Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược
Tin thế giới đáng chú ý chiều 12-09-2017
- Cập nhật : 12/09/2017
Mỹ đẩy Saudi Arabia xích lại gần Nga hơn?
Saudi Arabia đang xích lại gần Nga sau khi Mỹ bội ước và những căng thẳng với Qatar ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Nga muốn đẩy mạnh hợp tác với Saudi Arabia
Ngày 10/9, sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bày tỏ nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác giữa 2 nước.
“Các tập đoàn khai thác kinh tế của chúng tôi rất quan tâm và sẵn sàng tham gia vào các dự án chung với Riyadh trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực đầy hứa hẹn khác ở Nga và Saudi Arabia”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, quốc vương Saudi Arabia, Salman bin Abdulaziz Al Saud đã bày tỏ sự hài lòng với sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.
“Đây chính xác là tính toán của các nhà lãnh đạo Nga về hợp tác trong lĩnh vực này”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Cũng trong chuyến thăm tới Riyadh, ngoại trưởng Nga và người đồng cấp Saudi Arabia đã thảo luận việc thiết lập vùng giảm căng thẳng tại Syria.
Ông Lavrov khẳng định, các khu vực trên sẽ góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng Syria thông qua việc diệt trừ các nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố để theo đuổi các hoạt động chính trị toàn diện.
Bên cạnh đó, ông Lavrov không ngần ngại tuyên bố, Nga ủng hộ các nỗ lực của Saudi Arabia trong việc hợp nhất các phe phái đối địch ở Syria đồng thời khẳng định người dân Syria mới chính là bên quyết định vận mệnh của đất nước.
“Chúng tôi ủng hộ tích cực các nỗ lực của các đối tác Saudi Arabia trong việc liên kết các nhóm khác nhau của phe đối lập - Riyadh, Moskva, Cairo để đàm phán với chính phủ ở Geneva”, ông Lavrov nói.
Không chỉ thế, Bộ trưởng Ngoại giao Nga còn kêu gọi các nước Ả-rập vùng Vịnh và Qatar nên tiến hành đối thoại trực tiếp để giải quyết những tranh cãi về ngoại giao và khôi phục sự đoàn kết trong khu vực.
“Chúng tôi xin khẳng định quan điểm của chúng tôi mong muốn giải quyết các bất đồng thông qua các biện pháp đàm phán, thông qua việc bày tỏ trực tiếp những lo ngại và đạt được các giải pháp phù hợp với lợi ích và mối quan tâm của tất cả các bên”, ông Lavrov tái khẳng định.
Về phần mình, trong một tuyên bố được đưa ra sau đó, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir cho biết hai bên đã thảo luận về việc hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố đồng thời hoan nghênh lập trường của Moskva trong cuộc khủng hoảng tại Yemen.
“Cả hai nước đều chia sẻ chung quan điểm về các vấn đề khu vực”, ông Adel al-Jubeir nhấn mạnh.
Mỹ đẩy Saudi Arabia xích lại gần Nga?
Những tuyên bố trên của 2 nhà ngoại giao Nga – Saudi Arabia cho thấy mối quan hệ giữa Moskva và Riyadh đang bước sang một thời kỳ mới với nhiều triển vọng.
Việc Saudi Arabia có xu hướng xích lại gần Nga vào thời điểm này cũng không có gì quá ngạc nhiên.
Thứ nhất, những mâu thuẫn giữa các nước Ả-rập vùng Vịnh và Qatar vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Saudi Arabia, Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain liên tiếp tố cáo Qatar ủng hộ các nhóm khủng bố và hợp tác với Iran - kẻ thù không đội trời chung của các nước vùng Vịnh, thậm chí triển khai các biện pháp trừng phạt kinh tế mới vào quốc gia này.Ở chiều ngược lại, Qatar khẳng định việc các quốc gia Ả -rập vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này là phi lý. Đồng thời Qatar cũng bác bỏ những cáo buộc của các quốc gia vùng Vịnh liên quan đến việc tài trợ khủng bố và can thiệp công việc nội bộ.
Trong khi các bên chưa tìm được tiếng nói chung và những nỗ lực ngoại giao đều đi vào ngõ cụt thì Thổ Nhĩ Kỳ, Iran đã nhanh chân thế chỗ Saudi Arabia và UAE bằng cách cung cấp cho Qatar các sản phẩm tươi sống, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Trong khi đó, Oman cũng quyết định cho Doha dùng chung cảng biển thế chỗ UAE.
Như vậy vào thời điểm này, để có thêm chỗ dựa vững chắc, Saudi Arabia đã buộc tìm cách thắt chặt thêm mối quan hệ cũng như sự ủng hộ của Nga đối với quốc gia này.
Thứ hai, niềm tin của Saudi Arabia nói riêng và các quốc gia vùng Vịnh nói chung đối với Hoa Kỳ đang lung lay.
Hồi tháng 7 vừa qua Mỹ và Qatar đã chính thức ký kết Thỏa thuận về chống khủng bố trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh chưa có hồi kết. Đặc biệt, thoả thuận diễn ra trong thời điểm ông Trump nhiều lần chỉ trích chính phủ Qatar ủng hộ tài chính cho các tổ chức khủng bố. Động thái trên của Washington làm dấy lên những hoài nghi về toan tính thật sự của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng tại khu vực này.
Trước đó, hợp đồng buôn bán vũ khí trị giá 110 tỷ USD giữa Mỹ và Saudi Arabia mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi là “trên cả tuyệt vời” hóa ra “chỉ là chiếc bánh vẽ”.
Ông Bruce Riedel, Giám đốc Dự án Tình báo Brookings khẳng định, 2 bên mới chỉ đi đến thống nhất một loạt các ý định thư chứ không phải là các hợp đồng cụ thể. Rất nhiều ý định thư trong số này được cho là để thể hiện sự quan tâm của Saudi Arabia đối với vũ khí của Mỹ.
“Thỏa thuận trị giá 110 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trên thực tế không hề tồn tại”, ông Bruce Riedel nhấn mạnh.(ĐVO)
-------------------------
Israel cải thiện quan hệ với Mỹ Latinh
Sau những chuyến công du thành công tới Kazakhstan, Singapore, Australia và 5 nước châu Phi trong vòng 13 tháng gần đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ thăm Argentina, Colombia và Mexico từ ngày 11 đến ngày 15/9 tới đây, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác với Mỹ Latinh.
Chuyến thăm của ông Netanyahu diễn ra ngày trước khi ông này tới New York để tham dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc và đúng vào dịp Israel kỷ niệm 70 năm LHQ thông qua kế hoạch phân đất cho Israel, mở đường cho việc thành lập một nhà nước Do Thái vào năm 1948. Với chuyến công du Mỹ Latinh lần này, Israel đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ ngoại giao và hợp tác thương mại với các nước trên thế giới. Theo dự kiến, ngoài hội đàm với các Tổng thống Argentina Mauricio Macri, Colombia Juan Manuel Santos và Mexico Enrique Peña Nieto, ông Netanyahu cũng sẽ gặp Tổng thống Paraguay Horacio Cartes tại Buenos Aires.
Từ trước tới nay, Israel vẫn khá kín đáo trong mối quan hệ với Mỹ Latinh và đây là lần đầu tiên một Thủ tướng đương nhiệm của quốc gia Trung Đông này tới thăm khu vực. Trước đó vào năm 2014, ông Netanyahu từng có kế hoạch thăm Mexico, Panama và Colombia, tuy nhiên, do cuộc đình công của các nhân viên ngoại giao Israel khi đó, chuyến đi đã bị hủy.
Argentina là chặng dừng chân đầu tiên của ông Netanyahu tại Mỹ Latinh và diễn ra đúng vào dịp nước Nam Mỹ tưởng niệm 25 năm Đại sứ quán Israel ở thủ đô Buenos Aires bị đánh bom, khiến 29 người thiệt mạng và 200 người bị thương. Sau đó 2 năm, một vụ tấn công khủng bố khác nhằm vào trụ sở Hiệp hội Do Thái (AMIA) tại Buenos Aires đã làm 85 người thiệt mạng và 300 người bị thương. Đây là những vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Argentina mà theo cộng đồng Do Thái là do Chính phủ Iran và phong trào Hồi giáo Hezbollah tổ chức, thực hiện. Tuy nhiên, cho tới nay, Iran đã bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan.
Quan hệ giữa Israel và Argentina, quốc gia có cộng đồng người Do Thái sinh sống lớn nhất Mỹ Latinh với 300.000 thành viên, đã được cải thiện nhanh chóng ngay sau khi Tổng thống Mauricio Macri nhậm chức vào tháng 12/2015. Chỉ ít ngày sau khi ông Macri, người có quan hệ thân thiết với ông Netanyahu lên cầm quyền, Buenos Aires tuyên bố bãi bỏ thỏa thuận được ký dưới thời người tiền nhiệm Cristina Fernandez cho phép Iran tham gia vào tiến trình điều tra vụ khủng bố nhằm vào trụ sở AMIA năm 1994, khiến mối quan hệ giữa Argentina và Irsael trở nên căng thẳng.
Phát biểu ngay trong buổi họp báo đầu tiên sau khi đắc cử hồi tháng 11/2015, Tổng thống Macri cho rằng thỏa thuận với Iran không có lợi cho việc gắn kết người dân Argentina. Đáp lại tuyên bố này của ông Macri, Thủ tướng Netanyahu bày tỏ hy vọng với Chính phủ của ông Macri, quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác ở Nam Mỹ.
Phát biểu với báo giới hôm 6/9 vừa qua, ông Netanyahu khẳng định đây là chuyến thăm “lịch sử” và Israel đang phát triển quan hệ với Mỹ Latinh, “một thị trường khổng lồ với nhiều quốc gia quan trọng”. Trong khi đó, đại diện Bộ Ngoại giao Argentina tuyên bố chuyến công du của người đứng đầu nhà nước Do Thái sẽ đem lại cơ hội tăng cường đầu tư và trao đổi thương mại song phương. Theo dự kiến, tại Buenos Aires, Thủ tướng Netanyahu sẽ tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ đánh bom năm 1992 và năm 1994. Chính phủ Argentina cũng tuyên bố nhân dịp này sẽ chuyển giao cho Israel khoảng 140.000 tài liệu liên quan tới vụ thảm sát Holocaust trong Thế chiến thứ hai, khiến khoảng 6 triệu người Do Thái thiệt mạng.
Sau chuyến thăm Buenos Aires trong các ngày 11 và 12/9, ông Netanyahu sẽ tới Colombia vào ngày 13/9 và tới Mexico vào ngày 14/9. Các chuyên gia nhận định, Thủ tướng Netanyahu đang nỗ lực tìm kiếm các đồng minh ủng hộ Israel tại LHQ, trong bối cảnh nhiều quốc gia Mỹ Latinh phản đối chính sách thù địch của quốc gia này chống lại người dân Palestine trong đó có Brazil, Venezuela, Bolivia và Ecuador. Về phần mình, các nước Mỹ Latinh quan tâm tiếp cận công nghệ tiến tiến, ứng dụng khoa học trong phát triển nông nghiệp và hợp tác quốc phòng, an ninh với Israel. Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Israel sang Mỹ Latinh vượt 550 triệu USD.
Tại Colombia, nơi có khoảng 19.000 người Do Thái sinh sống, Israel dự kiến sẽ ký thỏa thuận hợp tác khoa học và phát triển du lịch. Tại Mexico, hai bên sẽ ký các chương trình hợp tác nghiên cứu vũ trụ, hàng không và viễn thông. Có khoảng 150 công ty Israel đang kinh doanh tại Mexico, nơi có khoảng 70.000 người Do Thái đang sinh sống. Các chuyên gia nhận định chuyến thăm Mexico truyền đi thông điệp việc Mexico bỏ phiếu trắng trong vấn đề Israel xâm chiếm lãnh thổ Palestine năm ngoái hay những tuyên bố của ông Netanyahu, ủng hộ việc xây bức tường ngăn giữa biên giới Mỹ và Mexico của Tổng thống Donald Trump, không làm ảnh hưởng tới quan hệ song phương.
Chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu cũng diễn ra chỉ ít ngày sau chuyến thăm mới đây của Tổng Thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) Luis Almagro tới Jerusalem. Đây là lần đầu tiên sau rất nhiều năm, một Tổng Thư ký OAS tới Israel, góp phần củng cố quan hệ giữa nhà nước Do Thái với các nước Mỹ Latinh.(TTXVN)
------------------------
Việt Nam sản xuất đạn chống tăng OG-9
Theo Kênh QPVN, Nhà máy Z117 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện đang sản xuất đạn chống tăng đạn PG-9 và OG-9.
Theo nguồn tin này, hiện nay Nhà máy Z117 đã có nhiều cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng, đặc biệt là các sản phẩm cụm bộ lửa, đạn PG-9, OG-9.
Được biết, OG-9 là loại đạn nổ phá mảnh được sử dụng để tiêu diệt binh lực, sinh lực đich, tiêu diệt các ổ hỏa lực của đối phương trên tầm bắn đến 1000m và tiêu diệt địch co cụm trên khoảng cách đến 4500m.
Đạn phóng lựu nổ phá OG-9 có cấu tạo vỏ đạn làm từ gang dẻo phía trong có thuốc nổ phá khối lượng 735g loại TNT và bộ phận ổn định quỹ đạo đường đạn:
Ống thuốc phóng được khoan hàng lỗ thoát khí vuông góc với nhau và có tám cạnh cánh cố định nổi lên, trên cánh các đường cắt xiên để đạn quay quanh trục khi bay trong không khí; Đuôi ống phóng có bộ phận mấu kết nối với liều phóng và vạch đường.
Đạn OG-9M khác với đạn OG-9, sử dụng gang có độ bền cao và thuốc nổ TNT (TD50) khối lượng 660g. OG-9M1 vỏ gang có độ bền cao sử dụng thuốc nổ loại TNT (690g).
Liều phóng đạn OG-9P theo cấu tạo và hoạt động tương tự như liều phóng của đạn PG-9P, nhưng khối lượng thuốc phóng NBL-42 nhỏ hơn– 780g. Để tăng cường khả năng giữ chắc đuôi đạn khi bay trong không khí, trên ống phóng đạn có đặt vòng xuyên kẹp với các khuyết hình chữ T.
Tại vị trí lắp đai vòng xuyến có khoan 2 lỗ. Khi thuốc cháy của kíp nổ cháy, lửa sẽ phụt qua hai lỗ khoan, làm biến dạng các mấu của đai khóa vòng xuyến, khóa cứng đuôi đạn với đầu đạn của đạn OG-9.
Ngòi nổ phá OG-9 bao gồm có: Vỏ đầu nổ hình côn với kíp nổ; Bộ phận khởi động đầu nổ tầm xa, chạm nổ và kích nổ xuyên chéo.
Bộ phận cơ khí quán tính được sử dụng để kích hoạt đầu nổ sẵn sàng chiến đấu trong khoảng cách 2,5 – 18m tính từ mặt cắt của nòng súng và có: vỏ ngòi nổ với các rãnh cắt chuyên dụng, lò xo của vỏ đạn, bi khóa và 4 viên bi khóa an toàn. Các rãnh cắt trên thành của vỏ ngòi nổ có dạng hình ziczag, xuyên thấu qua và đường thẳng..
Bộ phận kim hỏa được sử dụng để kim hỏa đập vào hạt lửa của kíp nổ khi va chạm với vật cản và có tác dụng hoạt động tức thì, quán tính. Bộ phận kim hỏa bao gồm có Nắp đầu kim hỏa, quả trọng lực với chốt khóa ngang và rãnh, kim hỏa, vỏ kim hỏa và lò xo hình côn.
Bộ phận quán tính bao gồm có: bạc đệm, ống chưa kíp nổ và đệm bảo vệ.
Bộ phận kích nổ xuyên chéo là là bộ phận dùng để kích nổ đạn khi gập vật cản với góc chéo va chạm lớn hơn 8 độ, bộ phận bao gồm có ống định hướng hình côn kết nối với ống chứa kíp nổ, vòng xuyến định hướng hình côn và thuốc nổ mồi. Để cho bạc quán tính không chuyển động, vòng xuyến được giữ bằng lò xo nén và cạnh của ống chứa kim hỏa.
Việc Việt Nam tự chủ trong việc sản xuất đạn OG-9 có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong việc huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, không bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài.(ĐVO)