Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 09-08-2017

  • Cập nhật : 09/08/2017

Thành phố ở Mỹ kiện chính quyền ông Trump vì bị dọa cắt ngân sách

Thành phố Chicago khởi kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump với lý do họ bị ép phải chọn giữa quyền theo hiến pháp và ngân sách cho cảnh sát.

thi truong chicago rahm emanuel tuyen bo kien chinh quyen lien bang. anh: reuters.

Thị trưởng Chicago Rahm Emanuel tuyên bố kiện chính quyền liên bang. Ảnh: Reuters.

 

Thành phố Chicago hôm 7/8 đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang khu vực nhằm ngăn chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách mới, trong đó dự kiến cắt ngân sách cho những thành phố không hợp tác với chính phủ liên bang để kiểm soát người nhập cư, Reuters đưa tin.

Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu các thành phố cấp quyền tiếp cận nhà tù địa phương cho quan chức di trú, đồng thời phải thông báo cho nhà chức trách liên bang ít nhất 48 giờ trước khi thả người vi phạm luật xuất nhập cảnh của Mỹ. Những thành phố không hợp tác sẽ bị cắt ngân sách hỗ trợ cho chương trình chống tội phạm. Chicago dự kiến nhận 3,2 triệu USD trong năm nay để mua trang thiết bị.

Chicago cho rằng chính sách mới sẽ buộc thành phố lớn thứ ba của Mỹ phải chọn giữa quyền theo hiến pháp và ngân sách cho lực lượng hành pháp.

"Chúng tôi khởi kiện vì sự đe dọa từ chính quyền liên bang, thể hiện trong những điều kiện cấp ngân sách mới, đang tạo ra bầu không khí đầy sợ hãi", cố vấn luật của Thị trưởng Chicago tuyên bố. Thành phố đề nghị tòa án liên bang ra phán quyết trước hạn chót 5/9 để có thể đăng ký nhận ngân sách hỗ trợ.

"Những điều khoản này đi ngược với chính sách lâu năm của thành phố trong việc tăng cường hợp tác giữa cảnh sát và cộng đồng người nhập cư", đại diện thành phố Chicago cho biết trong đơn kiện.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions khẳng định quan chức Chicago đã thể hiện "sự thù địch công khai" với những điều luật có tác dụng hạn chế tội phạm và bảo vệ cảnh sát. Ông cho rằng số vụ giết người tại Chicago trong năm 2016 cao hơn hai thành phố Los Angeles và New York cộng lại.

"Chính quyền này sẽ không cấp tiền cho các thành phố sẵn sàng vi phạm luật pháp và bảo vệ tội phạm từ nước ngoài, gây nguy hiểm cho cộng đồng", Bộ trưởng Sessions tuyên bố.(Vnexpress)
---------------------------

Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á?

Tờ Le Point của Pháp vừa có một phóng sự dài thực hiện ngay tại đảo Guam, phân tích về mưu đồ bá chủ Biển Đông của Trung Quốc và cố gắng đối phó của Mỹ bằng cách củng cố tiền đồn của mình là đảo Guam.

Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á?

Guam, căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh Wikipedia

Le Point đặc biệt chú ý đến cục diện mới ở Biển Đông trong bài phóng sự của Sébastien Falletti thực hiện ngay tại đảo Guam, mà tạp chí mệnh danh là '"Tiền đồn của Mỹ tại vùng Thái Bình Dương".

Le Point ghi nhận là hòn đảo này chính là nơi mà chiếc B29 Enola Gay đã cất cánh, mang theo quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản ngày 06/08/1945.

Ngày nay, đối thủ của Washington không còn là Tokyo, mà là Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Với ông Tập Cận Bình, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã gia tăng hành động tại Biển Đông, nơi họ đòi chủ quyền trên 90% diện tích thông qua một bản đồ hình lưỡi bò, không cần đếm xỉa đến những tuyên bố chủ quyền của các láng giềng.

Kể từ năm 2014, Quân đội Trung Quốc đã biến 7 rạn san hộ tại đấy thành đảo nhân tạo dưới sự chứng kiến bất lực của chính quyền Barack Obama.

Chỉ trong vòng vài tháng, các rạn san hô như Đá Chữ Thập (Fiery Cross) hay Gạc Ma (South Johnson) đã biến thành tiền đồn trên đại dương với phi đạo, nhà kho, bến cảng, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và chuẩn mực môi trường.

Bắc Kinh lớn tiếng thề rằng đó là các cơ sở hạ tầng dân sự, và Chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các cam kết đó có vẻ hoàn toàn vô giá trị vào lúc hình ảnh vệ tinh cho thấy súng phòng không được lắp đặt trên bảy hòn đảo nhân tạo.

Khi bị chỉ trích, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đáp trả: "Nếu ai đó đến réo chuông trước cửa nhà bạn với thái độ ngạo mạn thì bạn không đề phòng sao?".

Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ đình chỉ ngay lập tức các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải và bản chất quốc tế của Biển Đông, mà Hải quân Mỹ đã tiến hành trong vùng.

Theo Le Point, sự tăng vọt của các tiền đồn Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này, cộng thêm với một chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân đang tăng tốc, đã nuôi dưỡng sự lo ngại của Mỹ về một khả năng tồi tệ nhất: Đó là Biển Đông trở thành "ao nhà" của Trung Quốc, nơi Hải quân Mỹ bị cấm vào.

Mỹ củng cố đảo Guam thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến

Chính trong bối cảnh đó mà theo Le Point, Mỹ đang có kế hoạch cho lực lượng thủy quân lục chiến tinh nhuệ của mình rầm rộ quay lại đảo Guam, một nơi được Lầu Năm Góc cho là có vị trí chiến lược thiết yếu trong thế kỷ 21 này

Đây là một căn cứ hậu cần thiết yếu để bảo đảm tuyến liên lạc giữa vùng California ở Mỹ cách đấy 9.000 km, với châu Á đang trở thành buồng phổi của nền kinh tế thế giới.

Theo ghi nhận của Le Point, từ nay đến năm 2020, Guam sẽ trở thành căn cứ chính của thủy quân lục chiến Mỹ tại châu Á, với hơn 5.000 quân, phối hợp với một lực lượng không nhỏ của Không quân và Hải quân Mỹ cũng được tăng cường, để đưa tổng cộng số linh Mỹ trên đảo lên thành 14.000 người.

Hiện nay, Guam đã trở thành nơi mà các hàng không mẫu hạm hay tàu ngầm nguyên tử Mỹ có thể ghé để được tiếp tế, trên đảo có vô số ăng ten vệ tinh cực mạnh để truyền đi hàng tỷ dữ liệu giữa châu Á và Washington.(Bizlive)
-----------------------

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Theo TTXVN, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 7.8 đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 24 tại Manila, Philippines.

pho thu tuong pham binh minh gap ngoai truong trung quoc vuong nghi ttxvn

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị TTXVN

Đây là một trong nhiều cuộc tiếp xúc song phương của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 7.8.

Trước đó, một số hãng thông tấn nước ngoài đưa tin Ngoại trưởng Vương Nghị đã huỷ cuộc họp dự kiến với Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Hãng in Bloomberg dẫn một nguồn tin cho biết Trung Quốc không hài lòng với nội dung liên quan đến vấn đề Biển Đông trong bản thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN ra ngày 6.8.

Tuy nhiên, Bloomberg cũng dẫn lời một người phát ngôn của đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự ARF cho biết ngoài các cuộc gặp trực tiếp, các ngoại trưởng còn có những dịp trao đổi khác trong khuôn khổ sự kiện này.

Tối 7.8, TTXVN khi đưa tin về các hoạt động tiếp xúc song phương của trưởng đoàn Việt Nam tại ARF đã giới thiệu ảnh cuộc gặp gỡ giữa Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Ngh.

Trước khi gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc, Phó Thủ tướng - Ngoại trưởng Việt Nam cùng ngày tiếp xúc với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson; Ngoại trưởng New Zealand Murray McCully; Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và An ninh EU Federica Mogherini.

pho thu tuong - bo truong ngoai giao pham binh minh gap go ngoai truong my rex tillerson tai manila, philippinesttxvn

Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Manila, PhilippinesTTXVN

Theo TTXVN, trong các cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng - Ngoại trưởng Phạm Bình Minh và các đối tác trao đổi về nội dung hợp tác song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực.

Phát biểu trước đó trong ngày tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Phó Thủ tướng - Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khẳng định tầm quan trong và ý nghĩa của việc đảm bảo hoà bình, ổn định nói chung, trong đó có an ninh biển, là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực.(Thanhnien)
----------------------------

Nga ‘khen’ ông Trump cứng rắn hơn ông Obama

Ngày 7-8, thứ trưởng ngoại giao của Nga, ông Sergei Ryabkov nói rằng Tổng thống Donald Trump đang gây khó khăn cho Nga hơn người tiền nhiệm Barack Obama.

Theo thông tấn xã Nga ItarTass, ông Ryabkov phát biểu: "Nói về các chính sách đối ngoại của Mỹ, tôi đã thất vọng và phải thừa nhận rằng trong nhiều khía cạnh tình trạng hiện nay là sự tiếp nối của những điều tồi tệ từ thời ông Obama. Thậm chí về khía cạnh nào đó, những chính sách hiện nay còn khó khăn hơn".

Vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký kết, thông qua dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga. Với việc ký phê duyệt dự luật, ông Trump cũng chấp nhận điều khoản không được tự ý gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga mà không hổi ý kiến quốc hội.

Nga ‘khen’ ông Trump cứng rắn hơn ông Obama - ảnh 1
Thứ trưởng ngoại giao của Nga, ông Sergei Ryabkov. Ảnh: IBTimesUK

Ông Ryabkov cho biết, mối quan hệ giữa hai nước đang ngày càng tồi tệ hơn. Giờ đây, tình hình giữa Mỹ và Nga đang tương tự như ở giai đoạn cuối cùng của chính quyền người tiền nhiệm Barack Obama.

Ông Ryabkov nói rằng Nga không muốn một cuộc đối đầu xảy ra. Ông phát biểu: "Tôi hy vọng tình hình sẽ không dẫn đến một cuộc đối đầu. Chúng tôi sẽ cố gắng giảm thiểu những tổn hại cho những gì đã xảy ra”. Dù vậy, ông cũng thừa nhận việc Nga đưa ra động thái trả đũa là khó tránh khỏi.

Ông cho biết: "Đây không phải là vấn đề một sớm một chiều. Hiện tại, thật khó cho tôi để nói rằng cần bao lâu để thiết lập quan hệ bình thường với Mỹ. Tuy nhiên, tôi khẳng định rằng chúng tôi sẽ cố gắng tìm cách”.(PLO)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-08-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-08-2017

    Mẻ lưới nhỏ bắt quan tham to ở Hong Kong; Mỹ: Việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ đã gây ‘ngờ vực nghiêm trọng’; Malaysia cất lưới chống khủng bố, bắt hơn 400 người; Quân đội Mỹ có quyền bắn hạ thiết bị bay gần căn cứ

  • Tin thế giới đáng chú ý 09-08-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 09-08-2017

    Tàu ngầm được mệnh danh “tiêm kích F-22 dưới biển” của Mỹ; Qatar - Thổ Nhĩ Kỳ tập trận chung giữa căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh; Căng thẳng ngoại giao Nga-Mỹ: Cuộc chiến “mắt đền mắt, răng đền răng”?; Chính trị gia Malaysia thách nhau chịu điều tra tham nhũng

Bài cùng chuyên mục