Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 26-09-2017

  • Cập nhật : 26/09/2017

Nâng cấp mới khiến Su-35 bỏ xa F-22 Mỹ

Dù là dòng tiêm kích thuộc thế hệ 4++ nhưng sau khi hoàn thành nâng cấp mới, Su-35 đã bỏ xa máy bay thế hệ 5 F-22 ở nhiều tính năng.

Thông tin về gói nâng cấp mới này được Sputnik ngày 23/9 dẫn nguồn từ Không quân Nga cho biết, gói nâng cấp lớn nhất dành cho Su-35 lần này là hệ thống điện tử.

Cụ thể, hệ thống radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA) N035 Irbis-E. Sau khi nâng cấp, tiêm kích Su-35 có khả năng bám bắt 30 mục tiêu ở khoảng cách 400 km, đồng thời khai hỏa diệt 8 mục tiêu cùng lúc.

Một đại diện của Không quân Nga cho biết, gói nâng cấp này khiến cho Su-35 có những năng lực hơn hẳn tiêm kích thế hệ 5 F-22 của Không quân Mỹ.

he thong radar irbis-e tren tiem kich su-35.

Hệ thống radar Irbis-E trên tiêm kích Su-35.

Theo những thông tin được công khai, radar PESA (Passive Electronically Scanned Array - Radar quét mảng pha điện tử thụ động) gồm có một nguồn tín hiệu phát sóng ở tần số duy nhất, sau đó năng lượng được truyền đến các yếu tố phát ra khác nhau ở mặt trước của ăng ten.

Hệ thống radar PESA làm việc bằng cách kết nối một ăng ten với máy phát vô tuyến rất mạnh để phát một xung ngắn của tín hiệu. Các ăng ten này được kết nối với máy thu có độ nhạy cao để khuếch đại tín hiệu dội lại từ mục tiêu.

Ưu điểm hàng đầu của radar PESA là có thể giám sát một khu vực rộng lớn hơn nhiều so với radar quét cơ khí truyền thống. Bộ vi xử lý của radar PESA liên tục tạo ra các búp sóng phụ, cho phép theo dõi trong khi đang quét.

Nó còn tập trung được một chùm tia nhỏ vào mục tiêu nhất định để dẫn đường cho tên lửa sử dụng radar bán chủ động công kích. Một ưu điểm khác của radar PESA là phạm vi tìm kiếm tương đối xa, số lượng mục tiêu phát hiện được cùng lúc tương đối nhiều. Bên cạnh đó, radar PESA khá đơn giản trong chế tạo và sử dụng.

Trước khi Su-35 được nâng cấp hệ thống radar, hệ thống radar PESA đầu tiên trên thế giới là Zalson có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lên tới 400 km hiện đang được Nga trang bị cho tiêm kích đánh chặn MiG-31.

Với việc được nâng cấp hệ thống radar PESA, tiêm kích Su-35 có tầm quan sát gần gấp đôi hệ thống radar AESA AN/APG-77 trên tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ hiện nay - có tầm hoạt động hiệu quả chỉ từ 200 - 250 km.

Không chỉ có hệ thống radar vượt trội, trong trận không chiến mô phỏng tại căn cứ Không quân Hickam của Mỹ ở Hawai vừa qua, tiêm kích Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35.

Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho tan tác. Cuộc chiến mô phỏng được thực trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia và nhiều sĩ quan Mỹ.

tiem kich su-35.

Tiêm kích Su-35.

Nghị sĩ quốc hội Australia, Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 "đánh bại một cách không thương tiếc".

Người Mỹ luôn tin rằng, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 Raptor là một trong những máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới hiện nay, trong khi đó tạp chí quốc phòng National Interest của Mỹ khẳng định, người Nga sở hữu Su-35 vượt trội hơn so với F-22 của Mỹ.

Tờ báo Mỹ cho biết, đến nay hầu hết người Mỹ vẫn tin rằng F-22 là một cỗ máy hiện đại, ưu việt nhất thế giới và điều này cho thấy người Mỹ quá ảo tưởng. Chiếc máy bay hiện đại F-22 của Mỹ tồn tại một số nhược điểm chết người, trong đó phải kể đến khả năng mù trong vùng sóng hồng ngoại.

Theo đó, những đối thủ chính của F-22 đã có đầy đủ cảm biến dò tìm và theo dõi trong vùng sóng hồng ngoại có nghĩa là cho phép phát hiện mục tiêu nhờ tín hiệu nhiệt.

Ngoài ra, tiêm kích F-22 cũng không có trạm radar phụ, điều này có nghĩa là sau khi khởi động tên lửa không thể câp nhật những dữ liệu mới. Do thiếu trạm radar này nên khi máy bay thay đổi góc quay có thể mất khả năng định vị mục tiêu.

Trước thực tế này, tạp chí National Interest thừa nhận, việc F-22 thất bại trong cuộc diễn tập đối kháng trước Su-35 của người Nga không có gì là ngạc nhiên bởi kết quả này có thể dự đoán được từ trước đó.(Baodatviet)
-----------------------------------

Người Đức phát hoảng vì sức mạnh của đảng cực hữu

Người dân ở nhiều thành phố Đức đã xuống đường biểu tình kiểu bộc phát sau khi biết kết quả bầu cử.

 

nguoi bieu tinh xuong duong o thu do berlin toi 24-9 keu goi dung de "lich su (quoc xa) lap lai" - anh: reuters

Người biểu tình xuống đường ở thủ đô Berlin tối 24-9 kêu gọi đừng để "Lịch sử (Quốc xã) lặp lại" - Ảnh: REUTERS

 

Tính đến 0g ngày 25-9 (tức 5h sáng nay, giờ VN), các kết quả sơ bộ cho thấy liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) giữ vị trí dẫn đầu với 32,9% số phiếu ủng hộ.

Như vậy liên đảng của Thủ tướng Angela Merkel có được 240 ghế trong cuộc bầu cử quốc hội liên bang khóa 2017-2021.

Xếp thứ 2 vẫn là Đảng Xã hội dân chủ (SPD) với 20,8% số phiếu ủng hộ, tương đương 152 ghế.

Đáng chú ý chính là Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu và dân túy trở thành đảng lớn thứ ba tại Quốc hội Liên bang Đức với 95 ghế (13,3% số phiếu bầu).

Đây được cho là chiến thắng mang tính lịch sử đối với một đảng mới thành lập từ năm 2013. Tiếp đến là các Đảng Dân chủ tự do (FDP) 10,4% (76 ghế), Đảng Xanh 9% (66 ghế) và Đảng Cánh tả (die Linke) 9% với 66 ghế trong quốc hội.

Nhật báo Bild của Đức phải dùng cụm từ "Địa chấn bầu cử" để nói về việc liên minh đảng cầm quyền "có kết quả tệ nhất từ năm 1949" và Đảng cực hữu AfD đã đường hoàng bước vào cơ quan dân cử quyền lực nhất.

Nhiều cuộc biểu tình mang tính bộc phát đã nổ ra tại các thành phố ở Đức ngay trong chiều tối khi kết quả bầu cử bắt đầu được tung ra.

Họ xuống đường, tìm đến trước trụ sở của AfD hét vang những lời lẽ chống lại Đảng AfD như "Bọn quốc xã cút đi", "Phân biệt chủng tộc không phải là lựa chọn" (một cách chơi chữ với tên của Đảng AfD).

Chúng tôi xuống đường để muốn nói rằng chúng tôi không muốn đảng như thế bước vào quốc hội"

Một người biểu tình trẻ ở Berlin xưng tên Mathias

Cuộc biểu tình tại thủ đô Berlin quy tụ đến cả ngàn người, đa phần là người trẻ. Cảnh sát được điều đến để bảo vệ an toàn trước đám đông không ngớt hét lên "Cả Berlin ghét bọn quốc xã".

Trên Twitter, cảnh sát Berlin cho biết đã bắt giữ 2 trường hợp người biểu tình quá khích.

Cộng đồng người Do Thái cũng tỏ ra lo lắng trước hiện tượng trỗi dậy của lực lượng cực hữu.

Ông Josef Schuster, chủ tịch Hội đồng trung ương người Do thái ở Đức, phát thông cáo cho biết nước Đức đang phải đối mặt với "thách thức lớn nhất" từ khi CHLB Đức ra đời năm 1949.

"Đáng buồn thay, những nỗi lo lắng của chúng ta nay đã trở thành hiện thực", bản thông cáo nói về việc Quốc hội Đức từ nay có các thành viên cực hữu.

Thủ tướng Đức Angela Merkel dẫu vui mừng với thắng lợi đạt được nhưng cũng phải thừa nhận: "Chúng ta đang đối mặt với thách thức lớn mới là Đảng AfD vào quốc hội".

Nhưng bà cũng hứa ở nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp của mình sẽ tìm cách chinh phục trở lại các cử tri đã bầu cho AfD.

thu tuong angela merkel vui mung voi thang loi cua dang cdu ma ba lam lanh dao - anh: reuters

Thủ tướng Angela Merkel vui mừng với thắng lợi của Đảng CDU mà bà làm lãnh đạo - Ảnh: REUTERS

 

Mặc dù tỉ lệ phiếu dành cho liên Đảng CDU/CSU giảm mạnh so với cuộc bầu cử năm 2013 khoảng 8,6%, song cho đến thời điểm này gần như liên Đảng CDU/CSU của Thủ tướng Angela Merkel chắc chắn sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức, qua đó tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.

Với việc Đảng Dân chủ xã hội (SPD) tuyên bố rút khỏi liên minh cầm quyền để trở thành đảng đối lập, giới phân tích nhận định nhiều khả năng sau khi giành thắng lợi, liên đảng CDU/CSU sẽ bắt tay với các Đảng Dân chủ tự do (FDP) và Đảng Xanh để thành lập liên minh mới mà người Đức gọi là Liên minh Jamaica, theo màu sắc của các đảng tương ứng với màu cờ của Jamaica.

Phát biểu sau khi kết quả sơ bộ cuộc bầu cử được công bố, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố những tuần tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhưng CDU/CSU sẽ thành công với trách nhiệm của mình trước người dân Đức.

Trong khi đó cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông đã gọi điện cho bà Merkel để chúc mừng chiến thắng của bà, đồng thời khẳng định Paris và Berlin sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác vì lợi ích không chỉ của người dân hai nước mà còn của cả châu Âu.

Trong khi đó, Chủ tịch Mặt trận Quốc gia (FN) của Pháp Marine Le Pen và Chủ tịch Đảng Vì tự do (PVV) Geert Wilders của Hà Lan cũng đã gửi lời chúc mừng tới ban lãnh đạo AfD.  (Tuoitre)
-------------------------

Buk-M2 đánh chặn tên lửa hơn 1 tấn của Israel

 Không cần hệ thống S-400, phòng không Syria vẫn dễ dàng bắn hạ tên lửa của Israel có trọng lượng trên 1 tấn không kích sân bay quốc tế Damascus.

Tên lửa hạng nặng

Thông tin về vụ đánh chặn này được ban tiếng Arab Thông tấn Nga RT cho biết, hệ thống tên lửa tầm trung Buk-M2 đã bắt mục tiêu và bắn hạ một tên lửa hạng nặng của Israel bắn về phía sân bay Damascus.

Dẫn nguồn tin địa phương, RT cho biết, ngay sau vụ đánh chặn xảy ra nhiều mảnh tên lửa bị đánh chặn rơi rải rác khắp khu vực al Keshwah gần thị trấn al Zariqiyeh, phía thủ đô Damascus.

he thong buk-m2.

Hệ thống Buk-M2.

Dù không cho biết loại tên lửa nào của Israel bị bắn hạ tuy nhiên thông tấn Nga tiết lộ, loại tên lửa này có trọng lượng khoảng 1,36 tấn. Căn cứ vào thông tin này có thể thấy, rất có thể đây là loại Popeye được Israel sản xuất trên cơ sở tên lửa không đối đất tầm trung AGM-142 Raptor của Mỹ.

Phiên bản Mỹ được thiết kế để triển khai chủ yếu từ máy bay ném bom B-52H với tầm bắn khoảng 90km, trang bị công nghệ dẫn đường TV hoặc hồng ngoại. Tên lửa Popeye nặng khoảng 1,36 tấn, dài 4,82m, đường kính 533mm, trang bị đầu nổ phá mảnh 340kg hoặc đầu nổ xuyên giáp I-800 cỡ 360kg.

Phiên bản tiêu chuẩn của Popeye sử dụng hệ dẫn đường quán tính được điều khiển theo lệnh từ phi công máy bay mang phóng, cho đến pha cuối tiếp cận mục tiêu, phi công có thể điều khiển tên lửa thông qua định vị quán tính INS hoặc kênh dữ liệu.

Các phiên bản sau được trang bị đầu tự dẫn TV hoặc hồng ngoại pha cuối cho phép phi công thoát ly khỏi khu vực nguy hiểm sau phóng. Ban đầu, Popeye chỉ được triển khai từ máy bay F-15 do kích thước lớn. Sau đó, Rafael đã phát triển phiên bản Popeye Lite giảm trọng lượng và kích thước để triển khai từ F-16I Sufa.

Không cần S-400

Dù được sản xuất với công nghệ tối tân nhưng tên lửa Popeye vẫn dễ dàng bị hệ thống tầm trung Buk-M2 khuất phục. Theo nhà sản xuất Nga Buk-M2 được thiết kế để đánh chặn hầu hết mục tiêu khí động, bao gồm cả tên lửa đạn đạo.

Tổ hợp trang bị đạn tên lửa đạt tầm bắn 3 - 50 km, độ cao hạ mục tiêu 10 m tới 25 km, có thể đánh hạ 24 mục tiêu cùng lúc.

Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ trên, hệ thống Buk-M2 được thiết kế với radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị antena mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2 có hiệu suất chiến đấu rất cao.

Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90 - 95 %, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70 - 80 %, tên lửa đạn đạo từ 60 - 70 %, trực thăng, UAV trên 90 %.

Cũng trong trận không kích bất ngờ của Israel vào sân bay quốc tê Damascus, ngoài việc bắn hạ Popeye, lực lượng phòng không Syria còn dùng hệ thống Pantsir-S1 bắn hạ 1 máy bay Israel khi chúng vừa bén mảng đến.(Baodatviet)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 26-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 26-09-2017

    Mỹ tăng bán vũ khí, che giấu tuồn vào Syria; Đức: Bà Merkel chiến thắng nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư; Mỹ dọa đồng minh dù Nga tập trận xong

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 26-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 26-09-2017

    Canada cấp vũ khí, đổ dầu vào lò lửa Ukraine - Nga?; Nga tung bằng chứng kho vũ khí của Mỹ ở căn cứ IS; Tướng Nga tử trận ở Syria

Bài cùng chuyên mục