Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý chiều 08-06-2017

  • Cập nhật : 08/06/2017

Ông Putin: Nếu Nga-Mỹ chiến tranh, không ai sống sót

Theo hãng tin Sputnik, trong buổi trả lời phỏng vấn đạo diễn phim người Mỹ Oliver Stone phát sóng hôm 6-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng sẽ không có ai sống sót nếu nổ ra một cuộc chiến tranh giữa Nga và Mỹ.

“Tôi nghĩ không ai sẽ sống sót trong một cuộc xung đột như vậy” - Tổng thống Putin nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi từ đạo diễn Oliver Stone rằng nếu Mỹ chiếm ưu thế hơn trong một cuộc “chiến tranh khốc liệt” với Nga. Cuộc phỏng vấn do kênh Showtime TV phát sóng.

Nhà lãnh đạo Nga thêm rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn luôn tìm lấy một kẻ thù nhằm biện minh cho sự tồn tại của khối liên minh này. “Không còn Khối phía Đông nữa, không còn Liên Xô nữa. Thế thì tại sao NATO vẫn còn tồn tại? Theo tôi, đó là để ngụy biện cho sự tồn tại của nó, NATO luôn cảm thấy cần phải có một kẻ thù bên ngoài, không ngừng tìm kiếm kẻ thù đó hoặc có một số hành động khiêu khích để cáo buộc ai đó là kẻ thù” - ông Putin nói.

Ông Putin: Nếu Nga-Mỹ chiến tranh, không ai sống sót - ảnh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và đạo diễn phim người Mỹ Oliver Stone trong cuộc trả lời phỏng vấn được kênh Showtime TV phát sóng hôm 6-6. Ảnh: RT

Tuy nhiên, ông chủ điện Kremlin cho hay hy vọng bình thường hóa quan hệ Mỹ-Nga vẫn còn. “Nước Mỹ đã tổ chức bầu cử. Ông Donald Trump đã giành chiến thắng. Liệu có bất kỳ hy vọng cho sự thay đổi nào không”  - đạo diễn Stone hỏi lại Tổng thống Nga. Ông Putin đáp: “Hy vọng ư? Luôn luôn có hy vọng. Cho tới khi họ sẵn sàng đưa chúng tôi đến nghĩa trang và chôn chúng tôi”.

Theo các báo cáo truyền thông Mỹ, trong khâu chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, đạo diễn Stone và Tổng thống nga đã xem bộ phim “Dr. Strangelove or: How I Learned to Stop Worrying and Love the Bomb" do nhà làm phim người Mỹ Stanley Kubrick sản xuất năm 1964. Bộ phim xoay quanh chủ đề về một cuộc xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô. Trong cuộc phỏng vấn, ông Putin nói rằng ông Kubrick đã nhìn thấy trước được một số vấn đề đương thời, tuy nhiên ý tưởng về một loại vũ khí trả đũa đã trở nên nguy hiểm hơn đối với ngày nay với mức độ tinh vi và phức tạp hơn.

Bên cạnh đó theo RT, Showtime TV của Mỹ cũng đăng tải hai phân đoạn của cuộc phỏng vấn độc lập đụng chạm tới quan hệ Nga-NATO và một số lần ám sát nhà lãnh đạo Nga bất thành. Khi mô tả NATO là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, ông Putin cho biết các thành viên của khối liên minh này chắc chắn sẽ trở thành “chư hầu” của Mỹ.

“Khi một quốc gia trở thành thành viên NATO thì nước đó khó kháng cự lại áp lực của Mỹ. Và điều bất ngờ là bất kỳ hệ thống vũ khí nào cũng có thể được bố trí trong nước này. Một hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo, các căn cứ quân sự mới và nếu cần thiết, có cả hệ thống tấn công mới” - ông Putin giải thích. Ông Putin nói tiếp, Moscow buộc phải có biện pháp đáp trả trước các đe dọa ngày càng tăng từ NATO và việc NATO tăng cường hiện diện quân sự ở các biên giới Nga. “Chúng tôi phải nhắm tới các hệ thống tên lửa đặt ở các cơ sở đang đe dọa chúng tôi. Tình hình trở nên căng thẳng hơn” - ông Putin nói.

Trong đoạn clip thứ ba, đạo diễn Stone cho biết ông đã nắm được thông tin đáng tin cậy việc nhà lãnh đạo Nga đã thoát chết trong ít nhất năm lần bị ám sát. Việc này cũng được ông Putin xem là thành công của đội ngũ an ninh của ông. “Tôi làm việc của tôi và các quan chức an ninh làm nhiệm vụ của họ và họ đã thể hiện khá thành công. Tôi tin tưởng họ” - Tổng thống Putin nói.

Dự kiến phần thứ tư của cuộc phỏng vấn sẽ được phát sóng trên kênh Showtime TV vào ngày 12 đến 15-6.(PLO)
--------------------------------

Chuyên gia Nga nhận định nguyên nhân sâu xa khủng hoảng vùng Vịnh và khả năng xung đột khu vực

Sau khi một loạt quốc gia láng giềng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, các nhà phân tích Nga cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Iran có liên quan tới biến động này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Sputnik, nhà phân tích chính trị người Nga Stanislav Tarasov tại Viện Nghiên cứu Trung Đông - Caucasus nhấn mạnh rằng khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh giữa Qatar và các nước trên xảy ra chỉ một tuần sau hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và các nước Arab tại Riyadh (từ ngày 20-21/5). Khi đó, một hãng thông tấn của Qatar đã đăng bài phát biểu thay mặt một tiểu vương của quốc gia này ủng hộ xây dựng quan hệ với Iran.

mot goc doha. anh: reuters

Một góc Doha. Ảnh: Reuters

 

Theo ông Tarasov, lý do khiến nhiều nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar sâu xa hơn những gì chính thức được công bố. Ông Tarasov nói: “Đây là khủng hoảng đầu tiên của liên minh mà Saudi Arabia cố gắng dựng lên trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới quốc gia này để gặp các thành viên của hội nghị thượng đỉnh. Chính tại hội nghị này, đề xuất xây dựng Sunni NATO hay NATO của Vịnh Ba Tư được đưa ra”.

Ông Tarasov cho rằng nguyên nhân gây ra cuộc khủng khoảng này không rõ ràng như mục đích của liên minh này là chống lại Iran. Nhà phân tích chính trị này đồng thời cho rằng trong khi phản ứng của Iran khá cứng rắn thì không ai có thể ngờ rằng nguy cơ này lại trở thành hiện thực nhanh chóng như vậy.

Nhà phân tích này bổ sung: “Syria hiện khá ổn định, nhất là đối với lực lượng chính phủ nước này và bộ máy quản lý tại Damascus đều được Iran ủng hộ. Cuộc chiến tại Yemen trong khi đó tiếp diễn với lực lượng nổi dậy, được cho là do Iran giúp đỡ, đối đầu liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu. Còn Qatar luôn nằm trong tầm nghi vấn có sự đồng cảm với Tehran”.

Ông Tarasov nghi ngờ nguyên nhân chính gây ra bê bối ngoại giao Qatar phức tạp hơn nhiều. Có thể sẽ có những diễn biến nhanh chóng, khó đoán về cả chính trị, ngoại giao. Ví dụ như Qatar có thể tham gia vào việc giải quyết khủng hoảng Syria.

Nhà phân tích Tarasov chia sẻ với Sputnik rằng có khả năng Qatar ủng hộ quan điểm của Iran. Tuy nhiên, Tehran trước đây từng bày tỏ rõ rằng vấn đề Syria là công việc nội bộ do vậy phương Tây và Nga chỉ nên đóng vai trò quan sát và bảo đảm cho tiến trình chứ không phải là phía tham gia.

Ông Tarasov đã loại bỏ khả năng xảy ra xung đột khu vực giữa Iran và các quốc gia khác trong khu vực bởi các đối thủ đều nhận ra thực tế Tehran khá “cứng”.

Giám đốc Viện Phát triển Quốc gia Hiện đại, ông Dmitry Solonnikov, cho rằng nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh là chuyến thăm gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Saudi Arabia cũng như viễn cảnh cắt giảm hỗ trợ cho cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm khủng bố trong khu vực.

Ông Solonnikov nhận xét rằng điều này khiến các quốc gia cố gắng tìm kiếm đối tượng nào đã hỗ trợ khủng bố quốc tế. Về mặt này Qatar bị biến thành kẻ đứng mũi chịu sào.

Theo ông Solonnikov, chuyến thăm của Tổng thống Trump đã tạo ra đường chia cắt giữa các quốc gia. Một số nước đang ở trong liên minh với Mỹ và được phép làm mọi thứ trong khi những quốc gia khác lại bị coi như con ngựa bất kham - điển hình là Iran. Và hiện giờ Qatar bị đẩy về cùng phía với Iran.

Ông Solonnikov cũng đưa ra quan điểm rằng nếu không có sự gật đầu của Mỹ thì Saudi Arabia và các quốc gia khác sẽ không có hành động đi xa đến mức cắt quan hệ ngoại giao với Qatar. Như vậy có thể hiều rằng quyết định của Saudi Arabia và các quốc gia khác đã được thông qua từ trước đó và kết quả là Qatar bị đẩy ra khỏi thế giới Arab.

Ông Solonnikov dự đoán rằng Qatar trong thời gian tới sẽ chịu thêm nhiều áp lực về kinh kế và văn hóa. Ngoài ra, nước này cũng có thể bị châu Âu và Mỹ tuyên bố là nhà bảo trợ cho khủng bố thế giới và sẽ bị trừng phạt. (TTXVN)
-----------------------

Mỹ: Trung Quốc có thể bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 6/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cho đến cuối năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng (Phi pháp) 24 nhà chứa máy bay cùng nhiều hệ thống vũ khí cố định và cơ sở hạ tầng liên quan đến quân sự tại mỗi căn cứ trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

 

da vanh khan, quan dao truong sa thuoc chu quyen cua viet nam, bi trung quoc boi dap va xay dung trai phep. anh: reuters

Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép. Ảnh: Reuters

 

Trong bản báo cáo thường niên trình lên Quốc hội về tình hình an ninh và quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc nêu rõ: “Nỗ lực mở rộng đồn trú của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông hiện đang tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên mặt đất tại 3 căn cứ chính – Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn, sau khi Bắc Kinh hoàn thành 4 tiền đồn nhỏ hơn hồi đầu năm 2016”. 

Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định sau khi hoàn tất việc xây dựng (phi pháp) các cơ sở này, Trung Quốc sẽ có khả năng bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa. 

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì vậy, mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị".

Trong khi đó tại quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, Lầu Năm Góc cho biết trong năm 2016, Bắc Kinh vẫn tiếp tục sử dụng máy bay và tàu hải cảnh để tuần tra gần khu vực này.(TTXVN)

 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 08-06-20172

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 08-06-2017

    Mỹ cảnh báo Trung Quốc tiếp tục tăng cường kiểm soát Biển Đông; Nga - Thổ Nhĩ Kỳ quyết can thiệp khủng hoảng Qatar; Sự thật về hợp đồng vũ khí 110 tỉ USD giữa Mỹ và Ả Rập Saudi

  • Tin thế giới đáng chú ý 08-06-20173

    Tin thế giới đáng chú ý 08-06-2017

    Mỹ dự báo Trung Quốc sắp xây thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài; Các nhà điều tra Mỹ tin rằng tin tặc Nga đã xâm nhập cơ quan thông tấn Qatar, truyền đi tin tức giả gây khủng hoảng ở vùng Vịnh.; Tổng thống Trump lại gây hoang mang cho khủng hoảng Vùng Vịnh

Bài cùng chuyên mục