Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 17-07-2017
- Cập nhật : 17/07/2017
Cuộc thử thách ý chí nguy hiểm giữa Nga và NATO trên bầu trời châu Âu
Chiến đấu cơ Nga và máy bay ném bom chiến lược B-52, máy bay trinh sát của NATO tiếp cận nhau ở cự ly gần đã không còn là chuyện hiếm gặp. Thậm chí, cuối tháng 6 vừa qua, một chiếc F-16 của NATO đã tìm cách bám sát máy bay chở Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga. Đây là điều hết sức đáng chú ý trong bối cảnh động thái quân sự trên bộ ở Đông Âu của các bên liên quan đều gia tăng.
Phi công Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục thử thách ý chí nhau trên bầu trời Đông Âu, động thái khiến cho cả hai phía đều cảm thấy "ngột ngạt".
Tờ Business Insider (Mỹ) đưa ra nhận định trên trong bối cảnh máy bay quân sự, chiến hạm Nga và NATO đang ngày càng tiến sát nhau trên bầu trời, vùng biển Đông Âu dẫn đến những vụ “mèo đuổi chuột” ẩn chứa đầy rủi ro.
Một số lượng đáng kể những vụ việc như vậy xảy ra trên bầu trời các nước vùng Baltic-những thành viên NATO có chung đường biên giới với Nga.
Chỉ riêng trong tháng 6 đã có vài vụ việc được ghi nhận, bao gồm chiến đấu cơ Nga chặn máy bay ném bom B-52 của Mỹ trên biển Baltic. Vào giữa tháng 6, một chiến đấu cơ Nga và máy bay trinh sát của Mỹ đã ở khoảng cách rất gần nhau. Cuối tháng này, một chiếc F-16 của NATO thậm chí đi theo máy bay chở Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga.
Các quan chức và nhà phân tích phương Tây cho rằng Nga đang sử dụng những vụ việc này như chiến thuật địa chính trị. Trong khi đó, Moskva bác bỏ cáo buộc và cho rằng những báo cáo của phương Tây về hoạt động và khả năng của Nga trong khu vực đều là “chứng sợ Nga”.
Tất cả các bên đều theo đuổi chính sách “giảm rủi ro” cho các nước Baltic nhưng tình trạng thách thức nhau trên không xảy ra giữa thời điểm động thái quân sự của những bên liên quan đều gia tăng trên bộ ở Đông Âu.
Khoảng 25.000 binh sĩ Mỹ và 23 quốc gia khác đã cùng tham gia cuộc tập trận Saber Guardian tại Bulgaria, Hungary và Romania trong tháng này. Máy bay ném bom Mỹ trong tháng 6 cũng đến Anh để chuẩn bị cho hai cuộc tập trận chung riêng rẽ tại các nước Baltic và một địa điểm khác thuộc châu Âu.
Bộ Tư lệnh quân sự Mỹ ở châu Âu tuyên bố các cuộc tập trận sẽ lớn hơn về quy mô so với sự kiện tương tự trước đó. Cả Mỹ và NATO đều tăng cường lực lượng cử đến Đông Âu. Binh sĩ Anh và Canada cũng hướng tới Ba Lan, Latvia và Estonia trong khi lực lượng NATO đã có mặt tại Litva.
Những động thái trên của NATO diễn ra khi cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus được lên lịch tổ chức trong tháng 9 với dự kiến 100.000 binh sĩ tham gia.
Mỹ dự định điều binh sĩ nhảy dù đồn trú tại Estonia, Latvia và Litva trong thời điểm diễn ra cuộc tập trận của Nga đồng thời cử thêm các phi công dày dặn kinh nghiệm đến khu vực.
Trong một diễn biến khác, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 tổ chức tại Đức trong tháng này, một vài quốc gia châu Âu cũng đẩy mạnh khả năng phòng không với sự hỗ trợ của Mỹ. Vào đầu tháng 7, Ba Lan và Mỹ ký bản ghi nhớ về việc Washington bán cho Warsaw số tên lửa phòng không Patriot trị giá 8 tỉ USD.
Ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua khả năng bán số tên lửa Patriot trị giá 3,9 tỉ USD và nhiều thiết bị quân sự khác cho Romania.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Litva cũng thông báo: “Ngày 10/7, lần đầu tiên Mỹ đã cử hệ thống Patriot tới Litva”. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sẽ góp mặt trong cuộc tập trận phòng không “Tobruq Legacy 2017” diễn ra từ 11- 22/7.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần nhận định rằng việc các đồng minh NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ là “nguy hiểm lớn” và ông đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả bằng việc đẩy mạnh hệ thống tên lửa của Nga.
Chuyên gia an ninh Magnus Nordenman tại Hội đồng Đại Tây Dương nêu ý kiến với hãng thông tấn AFP (Pháp): “Việc triển khai Patriot hình thành bộ phận của phản ứng rộng lớn hơn từ Mỹ trong khu vự trước cuộc tập trận sắp tới của Nga”.
Ông Nordenman còn cho rằng phòng không chưa phải là ưu tiên trong 15 năm qua khi NATO còn bận rộn tại Afghanistan và hiện nay tuy chưa phải là mối đe dọa trên không nhưng Nga đang “bồi đắp” cho lực lượng không quân nước này. (Baotintuc)
--------------------
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải hơn 7.000 người nghi liên quan đảo chính
Thổ Nhĩ Kỳ sa thải hơn 7.000 cảnh sát, binh sĩ và quan chức các bộ nghi liên quan đến cuộc đảo chính quân sự bất thành năm ngoái.
Một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đảo chính được đưa đến tòa án ở thành phố Mugla ngày 14/7. Ảnh: Reuters.
7.563 người, bao gồm cảnh sát, binh sĩ, quan chức các bộ, đã bị sa thải trong đợt thanh trừng mới nhất theo sắc lệnh mới ban hành ngày 14/7, hãng tin Anadolu cho biết. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ còn tước quân hàm đối với 342 quân nhân đã nghỉ hưu.
Đợt sa thải diễn ra chỉ một ngày trước khi Thổ Nhĩ Kỳ đánh dấu một năm xảy ra đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Tayyip Erdogan.
Cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra đêm 15/7/2016, do một nhóm binh sĩ thực hiện, nhưng không thành công. Tổng thống Erdogan tố giáo sĩ Fethullah Gulen cùng người ủng hộ ông đứng sau đảo chính và tuyên bố sẽ nhổ tận gốc "virus" của Gulen trong các cơ quan chính phủ. Hơn 50.000 người đã bị bắt, khoảng 100.000 người bị sa thải hoặc đình chỉ công việc. Gulen, hiện ở Mỹ, phủ nhận có liên quan. (Vnexpress)
------------------------
Trung Quốc chủ trương tăng cường hợp tác sâu rộng với ASEAN
Trung Quốc cần hợp tác sâu rộng hơn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để đạt được sự phát triển chung trong bối cảnh khối này kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm nay.
Đây là lời kêu gọi của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ đưa ra tại Hội thảo "ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập: Một chương mới cho quan hệ Trung Quốc-ASEAN" diễn ra ngày 14/7 vừa qua.
Thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tháng 7/2016. (Nguồn: THX/ TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Đại sứ Từ Bộ cho rằng Trung Quốc và ASEAN cần nhanh chóng nắm bắt những cơ hội để đưa các mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. Hai bên cần thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực kết nối, năng lực sản xuất, xúc tiến thương mại và đầu tư, đồng thời gặt hái lợi ích từ nghị định thư được nâng cấp trong Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.
Theo ông Từ Bộ, 2 nền kinh tế cần kết hợp sức mạnh và tiềm năng của mình để thực hiện những nỗ lực đó. Ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy và hỗ trợ sự tăng trưởng của các khuôn khổ tiểu vùng như Hợp tác Lan Thương – Me Kong, Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA),... để hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN và tiến tới xây dựng cộng đồng ASEAN.
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN còn cho rằng việc ưu tiên đối thoại để giải quyết các vấn đề khu vực, tôn trọng điều kiện quốc gia và các mối quan tâm của nhau cũng là một phần nỗ lực cần được thực thi để cải thiện mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN. Theo ông, mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và ASEAN là một bộ phận không thể tách rời trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN, và 2 bên đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2003. Hiện Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Năm 2016, thương mại hai chiều đã đạt kỷ lục 452,2 tỷ USD. Tính đến cuối tháng 5/2017, đầu tư hai chiều đã vượt quá 183 tỷ USD.(TTXVN)
-----------------------
Liên Hợp Quốc công bố sáng kiến mới chống khủng bố tại Syria
Ngày 14/7, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura đã công bố sáng kiến chống khủng bố tại Syria.
Việc công bố sáng kiến chống khủng bố tại Syria được thực hiện sau khi hoàn tất báo cáo về kết quả vòng hòa đàm thứ 7 về Syria lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria de Mistura cho biết, điểm đầu tiên trong sáng kiến này là cuộc chiến chống khủng bố phải hướng vào những đối tượng, tổ chức bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc liệt vào dạng khủng bố. Tiếp theo là việc thực hiện đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm chống lại việc vũ trang và tài trợ cho những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, đặc phái viên de Mistura nhấn mạnh, trong quá trình này cần phải bảo đảm an toàn cho người dân.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là việc tìm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Syria bởi đây được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi khủng bố ở quốc gia Trung Đông này.(VTV)