấp mạng viễn thông di động IP thế hệ mới.(TTXVN)
-------------------------------

Khả năng hủy Hội nghị ASEAN-GCC vì khủng hoảng Vùng Vịnh

Truyền thông Thái Lan ngày 7/6 dẫn lời Ngoại trưởng nước này Don Pramudwinai cho biết Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) dự kiến vào cuối năm nay ở Thái Lan có thể sẽ bị hủy do các căng thẳng mới nổi lên trong quan hệ của Qatar với một số nước Arab khác trong khu vực.

 

co kha nang hoi nghi cap cao asean-gcc se bi huy. anh: mofa.gov.bh

Có khả năng Hội nghị Cấp cao ASEAN-GCC sẽ bị hủy. Ảnh: mofa.gov.bh

 

Ngoại trưởng Don Pramudwinai cũng cho biết Thái Lan, với tư cách là điều phối viên quan hệ ASEAN-GCC, mong muốn cuộc khủng hoảng này sớm được giải quyết. Ông nhấn mạnh: “Nếu tình hình Trung Đông không được cải thiện, hội nghị cấp cao trên có thể không được tổ chức như dự kiến ban đầu. Thái Lan và ASEAN hy vọng tình hình sẽ sớm được giải quyết”.

Ngày 5/6 vừa qua, Bahrain, Ai Cập, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với lý do nước này hậu thuẫn khủng bố. Vụ việc này đã khơi mào cho cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất tại khu vực kể từ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Cho tới nay đã có 9 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.

Dù cho rằng cuộc khủng hoảng trên không ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao Thái Lan – Qatar, song Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai thừa nhận các quan hệ kinh tế và du lịch của nước này với khu vực Vùng Vịnh sẽ bị ảnh hưởng lớn.(TTXVN)
---------------------------

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ nóng lòng hợp tác lắp ráp S-400 cùng Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/6 đã báo tin vui cho Thổ Nhĩ Kỳ, rằng hoạt động sản xuất S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ phụ thuộc vào sự sẵn sàng của Ankara.

he thong phong khong s-400 triumf trong cuoc tap tran chien dau o moskva. anh: sputnik

Hệ thống phòng không S-400 Triumf trong cuộc tập trận chiến đấu ở Moskva. Ảnh: Sputnik

 

Tại một cuộc họp với tổng biên tập các hãng thông tấn thế giới hôm 1/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẵn sàng cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không tối tân S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. "Chúng tôi đã thảo luận về khả năng bán các hệ thống S-400. Hiện chúng tôi sẵn sàng bán", ông Putin trả lời câu hỏi từ Tổng biên tập hãng thông tấn Anadolu. 

Ông Putin cho rằng, đối với hoạt động sản xuất S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề này phụ thuộc vào sự sẵn sàng của ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Sputnik, Giáo sư quan hệ quốc tế Mesut Hakki Casin tại Đại học Ozyegin ở Istanbul, chuyên gia về chiến lược an ninh và chống khủng bố quốc tế, đã giải thích lý do tại sao Ankara rất mong chờ cơ hội hợp tác với Moskva lần này. 

Theo ông Hakki Casin, Ankara nên cố gắng hết sức để thực hiện dự án chung vì một mặt nó sẽ tăng cường an ninh cho đất nước. Mặt khác, nó sẽ nâng cao trình độ của các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ và đưa ngành công nghiệp kỹ thuật quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ lên một cấp độ mới về chất lượng. 

 “Tôi tin rằng có một thỏa thuận giữa Moskva và Ankara về việc cung cấp các hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ và khả năng hợp tác trong lắp ráp các hệ thống phòng thủ tiên tiến này ở Thổ Nhĩ Kỳ”, chuyên gia này nói thêm. 

Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần các hệ thống S-400 vì sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ cho các vùng lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các hệ thống phòng không quốc gia. Bên cạnh đó, các hệ thống S-400 sẽ là một biện pháp phòng vệ đáng tin cậy trước các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Theo vị chuyên gia này, Nga là một trong những nhà sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu thế giới. Trong khi đó, kể từ những năm 1990, Thổ Nhĩ Kỳ đã có bước phát triển đáng kể về kỹ thuật quân sự. Do đó, việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác lắp ráp các hệ thống phòng thủ tiên tiến là triển vọng thực sự đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn toàn sẵn sàng cho sự hợp tác này. 

Đây sẽ là một bước đi hướng tới sự hợp tác mẫu mực giữa một nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga. 

Ông Hakki Casin cũng cho biết ông thấy không có vấn đề gì liên quan tới trình độ kỹ thuật quân sự và các vấn đề liên quan tới ngôn ngữ. Ông cho hay các sĩ quan và hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ trải qua đào tạo và nghĩa vụ quân sự theo các tiêu chuẩn của NATO nên họ sẽ có thể giải quyết được những vấn đề này. (Baotintuc)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 09-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 09-06-2017

    Canada cam kết tăng mạnh ngân sách quốc phòng; Quân đội Qatar đặt trong tình trạng báo động cao nhất; Chiến lược xoay chiều biến Qatar thành cái gai trong mắt vùng Vịnh

  • Tin thế giới đáng chú ý tối 08-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 08-06-2017

    Indonesia sắp trao trả gần 700 ngư dân Việt Nam; Philippines phá kế hoạch tấn công quy mô lớn của phiến quân; Báo Mỹ: Qatar - ngòi nổ cho Đại chiến thế giới mới?; Mỹ từ bỏ vị trí số 1 thế giới, Trung Quốc đã sẵn sàng đảm nhận?

Bài cùng chuyên mục