Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 11-09-2017

  • Cập nhật : 11/09/2017

Nga đã có biện pháp hoàn hảo đáp trả THAAD của Mỹ

Một chuyên gia quân sự Nga nói rằng hệ thống tên lửa Iskander và Kalibr là biện pháp đối phó hoàn hảo nhất của Nga để đáp trả việc Mỹ sắp bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc, gần lãnh thổ nước này.

Theo hãng tin Sputnik, ông Alexey Podberezkin – người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu chính trị và quân sự tại Nga cho biết Moscow đã có “câu trả lời hoàn hảo” nhất cho THAAD mà Mỹ sắp triển khai tại Hàn Quốc. Theo ông, đó là tên lửa Iskander và Kalibr.

Trước đó trong tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cảnh báo rằng THAAD của Mỹ đang được triển khai tại Hàn Quốc có thể thúc đẩy Moscow đáp trả quân sự.

Nga đã có biện pháp hoàn hảo đáp trả THAAD của Mỹ  - ảnh 1
Tên lửa Iskander-M của Nga. Ảnh: SPUTNIK

 “Trong trường hợp này, đó là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander. Ngoài ra, Nga còn có tên lửa bố trí trên biển, chẳng hạn như Kalibr – loại tên lửa có thể phá hủy hệ thống THAAD. Ngoài ra, Moscow còn có các hệ thống tác chiến điện tử” – ông Podberezkin cho biết.

Ông Podberezkin nói rằng Mỹ đã bắt đầu tìm cớ triển khai THAAD ở Nhật Bản và Hàn Quốc và tất cả điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình ở Triều Tiên. Truyền thông địa phương hôm 6-9 đưa tin Seoul thông báo triển khai bổ sung bốn THAAD ở tỉnh Bắc Geyongsang sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6. THAAD này sẽ được bố trí tại một căn cứ mới ở Seongju, cách thủ đô Seoul 300 km, theo Yonhap.

Vị chuyên gia Nga nhận định: “Vì vậy, tại sao Nga lại không thực hiện những bước đi như đã làm ở Kaliningrad trước đó (bố trí các hệ thống tên lửa như Iskander)? Vấn đề là ở chỗ nếu không có biện pháp đáp trả quân sự thì các mối đe dọa sẽ tiếp tục xuất hiện. Đối với các mối đe dọa về kỹ thuật-quân sự thì cần phải phản ứng bằng các biện pháp kỹ thuật-quân sự”.

Hồi tháng 7 năm ngoái, Seoul và Washington nhất trí triển khai THAAD ở quận Seongju, Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng dâng cao xung quanh các vụ thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Moscow và Bắc Kinh đồng loạt phản đối việc triển khai THAAD, nói rằng điều này có thể làm cho cuộc khủng hoảng hạt nhân này tồi tệ hơn nữa và kích động Triều Tiên thực hiện các hành vi khiêu khích.

Tên lửa Iskander-M là một hệ thống chiến thuật triển khai nhanh, được thiết kế với nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu ở phạm vi lên tới 500 km. Iskander được dành cho các mục tiêu nhỏ như hệ thống tên lửa, pháo phản lực bắn loạt, pháo binh tầm xa, sân bay và sở chỉ huy.

Nga đã bố trí hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M tới Kaliningrad ở biển Baltic hồi tháng 10-2016.

Nga đã có biện pháp hoàn hảo đáp trả THAAD của Mỹ  - ảnh 2
Một tàu hải quân Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr vào vị trí của nhóm khủng bố Mặt trận Nusra từ biển Địa Trung Hải. Ảnh: SPUTNIK

Về tên lửa Kalibr, loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 2.600 km và có thể vượt qua được bất kỳ hệ thống phòng không và hệ thống chống tên lửa nào. Khi bay, tên lửa Kalibr liên tục thay đổi độ cao và chiều hướng vì vậy phát hiện được chúng là một nhiệm vụ rất khó khăn.

Hôm 5-9, tàu khu trục Đô đốc Essen của Hạm đội biển Đen của Nga đã phóng tên lửa hành trình Kalibr vào một khu vực gần thị trấn Ash Sholah, Syria bị Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm đóng. Kết quả, hàng chục phần tử khủng bố bị tiêu diệt. Các sở chỉ huy của IS, một trung tâm liên lạc, một cơ sở sửa chữa phương tiện thiết giáp của nhóm khủng bố cùng các kho đạn dược, vũ khí cũng bị phá hủy tan tành gần TP Deir ez-Zor, theo Bộ Quốc phòng Nga.(PLO)
-----------------

SDF thu kho vũ khí Nga từ tay khủng bố IS

Hôm 3/9, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn đã thu được kho vũ khí của IS tại Raqqa, trong đó phần lớn vũ khí có nguồn gốc Nga.

Đường đến tay khủng bố

Theo nhừng hình ảnh được SDF công bố về chiến lợi phẩm cho thấy, cùng số lượng khổng lồ đạn súng cối, trong kho còn tìm thấy nhiều hệ thống tên lửa chống tăng MILAN của Đức-Pháp, tổ hợp tên lửa chống tăng AT-3 Malyutka, hệ thống tên lửa phòng không MANPAD Strela-2 có nguồn gốc Nga.

Việc AT-3, đặc biệt là tên lửa Strela-2 xuất hiện nhiều trong kho vũ khí IS đã khiến cả Syria và phương Tây bất ngờ. Vậy, số vũ khí này đã lọt vào tay khủng bố IS bằng cách nào? Tờ New York Times cho rằng, chính sự yếu kém và thiếu trách nhiệm của Quân đội Syria đang tặng cho IS nhiều vũ khí chiến lược. Cụ thể, khi rút lui, quân đội chính phủ Syria thường xuyên bỏ lại vũ khí còn hoạt động rất tốt.

phan lon trong kho vu khi bi tich thu cua is co nguon goc nga.

Phần lớn trong kho vũ khí bị tịch thu của IS có nguồn gốc Nga.

Trên chiến trường, tiến hay lui nhiều khi phụ thuộc vào chiến lược tác chiến, tuy nhiên điều đáng nói là lực lượng quân sự ủng hộ Tổng thống Assad thường xuyên vứt lại vũ khí thay vì kéo theo hay phá hủy chúng. Và với những vũ khí bỏ lại trên chiến trường đã khiến quân đội chính phủ nhận trái đắng.

Ngoài nguồn cung vũ khí do quân đội chính phủ bỏ lại trên chiến trường, IS còn dễ dàng mua vũ khí tại thị trường "chợ đen" và chiếm đoạt. Ông James Bevan, Giám đốc nhóm Nghiên cứu Xung đột Vũ trang tại Trung Đông cho biết: "Bài học rút ra ở đây là các lực lượng an ninh và quốc phòng trong khu vực đã được các quốc gia khác cung cấp đạn được, nhưng lại không có khả năng giữ chúng".

Các chiến binh IS đã chứng minh chúng rất khôn khéo trong việc tìm cách gia tăng vũ khí khi mở rộng khu vực kiểm soát. Theo các nhà phân tích và các đối thủ của phiến quân Hồi giáo, IS lấy vũ khí từ các nhóm chống chính phủ Syria đã gia nhập hàng ngũ tổ chức này.

Không những vậy, Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) còn cho biết, với những quy định hạn chế về việc chuyển giao vũ khi cho Iraq và việc kiểm soát không chặt chẽ từ vài thập kỷ nay, nhiều vũ khí phương Tây và cả gốc Nga đã lọt vào tay của tổ chức IS.

Bản báo cáo với tiêu đề "Hàng tồn kho còn đầy - Trang bị vũ khí cho IS", Tổ chức Ân xá quốc tế đưa ra danh sách các vũ khí được các chiến binh IS sử dụng. Theo báo cáo này, các vũ khí này phần lớn nằm trong kho quân sự ở Iraq, được thiết kế và sản xuất tại trên 20 nước trong đó có Bỉ, Nga, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Âu.

Nhiều nhất trong số đó là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tầm ngắn (SATCP), tên lửa chống tăng và xe bọc thép, súng trường nhứ AK, tên lửa Strela-2 của Nga, M16, xe thiết giáp Bushmaster của Mỹ cùng các loại vũ khí tự động khác do FN Herstal sản xuất đều nằm trong kho vũ khí của IS.

Vũ khí Nga hủy diệt lẫn nhau

Việc IS có trong tay số lượng lớn tên lửa Strela-2 đang khiến cường kích và trực thăng Nga gặp nguy hiểm khi tác chiến trên chiến trường Syria, bởi vũ khí này vẫn rất nguy hiểm dù chúng không phải là dòng tên lửa mới.

Theo thông tin công khai, hệ thống tên lửa Strela-2 kết cấu đơn giản với ống phóng dài 1,4m, đường kính 70mm và trọng lượng 15kg (gồm cả đạn nặng 9,8kg). Đạn tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại (tức là bám theo các nguồn phát nhiệt như động cơ của trực thăng hay máy bay cánh bằng). Sau khi phóng, tên lửa nhắm vào luồng phát nhiệt là ống xả của động cơ máy bay và phát nổ.

Đầu tự dẫn của tên lửa hoạt động theo nguyên lý bám đuôi khá đơn giản và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, do hoạt động theo nguyên lý đơn giản này nên tên lửa dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi các biện pháp che chắn hồng ngoại, mồi bẫy pháo sáng.

Để giải quyết hạn chế này, biến thể nâng cấp Strela-2 (Taliban và IS sở hữu) được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại làm mát bằng nito lỏng giúp tên lửa vượt qua các biện pháp đối phó hồng ngoại. Tên lửa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu đường không như: trực thăng, máy bay cánh bằng bay thấp, máy bay không người lái ở cự ly tới 4,2km, độ cao từ 50-2.300m.(ĐVO)
-------------------------

Ai Cập tiêu diệt 10 tay súng tại thủ đô Cairo

Ngày 10/9, giới chức an ninh Ai Cập đã tiêu diệt 10 đối tượng tình nghi khủng bố trong một vụ đấu súng khi tiến hành chiến dịch truy quét ở thủ đô Cairo.

 

canh sat ai cap tang cuong an ninh tai thu do cairo. anh: afp/ttxvn

Cảnh sát Ai Cập tăng cường an ninh tại thủ đô Cairo. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Nguồn tin cho biết lực lượng an ninh đã đột kích 2 căn hộ ở quận Ard el-Liwa trung tâm Cairo sau khi nhận được thông tin về một số đối tượng tình nghi là thành viên của nhóm Hasm. Theo nguồn tin, 3 cảnh sát đã bị thương sau khi một đối tượng tình nghi kích nổ một thiết bị nhằm ngăn cảnh sát xông vào một căn hộ. Trong khi đó, 2 cảnh sát khác đã bị thương trong cuộc đấu súng ở căn hộ còn lại. Ngoài 10 tay súng bị tiêu diệt, lực lượng an ninh đã thu giữ được nhiều súng trường, đạn dược, vật liệu chế tạo bom và thiết bị nổ tại 2 căn hộ trên.

Thời gian gần đây, nhóm Hasm đã tuyên bố tiến hành một số vụ tấn công nhằm vào các nhân viên an ninh Ai Cập, trong đó chủ yếu tập trung vào các trạm kiểm soát an ninh của cảnh sát. Các lực lượng an ninh Ai Cập cũng đã bắt giữ và tiêu diệt hàng chục đối tượng bị nghi là thành viên nhóm Hasm trong vài tháng qua. Nhà chức trách Ai Cập cho rằng nhóm Hasm có liên quan đến tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) đang bị cấm hoạt động tại nước này. (TTXVN)
---------------------------

Quân nổi dậy Rohingya tuyên bố đơn phương ngừng bắn ở Myanmar

Nhóm Đội quân cứu tế Arakan Rohingya (ARSA) tuyên bố đơn phương ngừng bắn trong vòng 1 tháng bắt đầu vào ngày 10.9 để giải quyết khủng hoảng nhân đạo ở tây bắc Myanmar.

Gần 300.000 người Rohingya thiểu số theo Hồi giáo đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh tị nạn kể từ lúc quân đội Myanmar mở chiến dịch truy quét ARSA sau khi nhóm này tấn công 30 đồn cảnh sát và căn cứ quân sự hôm 25.8, khiến gần 400 người thiệt mạng, theo Reuters.

Trong một tuyên bố ngày 10.9, ARSA kêu gọi tất cả tổ chức khôi phục hoạt động cứu trợ cho nạn nhân của cuộc khủng hoàng nhân đạo này trong thời gian ngừng bắn.

Hiện vẫn chưa rõ vì sao ARSA bất ngờ đưa ra tuyên bố trên và nhóm này được cho là chống cự quyết liệt lực lượng quân đội ở bang Rakhine.

ARSA còn kêu gọi quân đội ngừng bắn. Trong khi đó, chính phủ Myanmar tuyên bố vẫn tiếp tục chiến dịch đảm bảo an ninh, đề phòng ARSA tấn công bất ngờ và thiết lập trại tị nạn tạm thời cho người dân bị ảnh hưởng.

Trong vòng hai tuần qua, nhiều ngôi nhà và làng mạc ở Rakhine bị đốt phá giữa lúc hàng ngàn người đang tiếp tục chạy đến khu vực biên giới với Bangladesh. Làn sóng người tị nạn ồ ạt chạy sang Bangladesh khiến công tác viện trợ gặp nhiều khó khăn.(Thanhnien)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-09-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 11-09-2017

    Khủng hoảng Qatar: Mỹ lại điều chỉnh đòn bập bênh lợi ích?; Phó Tổng thống Uruguay từ chức; Tàu tên lửa Iran xua đuổi tàu chiến Mỹ tại vùng Vịnh; Nga, Saudi Arabia thảo luận việc thiết lập vùng giảm căng thẳng tại Syria

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng 11-09-20173

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 11-09-2017

    Nga “đòn thế” với Mỹ, Trung Quốc về Triều Tiên; Nga kêu gọi các nước vùng Vịnh đối thoại trực tiếp; Ukraine cứ giàu mạnh vượt Nga, Crimea-Donbass sẽ quay trở lại

Bài cùng chuyên mục