Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 09-07-2017

  • Cập nhật : 09/07/2017

Đảng Dân chủ phản ứng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga

Trong cuộc gặp kéo dài hơn dự kiến vào ngày 7-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.

Tuy nhiên, cả 2 nhà lãnh đạo đều đồng ý tập trung vào cải thiện quan hệ thay vì những tranh cãi trong quá khứ. 

Trả lời các phóng viên tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở TP Hamburg - Đức, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết ông Donald Trump có "phản ứng tích cực" với ông Putin trong cuộc gặp kéo dài đến 2 giờ 15 phút.

Theo lời ông Tillerson, Tổng thống Mỹ mở đầu cuộc thảo luận bằng cách nhấn mạnh "lo ngại của người Mỹ về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử 2016". 

Tổng thống Nga liền bác bỏ bất kì sự can thiệp nào và đề nghị Mỹ đưa ra bằng chứng. Sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết ông Donald Trump đã chấp nhận khẳng định của người đồng cấp Nga rằng các cáo buộc nhắm vào Moscow là sai lầm dù chúng được sự hậu thuẫn của tình báo Mỹ.

Ông Tillerson cho biết cả 2 nhà lãnh đạo đều muốn tiếp tục phát triển quan hệ từ "một bất đồng khó giải quyết vào thời điểm này". Tuy nhiên, lời giải thích này không làm hài lòng các thành viên đảng Dân chủ ở Mỹ.

 

tong thong donald trump bat tay tong thong vladimir putin. anh: reuters

Tổng thống Donald Trump bắt tay Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: REUTERS

 

"Việc thỏa hiệp sự toàn vẹn của quá trình bầu cử không thể và không nên có những kết luận 'chấp nhận sự bất đồng'" - ông Chuck Schumer, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, chỉ trích.

Trước đó, vào ngày 6-7, ông Donald Trump đã tỏ ra ủng hộ một cách hờ hững về ý kiến cho rằng Moscow can thiệp vào quá trình bầu cử Mỹ 2016. 

Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump từng hứa hẹn việc nối lại tình hữu nghị với Moscow nhưng chưa thực hiện được vì bị bủa vây bởi các cuộc điều tra về cáo buộc can thiệp bầu cử của Nga và mối quan hệ với chiến dịch tranh cử của ông. 

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn một mực khẳng định rằng nhóm của ông không thông đồng với Moscow. 

Ngoại trưởng Tillerson cho biết 2 nhà lãnh đạo đều nhất trí hành động theo cam kết "không can thiệp vào các vấn đề nội bộ và tiến trình dân chủ của Mỹ cũng như của các nước khác". 

Được biết, 2 nguyên thủ còn dành rất nhiều thời gian để thảo luận vấn đề Syria. Sau cuộc gặp, một thỏa thuận giữa Mỹ, Nga và Jordan về lệnh ngừng bắn ở Tây Nam Syria cũng được công bố. 

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin kể từ khi Nhà Trắng có chủ mới.

Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga đã thể hiện quan điểm khác biệt về cách thức đối phó với chương trình vũ khí của Triều Tiên song khẳng định Washington sẽ tiếp tục hối thúc Moscow nỗ lực hơn để kiềm chế các hoạt động của Bình Nhưỡng.(NLĐ)
-------------------------

Ấn Độ - Israel ký nhiều thỏa thuận về quốc phòng trị giá hơn 4,3 tỷ USD

Thỏa thuận bao gồm việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không, ra-đa, tên lửa chống hạm và máy bay không người lái (UAV).

 

ten lua brahmos cua an do. nguon: mensxp.com

Tên lửa Brahmos của Ấn Độ. Nguồn: mensxp.com

 

Theo mạng tin quốc phòng Ấn Độ, trong một diễn đàn mới được tổ chức tại thủ đô Tel Aviv của Israel, các công ty sản xuất và cung cấp trang thiết bị quốc phòng Ấn Độ đã ký 12 thỏa thuận với đối tác Israel, bao gồm việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không, ra-đa, tên lửa chống hạm và máy bay không người lái, theo sáng kiến chuyển giao công nghệ trị giá hơn 4,3 tỷ USD. 

Cụ thể, tập đoàn Kalyani đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Không gian Israel (IAI) để sản xuất các hệ thống phòng không, ra-đa, tên lửa chống hạm cùng hệ thống kiểm soát và chỉ huy cho các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Dự kiến trong 7-10 năm tới, hai công ty này sẽ sản xuất nhiều loại vũ khí, với trị giá lên tới khoảng 1,54 tỷ USD. Trong khi đó, một công ty về công nghệ thông tin tại Bangalore đã ký một thoả thuận hợp tác chiến lược với IAI để sản xuất, lắp ráp UAV cung cấp cho ba binh chủng của Ấn Độ. Thỏa thuận này sẽ được triển khai theo sáng kiến "Sản xuất tại Ấn Độ" (Make in India). 

Tập đoàn Alpha Design và hệ thống an ninh Elbit (Israel) đã ký thỏa thuận thành lập liên doanh trị giá 500 triệu USD để chế tạo và sản xuất các hệ thống giám sát cảm biến nhiệt, điều khiển hệ thống hỏa lực, trinh sát tầm xa và điều khiển các thiết bị không người lái trên không. Tập đoàn Garware-Wall Ropes (GWRL) và công ty Aero-T (Israel) ký thỏa thuận sản xuất và cung cấp các hệ thống hàng không tiên tiến cho Ấn Độ bao gồm hệ thống cảnh báo sớm chống lại các cuộc tấn công trên không. Tập đoàn Mahindra Telephonics và Shachaf Engineering (Israel) ký thỏa thuận cùng thiết kế, phát triển và chế tạo các hệ thống tác chiến điện tử trong lĩnh vực hàng không. 

Ngoài ra, Công ty đường sắt và kỹ thuật Ấn Độ cùng các tập đoàn Adventz Group và LeshmanLesico Group của Israel đã ký thỏa thuận triển khai một số dự án đường sắt trị giá 2 tỷ USD, bao gồm dự án đường sắt Greenfield ở hai thành phố Tel Aviv và Jerusalem. (TTXVN)
----------------------

Lần xuất hiện gây sốc của tàu ngầm Trung Quốc giữa hạm đội Mỹ

Việc tàu ngầm Trung Quốc vượt qua đội tàu hộ tống và nổi lên gần tàu sân bay Mỹ năm 2006 khiến nhiều người bị sốc.

tam ngam type-039 cung loai voi chiec noi len giua doi hinh tau san bay my. anh: wikipedia.

Tầm ngầm Type-039 cùng loại với chiếc nổi lên giữa đội hình tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

 

Tháng 11/2006, Đô đốc Gary Roughead, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, có chuyến thăm lịch sử đến Trung Quốc để cải thiện quan hệ và lên kế hoạch cho đợt diễn tập chung giữa hải quân hai nước vào cuối tháng.

Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Roughead đã bị phủ bóng bởi một sự cố gây sốc diễn ra trước đó hai tuần, khi một tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo đã vượt qua lớp phòng thủ dày đặc, sau đó nổi lên giữa nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ mà không bị phát hiện, theo War History.

Ngày 26/10, khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk đang diễn tập gần đảo Okinawa, Nhật Bản thì một tàu ngầm Type-039 (lớp Tống) Trung Quốc bỗng nhiên nổi lên giữa đội hình của họ, cách tàu sân bay Mỹ chỉ 8 km.

Hàng loạt chiến hạm hộ tống tàu USS Kitty Hawk lúc đó, bao gồm cả tàu ngầm và tàu khu trục mang trực thăng săn ngầm, đều không phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc đang tiếp cận. Nếu trong tình huống tác chiến, tàu ngầm Type-039 này có thể dễ dàng hạ gục tàu sân bay Mỹ bằng ngư lôi hoặc tên lửa diệt hạm.

Type-039 là tàu ngầm diesel-điện đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển hoàn toàn, được trang bị động cơ diesel MTU 396 SE84 của Đức. Nó cũng là tàu ngầm đầu tiên của Bắc Kinh ứng dụng thiết kế vỏ hình giọt nước hiện đại.

Tàu ngầm lớp Tống được trang bị được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) và tên lửa hành trình diệt hạm cùng ngư lôi dẫn đường do Nga chế tạo, đủ để trở thành mối đe dọa thực sự với bất cứ chiến hạm nào.

Không ai nắm rõ thời gian tàu ngầm Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay Mỹ, nhưng sự việc này cho thấy hải quân Mỹ đã trở nên thiếu cảnh giác, nhất là khi không còn mối đe dọa từ tàu ngầm Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, hải quân Mỹ không còn chú trọng đến năng lực tác chiến chống ngầm, tin rằng Trung Quốc phải mất nhiều thập kỷ mới đủ sức đe dọa tàu sân bay của họ.Quan chức quân đội Trung Quốc bác bỏ cáo buộc tàu ngầm họ bám đuôi tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, sự cố này có vẻ không diễn ra một cách ngẫu nhiên. Việc không phát hiện được chiếc Type-039 cho thấy hải quân Mỹ đã coi thường sự phát triển hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, cũng như đánh giá thấp mức độ hiện đại của họ.

nhom tac chien tau san bay uss kitty hawk. anh: navsource.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk. Ảnh: NavSource.

Một quan chức NATO gọi sự cố này là cú sốc ngang sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 1 lên quỹ đạo vào năm 1957, đánh bại Mỹ và khởi đầu kỷ nguyên chạy đua không gian.

Đô đốc William Fallon, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết điều may mắn là khi xảy ra sự cố, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk không tiến hành hoạt động chống ngầm. Nếu không, việc chiếc Type-039 nổi lên giữa đội hình có thể gây leo thang căng thẳng đến mức khó lường.

Bất chấp sự cố này, cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn giữa hải quân hai nước vẫn diễn ra như dự kiến vào ngày 19/11 năm đó. Tàu sân bay USS Kitty Hawk bị loại biên vào năm 2009, ba năm sau sự cố gây sốc với chiếc Type-039.(Vnexpress)
---------------------

Lãnh đạo Nga, Pháp, Đức trao đổi về vấn đề Ukraine

Tiếp tục các cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 8/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp thảo luận các giải pháp cho vấn đề Ukraine.

 

lanh dao nga, phap, duc trao doi ve van de ukraine ben le hoi nghi thuong dinh g20. nguon: sputniknews.com

Lãnh đạo Nga, Pháp, Đức trao đổi về vấn đề Ukraine bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20. Nguồn: sputniknews.com

 

Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo các nước nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Ukraine, Nga, Pháp, Đức) đang chuẩn bị tiến hành điện đàm và nhiều khả năng sẽ công bố thông tin về một cuộc gặp sắp tới của nhóm, với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
 
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga từ năm 2014 với cáo buộc Nga ủng hộ lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine và sáp nhập bán đảo Crimea (Crưm). 

Để trả đũa, Nga hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ những nước áp đặt biện pháp hạn chế kinh tế đối với Nga. Phương Tây gắn hiệu lực thực thi các biện pháp trừng phạt với việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk. 

Trong khi đó, Moskva nhiều lần tuyên bố rằng yêu cầu của phương Tây hoàn toàn vô lý, bởi Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine. Nga cũng cảnh báo việc đối thoại bằng "ngôn ngữ trừng phạt" là phản tác dụng. 

Mới đây nhất, ngày 5/7 vừa qua, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định gia hạn 1 năm lệnh cấm nhập khẩu một số loại nông sản, nguyên liệu và thực phẩm từ những nước áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.(TTXVN)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 09-07-2017

    Vì sao đối đầu Trung-Ấn đột ngột tăng nhiệt?; Gặp tổng thống Mexico, ông Trump né chuyện tường biên giới; 122 quốc gia ủng hộ cấm vũ khí hạt nhân - trừ các nước sở hữu; Hai ông Trump-Putin có 'phản ứng hóa học tích cực'

  • Tin thế giới đáng chú ý 09-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 09-07-2017

    2 ông Trump-Putin nhất trí 4 điểm đặc biệt; Mỹ, Nga và Jordan đồng ý thỏa thuận ngừng bắn tại Syria; “Mắt thần” mới cho tàu sân bay Mỹ; Tại G20, ông Trump trả đũa cái bắt tay ông Macron

Bài cùng chuyên mục