Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý trưa 02-07-2017

  • Cập nhật : 02/07/2017

Nga gia hạn lệnh cấm vận trả đũa EU

Nga đã chính thức gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của EU nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow liên quan đến vấn đề Crimea.

tong thong vladimir putin da ky lenh gia han cam nhap khau thuc pham cua phuong tay reuters

Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh gia hạn cấm nhập khẩu thực phẩm của phương Tây REUTERS

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30.6 ký sắc lệnh gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây đến ngày 31.12.2018, theo TASS. Trước đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã thông báo đề xuất này và cho rằng hành động trên sẽ giúp khuyến khích hoạt động sản xuất của nông dân Nga.

Liên minh châu Âu (EU) hôm 28.6 thông báo gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga cho đến cuối tháng 1.2018 vì Moscow không tôn trọng thỏa thuận hòa bình tại miền đông Ukraine.

Lệnh trừng phạt của EU, thời hạn cũ là ngày 31.7.2017, bao gồm việc cấm cung cấp visa cho một số cá nhân tại Nga; cấm vận kinh tế với nhiều công ty Nga trong lĩnh vực dầu mỏ, quốc phòng và tài chính; cùng các biện pháp cấm vận đối với Crimea.

Trước nay, Nga cương quyết tuyên bố chỉ dỡ bỏ lệnh cấm này trừ khi Mỹ và EU rút lại lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan đến việc Moscow sáp nhập Crimea và các cáo buộc hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine.(Thanhnien)
------------------------

Đòi lại vũ khí từ người Kurd ở Syria: Mỹ ảo tưởng?

Sheem Ibrahim được anh trai dạy bắn súng AK-47 khi mới 15 tuổi, sau đó được mẹ khuyến khích cầm súng chiến đấu vì quyền tự trị của người Kurd ở Syria.

Ibrahim bắt đầu chính thức cầm súng chiến đấu từ khi Syria nổ ra nội chiến sáu năm trước. Ibrahim khởi đầu sự nghiệp cầm súng của mình với việc chiến đấu với Al-Qaeda ở Syria, sau đó sang Iraq hỗ trợ người Kurd ở đây chống lại sức mạnh IS. Giờ 26 tuổi, Ibrahim đã có thành tích giết 50 người và hiện là đội trưởng lãnh đạo một đơn vị 15 tay súng nữ truy quét IS ở thành trì Raqqa.

Bảng thành tích của Ibrahim có thể phần nào giúp giải thích chiến lược vũ trang lực lượng tay súng người Kurd ở Syria (YPG) chống IS của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, kèm theo đó là rủi ro, theo Reuters.

Đưa thì dễ, đòi không dễ

Các Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), hay còn gọi là nhóm phe nổi dậy chống chính phủ Syria, dưới sự hỗ trợ của lực lượng YPG đã chiếm được một số vùng ở Raqqa kể từ khi bắt đầu đẩy mạnh tái chiếm Raqqa tháng trước.

Sheen Abrahim, nữ tay súng YPG cùng các tay súng khác trên đường phố Raqqa, ngày 16-6. Ảnh: REUTERS
Sheen Abrahim, nữ tay súng YPG, cùng các tay súng khác trên đường phố Raqqa ngày 16-6. Ảnh: REUTERS

Vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố Mỹ có thể sẽ trang bị thêm cho SDF và YPG trong cuộc chiến chống IS và “sẽ thu hồi vũ khí một khi không còn cần đến”. Khi được hỏi vặn về chuyện thu hồi vũ khí, Bộ trưởng Mattis nói cứng: “Chúng ta sẽ làm điều chúng ta có thể”.

Tuy nhiên, theo Reuters, dù Bộ trưởng Mattis nói cứng như thế nhưng việc giải giáp và thu hồi vũ khí không phải nói được là sẽ làm được. Trước mắt, căn cứ vào lời nói của các tay súng YPG có thể thấy được sự khó khăn, phức tạp và có thể bất khả thi của nó.

“Chúng tôi sẽ không trả vũ khí. Chúng tôi cần chúng để tự vệ” - nữ thiện xạ bắn tỉa Barkaneurin đang nhắm vào các vị trí của IS nói vớiReuters. “Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, là kẻ thù lớn nhất của chúng tôi. Chúng tôi không thể trả vũ khí” - nữ thiện xạ Maryam Mohamed khẳng định.

Một quan chức Mỹ nói Mỹ không biết chính xác YPG đang giữ bao nhiêu vũ khí, vì có thể một số lượng vũ khí đã bị phân tán khi trong hàng ngũ YPG có cả nhiều tay súng Ả Rập.

Người phát ngôn YPG Nouri Mahmoud cũng khẳng định mục tiêu của YPG chỉ là đánh IS. Nhưng khi được Reuters phỏng vấn, Ibraham và một số tay súng khác nói bên cạnh đánh IS thì chống lại Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng là một mục tiêu. “Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh chúng tôi. Bất kỳ ai đánh chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh lại” - Ibraham nói với Reuters.

Sheen Abrahim, nữ tay súng YPG cùng các tay súng khác trên mái một tòa nhà ở Raqqa, ngày 16-6. Ảnh: REUTERS
Sheen Abrahim, nữ tay súng YPG, cùng các tay súng khác trên mái một tòa nhà ở Raqqa ngày 16-6. Ảnh: REUTERS

Quan hệ của Mỹ và YPG luôn là nỗi bất an của Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh NATO và láng giềng Syria. Với Thổ Nhĩ Kỳ, YPG là cánh tay nối dài của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đang chiến đấu giành quyền tự trị ở Syria, vốn bị Thổ và cả Mỹ xem là khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đến Syria, một phần là để đánh IS nhưng một mục đích nữa là để ngăn chặn YPG bành trướng lãnh thổ, lấn sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. YPG đang kiểm soát nhiều khu vực đông người Kurd ở Bắc Syria. Ngày 28-6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết pháo của mình đã phá hủy một số mục tiêu YPG. Lực lượng SDF phải cảnh cáo về một “nguy cơ đối đầu công khai, nguy hiểm”.

Các lãnh đạo người Kurd ở Syria nói điều họ muốn là quyền tự trị ở Syria, như người Kurd ở Iraq, chứ không phải muốn can thiệp vào các nước láng giềng. Theo họ, việc Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại YPG sẽ đưa vũ khí cho PKK là hão huyền.

Mỹ thiếu rõ ràng

Cục diện thắng thua của IS ở khu vực gần như đã rõ. Iraq ngày 29-6 tuyên bố đã tái chiếm được TP Mosul, căn cứ IS. Sức mạnh IS ở căn cứ Raqqa tại Syria cũng đang dần thất thế.

Tái thiết Raqqa sẽ cần không chỉ hàng tỉ USD mà cả sự thỏa hiệp giữa các nhóm đã từng đối đầu lâu dài, một số quan chức Mỹ nhận định với Reuters.

Dẫn đầu tái chiếm Raqqa là YPG nhưng công việc giữ an ninh Raqqa - TP chủ yếu dân Ả Rập - sau tái chiếm được cho sẽ thuộc về các lực lượng Ả Rập. Các quan chức Mỹ lo ngại sẽ khó tránh khỏi tình trạng tranh giành lãnh thổ giữa người Kurd và người Ả Rập tại Raqqa. Và các lực lượng Iran bảo trợ ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ không ngồi yên.

Trong khi đó, nói với Reuters, một quan chức Mỹ cho rằng từ kế hoạch của ông Mattis có thể nhìn thấy sự vô định của kế hoạch trong chính phủ Trump nhằm ổn định Syria. Syria có thể chìm vào một sự bất ổn mới dù IS có bị triệt tiêu, khi cuộc chiến Syria có quá nhiều bên tham gia mà các bên lại nắm vai trò thậm chí còn lớn hơn chính phủ Syria.(PLO)
------------------------------

Trung Quốc: Tuyên bố chung với Anh về Hong Kong không còn giá trị

Theo hãng Reuters, ngày 30/6, chính quyền Bắc Kinh khẳng định Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh năm 1984 về việc quản lý Hong Kong sau khi hòn đảo này được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 đã là một văn kiện lịch sử và không còn nhiều giá trị thực tiễn.

Phát biểu trong một buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng chính quyền Bắc Kinh không còn bị ràng buộc bởi thỏa thuận nói trên.

Ông Lục Khảng nhấn mạnh: “Hiện Hong Kong đã trở về với vòng tay của đất mẹ được 20 năm. Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh, một văn kiện lịch sử, đã không còn có bất cứ giá trị thực tiễn nào và không ràng buộc chính quyền trung ương Trung Quốc về những cách thức quản lý Hong Kong. Anh không có chủ quyền, không có quyền cai trị và không có quyền giám sát Hong Kong sau khi trao trả hòn đảo này cho Trung Quốc."

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Tuyên bố cứng rắn trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến dư luận hoài nghi về những cam kết của Bắc Kinh đối với quyền tự do cốt lõi của Hong Kong, trong bối cảnh Chủ tịch Tập Cận Bình vừa tuyên bố chính sách “một đất nước, hai chế độ” được “cả thế giới” công nhận.

Đáp trả lại động thái trên của phía Bắc Kinh, chính quyền London khẳng định Tuyên bố chung Trung Quốc-Anh vẫn còn hiệu lực và là một thỏa thuận hợp pháp.(Vietnam+)
-----------------------

Tổng thống Nga điện đàm với Quốc vương Bahrain

Ngày 1/7, Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa al-Khalifa về tranh cãi giữa Qatar và một số nước Arab khác.

 

 tong thong nga vladimir putin (phai) va quoc vuong bahrain hamad bin isa al-khalifa. nguon anh: sputniknews.com

 Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa al-Khalifa. Nguồn ảnh: sputniknews.com

 

Theo thông cáo, ông Putin đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đối thoại trực tiếp giữa tất cả chính phủ có liên quan đến tình hình căng thẳng này, điều đang tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với khu vực Trung Đông. 

Hồi đầu tháng 6, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và áp đặt lệnh tẩy chay Qatar, cáo buộc Doha tài trợ khủng bố và tìm cách "ve vãn" Iran. Qatar đã bác bỏ những cáo buộc này.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý 02-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý 02-07-2017

    Ukraine bắt giữ hai binh sĩ Nga gần Crimea; Bộ giáp công nghệ cao cho binh sĩ Nga; Trung Quốc ‘sôi gan’ với gói vũ khí 1,42 tỉ USD Mỹ bán cho Đài Loan; Trung Quốc tiếp tục xây dựng phi pháp ở Biển Đông

  • Tin thế giới đáng chú ý tối  01-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý tối 01-07-2017

    Hàn Quốc khởi đóng tàu ngầm 3.000 tấn thứ ba; Bhutan yêu cầu Trung Quốc khôi phục hiện trạng biên giới; Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan: Bắc Kinh nổi giận, Đài Bắc hoan hỉ

Bài cùng chuyên mục