Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý tối 23-07-2017

  • Cập nhật : 23/07/2017

Kho vũ khí của Ấn Độ sẽ cạn kiệt chỉ sau 10 ngày chiến tranh

Quân đội Ấn Độ được yêu cầu duy trì đủ đạn dược để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 20 ngày. Tuy nhiên, chỉ 20% trong kho vũ khí - 31 loại đạn dược – đáp ứng đủ nhu cầu.

quan doi an do. anh: india today.

Quân đội Ấn Độ. Ảnh: India Today.

 

Tờ India Today trích dẫn báo cáo của Bộ Tài chính và Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) cho biết, có tới 61 loại đạn dược, trong tổng số 152 loại đạn mà quân đội Ấn Độ dự tính sẽ dùng trong một cuộc chiến tranh, chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong 10 ngày.

Chỉ có 20% kho vũ khí, tương đương với 31 loại đạn dược, được xác nhận là thỏa mãn nhu cầu. Báo cáo của CAG được đưa ra trước quốc hội Ấn Độ hôm 21/7.

Quân đội Ấn Độ được yêu cầu duy trì số lượng đạn đủ để chiến đấu trong một cuộc chiến tranh căng thẳng ngắn khoảng 20 ngày. Trước đó, quân đội Ấn Độ được yêu cầu phải có nguồn cung cấp, phụ tùng và đạn dược – được gọi là Kho Dự trữ hao hụt chiến tranh (WWR) – để có thể đối phó trong một cuộc chiến tranh cường độ cao kéo dài 40 ngày. Năm 1999, WWR đã được thu nhỏ lại chỉ còn cần để đáp ứng cho 20 ngày.

CAG cho biết trong số 152 loại đạn dược được xác định trong kho, chỉ có 31 loại đạn dùng đủ cho 40 ngày, 12 loại đạn dược dùng đủ cho từ 30 – 40 ngày và có tới 26 loại đạn dược dùng được ít hơn 20 ngày.  

Báo cáo của CAG cho biết, WWR đã cố gắng cải thiện và bổ sung một số loại quan trọng như thuốc nổ, các vật liệu phá, dỡ, đạn cho xe tăng chiến đấu (AFV) và pháo binh “nhằm duy trì sức mạnh hỏa lực trong những tình huống nghiêm trọng”.  

Lo ngại về tình trạng thiếu hụt, chính phủ trước đó đã đưa ra kế hoạch Bản đồ Đường đạn để nhanh chóng bổ sung các loại đạn dược vào năm 2015. Tuy nhiên, báo cáo của CAG cho biết, "mặc dù đã mất hơn ba năm, từ tháng 3/2013, không có sự cải thiện đáng kể nào trong việc có bổ sung đạn dược cho WWR".

Thiếu trữ lượng đạn dược đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huấn luyện của Quân đội Ấn Độ. CAG cho biết, vì thiếu đạn dược, các tổng tư lệnh quân đội đã áp đặt "hạn chế" huấn luyện. Năm 2016, trong số 24 loại đạn dược cần thiết được đem vào huấn luyện, chỉ có ba loại đủ để sử dụng trong hơn năm ngày thao trường. Và có tới 88% lượng đạn dược có mức thấp hơn nhiều so với yêu cầu. "Phần lớn đạn dược huấn luyện - 77 đến 88% - thiếu nghiêm trọng, tức là ít hơn năm ngày".  

Lo ngại về tình trạng thiếu hụt đạn dược, chính phủ Ấn Độ gần đây đã giao trách nhiệm bổ sung khẩn cấp cho Phó Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ. Theo đó, quân đội Ấn Độ đã xác định được 46 loại đạn dược, khoảng một nửa loại bom mìn và 10 hệ thống vũ khí là cực kỳ quan trọng. Một quan chức cấp cao Ấn Độ cho biết: "Hiện tại chúng ta có thể mua ngay bằng cách bỏ qua thủ tục đấu thầu kéo dài”.(infonet)
-------------------

Pháo điện từ Mỹ khai hỏa nhanh với hệ thống nạp đạn tự động

Hệ thống nạp đạn tự động giúp pháo điện từ mới của Mỹ có thể khai hỏa nhiều phát đạn liên tục ở tốc độ cao.

Văn phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ (NRO) ngày 21/7 công bố đoạn video thử nghiệm pháo điện từ với hệ thống nạp đạn tự động mới tại trường bắn Dahlgren, bang Virginia, theo Drive.

Hải quân Mỹ bắt đầu phát triển pháo điện từ cách đây gần 10 năm và đã tiêu tốn hơn nửa tỷ USD cho chương trình này. Cơ quan Năng lực Chiến lược (SCO) của Lầu Năm Góc đang đầu tư thêm 800 triệu USD để nâng cấp năng lực phòng vệ của pháo điện từ cũng như chỉnh sửa các loại pháo hiện nay để có thể bắn đầu đạn kỹ thuật cao của pháo điện từ.

Pháo điện từ không đòi hỏi thuốc súng hay chất nổ để phóng đầu đạn mà sử dụng năng lượng của các đường ray điện từ để đẩy một đầu đạn lao đi với vận tốc cao gấp nhiều lần đạn pháo thông thường.

NRO cho rằng pháo điện từ có thể làm thay đổi cục diện chiến tranh. Tầm bắn lớn và tốc độ phản ứng nhanh sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho những tàu chiến được trang bị vũ khí này.

Giới chuyên gia đánh giá đây sẽ là át chủ bài trong tương lai, giúp quân đội Mỹ giành thế thượng phong trước những loại vũ khí tối tân của Nga và Trung Quốc.(Vnexpress)
-----------------------

Donald Trump bắt đầu “sờ tay” vào công nghiệp quốc phòng Mỹ

Hãng Reuters đưa tin, hôm thứ Sáu (21/7), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh yêu cầu một cuộc "đánh giá toàn diện" cùng với những đề xuất thay đổi, củng cố lại ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Ông Peter Navarro, Giám đốc Hội đồng Thương mại Quốc gia Nhà Trắng, cho biết đợt tổng kết này nhằm xác định và giải quyết các điểm yếu tiềm tàng trong ngành sản xuất quốc phòng, bao gồm các công ty kinh doanh yếu kém và để lại những khoảng trống trong chuỗi cung ứng cho hệ thống vũ khí của Mỹ.

tong thong my donald trump. anh: reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Lệnh kiểm tra này cũng yêu cầu đưa ra các khuyến nghị về những thay đổi trong luật pháp, quy định và chính sách có thể giúp cải thiện và hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng, gọi đó là "ưu tiên quốc gia quan trọng".

Ông Navarro trả lời phóng viên cho biết: "Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang phải đối mặt với những khoảng trống năng lực ngày càng tăng. Chỉ có một công ty ở Mỹ có thể sửa chữa chân vịt tàu ngầm của Hải quân".

Nhà phân tích quốc phòng Howard Rubel của ngân hàng đầu tư Jefferies&Co nhận định, thị trường tự do đã thực hiện được một công việc khá tốt. "Chúng tôi không muốn đầu tư vào một chuỗi cung cấp lỗi chỉ vì một nhà cung cấp lỗi". Ông nói thêm rằng điều quan trọng là phải nhận ra rằng Mỹ đôi khi có thể mua lại rẻ hơn từ các đồng minh của mình.

Đợt đánh giá xem xét này sẽ do Lầu Năm Góc chủ trì, phối hợp với bộ Lao động và Bộ An ninh nội địa cùng các cơ quan chính phủ khác thực hiện.

Lao động có tay nghề cũng là một phần của dự án tăng cường năng lực quân sự mà ông Trump đã hứa hẹn nhằm nâng cao sức mạnh Mỹ. Theo nhận định của ông Navarro, cải tạo ngành công nghiệp quân sự chính là khởi đầu cho việc giải quyết tình trạng thiếu lao động có kỹ năng, trong đó có cả ngành công nghiệp nặng (Infonet)
-------------------------

Tàu Trung Quốc nghi theo dõi tập trận chung Mỹ, Australia

Quân đội Australia phát hiện một tàu giám sát Trung Quốc ngoài khơi Queensland trong thời gian họ tập trận chung với Mỹ.

tau thu thap tin tinh bao cua trung quoc xuat hien ngoai lanh hai australia. anh: abc.

Tàu thu thập tin tình báo của Trung Quốc xuất hiện ngoài lãnh hải Australia. Ảnh: ABC.

 

Tàu thu thập thông tin tình báo (AGI) của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được nhìn thấy trong vùng biển quốc tế, gần nơi Mỹ và Australia tập trận chung Talisman Sabre, ABC đưa tin ngày 21/7. Tàu Trung Quốc được cho là có công nghệ do thám hiện đại, cho phép nó theo dõi các hoạt động quân sự.

"Tàu Trung Quốc ở ngoài lãnh hải Australia nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Australia ở biển Coral", thông báo từ Bộ Quốc phòng Australia cho biết. Sự hiện diện của tàu Trung Quốc không làm thay đổi các mục tiêu trong tập trận.

Một số quan chức quân sự cấp cao Australia coi động thái của Trung Quốc là khiêu khích. Bộ Quốc phòng Australia cho biết Canberra tôn trọng quyền tự do đi lại trong vùng biển quốc tế, phù hợp luật pháp quốc tế của mọi quốc gia.

Khoảng 30.000 lính Mỹ và Australia đang tham gia cuộc tập trận Talisman Sabre, tổ chức hai năm một lần. Cuộc tập trận bắt đầu hôm 29/6 và kéo dài một tháng trên lãnh hải Australia, bao gồm cả các hoạt động huấn luyện trên bộ và trên không (Vnexpress)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 23-07-2017

    Tướng Mỹ lo cuộc tập trận của Nga là 'con ngựa thành Troy'; Đạn siêu tốc giúp tăng cường uy lực tàu chiến Mỹ; Ấn Độ xây dựng 73 tuyến đường giáp biên giới Trung Quốc; Iraq chi một tỷ USD mua xe tăng hiện đại của Nga

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 23-07-2017

    Thổ Nhĩ Kỳ công bố danh sách công ty Đức liên quan khủng bố; Tên lửa phòng không Mỹ lần đầu xuất hiện sát Nga; Singapore hỗ trợ Philippines chống IS; Tại sao Mỹ lo ngại khi Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 Nga?

Bài cùng chuyên mục