Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 07-07-2017

  • Cập nhật : 07/07/2017

Ba Lan sắp có hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot

Chính quyền Mỹ vừa đồng ý bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Ba Lan trong một biên bản ghi nhớ được ký vào tối 5.7.

binh si my di ben mot khau doi phong thu ten lua patriot trong mot cuoc tap tran chung o ba lan nam 2015 reuters

Binh sĩ Mỹ đi bên một khẩu đội phòng thủ tên lửa Patriot trong một cuộc tập trận chung ở Ba Lan năm 2015 REUTERS

Đó là khẳng định do Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz đưa ra trong cuộc họp báo vào sáng 6.7, theo Reuters. Ông Macierewicz cho biết thêm Mỹ đồng ý bán cho Ba Lan tên lửa Patriot với “cấu hình hiện đại nhất”.

Hồi tháng 3, Ba Lan tiết lộ muốn ký thỏa thuận trị giá 7,6 tỉ USD với công ty quốc phòng Mỹ Raytheon để mua 8 hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot vào cuối năm 2017. Warsaw xem thỏa thuận này là trọng tâm của kế hoạch hiện đại hóa quân đội Ba Lan trước năm 2023.

Hệ thống phòng thủ tên lửa di động Patriot được thiết kế để phát hiện và theo dõi các phương tiện bay, tên lửa hành trình, cũng như tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tầm ngắn.

Thông tin này được đưa ra ngay vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đặt chân đến Ba Lan vào hôm 5.7. Nhà Trắng cho hay ông Trump sẽ thể hiện cam kết với NATO trong bài phát biểu ở Warsaw và hàng loạt cuộc gặp với lãnh đạo của một số nước nằm sát Nga trên chặn đường đến dự hội nghị cấp cao G20, diễn ra ở Đức vào ngày 7-8.7.

Nga vẫn luôn chỉ trích việc NATO tăng cường sức mạnh quân sự dọc theo biên giới nước này, mà theo Moscow là tạo ra nguy cơ cho an ninh quốc gia của Nga.(Thanhnien)
------------------------

Saudi Arabia tuyên bố tiếp tục trừng phạt Qatar

Các lệnh trừng phạt với Qatar sẽ tiếp tục được thực thi sau khi quốc gia nhỏ bé này bác bỏ bản yêu sách 13 điều của 4 quốc gia vùng Vịnh.

ngoai truong 4 nuoc vung vinh hop tai cairo - anh: reuters

Ngoại trưởng 4 nước vùng Vịnh họp tại Cairo - Ảnh: Reuters

Theo đài BBC, ngoại trưởng 4 nước Ả rập gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) đã nhóm họp tại Cairo (Ai Cập) để bàn về vấn đề Qatar. Họ "lấy làm tiếc" trước phản ứng "tiêu cực" của Qatar với bản yêu sách đã nêu.

Các ngoại trưởng cho rằng Qatar đã "không hiểu hết tính chất nghiêm trọng của tình hình".

Ngoại trưởng Saudi Arabia, ông Adel bin Ahmed al-Jubeir, tuyên bố các nước sẽ tiếp tục có thêm những bước hành động khác để trừng phạt Qatar vào thời điểm thích hợp, và sẽ vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế.

Ông khẳng định: "Những gì chúng tôi đang làm không phải vì muốn làm hại Qatar, mà là chúng tôi đang giúp Qatar".

Cuộc họp giữa các ngoại trưởng 4 nước vùng Vịnh diễn ra sau khi Qatar vẫn tỏ ra "cứng đầu" trước các láng giềng.

Ngay trước khi các ngoại trưởng vùng Vịnh ra tuyên bố chung sau cuộc họp, từ London (Anh), ngoại trưởng Qatar, ông Mohammed bin Abdulrahman al-Thani cho rằng việc các nước cắt quan hệ ngoại giao với nước ông là "sự phong tỏa mà rõ ràng là sự công kích và xúc phạm".

Ông nói thêm: "Câu trả lời cho vấn đề bất đồng của chúng tôi là không cấm vận và không tối hậu thư, cần đối thoại và có sự hợp lý".

Qatar là quốc gia lệ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu cho các mặt hàng thuộc loại nhu yếu phẩm. Tuy nhiên hiện tại đường biên giới trên bộ duy nhất của họ đã bị chặn, lương thực đều phải chu cấp theo đường biển hoặc đường không.

Dù vậy ông al-Thani vẫn khẳng định nước ông vẫn sẽ duy trì ổn định "vô thời hạn".

Có thể thấy mặc dù cánh cửa cho các cuộc thương lượng giữa Qatar và 4 nước láng giềng vẫn chưa hoàn toàn đóng chặt, nhưng lối vào cánh cửa ấy hiện tại có vẻ vẫn còn khá gập ghềnh.

Sẽ còn 3 khả năng tiếp theo trong tình huống này:

1, Các nước gỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Qatar: Đây sẽ là sự xuống nước quá lớn và khó xảy ra ngay lúc này. Vả lại các ngoại trưởng Ả rập cũng đã nói là họ sẽ tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt.

2, Tăng thêm trừng phạt: Khả năng này rất có thể sẽ xảy ra dù chỉ để nhằm cứu vãn danh dự cho 4 nước. Theo đó chúng có thể bao gồm thêm các lệnh trừng phạt về tài chính nhằm gây khó dễ cho dòng tiền của Qatar.

Một lựa chọn trừng phạt quân sự cũng có thể là một giải pháp tệ hại cuối cùng được tính tới. Tuy nhiên một khả năng khác đáng lo ngại hơn đã được một phát ngôn viên của UAE hé lộ: buộc các nước khác phải lựa chọn giữa việc làm ăn với nhóm 4 nước do Saudi Arabia dẫn đầu hay với Qatar.

3, Không làm gì cả, tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đã có: Mặc dù vấn đề này gây thiệt hại nặng nề nhất với Qatar nói riêng và với cả khu vực vùng Vịnh nói chung, tuy nhiên ít nhất nó cũng tạo ra một khoảng thời gian tạm lắng những căng thẳng đối đầu để hai phía có thể thu xếp một thỏa hiệp được cho là ổn nhất giữa họ. (Tuoitre)
-----------------------------

Nga sẽ điều quân cảnh đến giữ an ninh ở Syria

Nga sắp triển khai quân cảnh đến tuần tra những vùng đệm "giảm căng thẳng" ở Syria để cung cấp hỗ trợ an ninh và an toàn tại đó.

Đặc phái viên Alexander Lavrentiev của tổng thống Nga đưa ra tuyên bố trên hôm 5.7 ngay sau khi vòng đàm phán hòa bình thứ 5 về Syria diễn ra ở thủ đô Astana của Kazakhstan, theo Tân Hoa xã.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là những đơn vị phi tác chiến của quân đội chính quy, họ làm các nhiệm vụ không liên quan tác chiến”, ông Lavrentiev nhấn mạnh và cho biết quân cảnh Nga ở Syria sẽ mang theo vũ khí nhẹ để tự vệ.

Ông Lavrentiev còn kêu gọi thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) xem xét gửi quan sát viên quân sự đến thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong các vùng giảm căng thẳng ở Syria.

Theo thỏa thuận sơ bộ mà Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đạt được hồi tháng 5, vùng giảm căng thẳng là nơi lực lượng chính phủ Syria và các nhóm vũ trang đối lập sẽ không sử dụng vũ lực chống đối nhau.

Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 5.7 ở Astana, đại diện 3 nước chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc lập 4 vùng giảm căng thẳng ở Syria và hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận này trước cuối tháng 8.

Cũng trong ngày 5.7, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay Washington chuẩn bị bàn luận với Moscow về những nỗ lực chung nhằm ổn định hóa Syria, kể cả khả năng lập vùng cấm bay, theo Reuters.

Ông Tillerson cũng cho biết vấn đề Syria sẽ nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị cấp cao G20 ở Đức vào ngày 7.7.(Thanhnien)
----------------------------

Xung đột biên giới Trung-Ấn tồi tệ nhất 30 năm qua

 Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ ngày 5-7 cảnh báo tranh chấp biên giới Trung-Ấn tại khu vực Himalaya là xung đột nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong hơn 30 năm qua, theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP).

Phát biểu trước các phương tiện truyền thông ở New Delhi ngày 5-7, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Luo Zhaohui đã chỉ trích việc quân đội Ấn Độ tăng cường hiện diện ở khu vực biên giới chung với Trung Quốc, đồng thời kêu gọi giải quyết những tranh chấp này bằng biện pháp ngoại giao.

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ quân đội cho hay hiện tại mỗi bên đã điều động khoảng 3.000 binh sĩ đối đầu trực diện nhau ở khu vực biên giới Sikkim - Bhutan - Tây Tạng.

Xung đột biên giới Trung-Ấn tồi tệ nhất 30 năm qua - ảnh 1
Binh sĩ Trung Quốc và binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: AFP

Hồi tháng trước, Trung Quốc bắt đầu xây dựng một con đường trên lãnh thổ mà Bhutan cũng tuyên bố chủ quyền. Quốc gia Himalaya sau đó phải nhờ đến sự giúp đỡ của đồng minh lâu năm Ấn Độ với việc Ấn Độ đưa quân vào khu vực Donglang.

Hôm 28-6, Bhutan đã đưa ra tuyên bố chính thức phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Trung Quốc “ngừng đơn phương thay đổi hiện trạng đất liền” bằng việc xây dựng con đường mới trong khu vực tranh chấp.

Theo các học giả Ấn Độ, thung lũng Chumbi ở khu vực Donglang, nằm ở quận Yadong của Tây Tạng, là lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan. Nó có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với cả Trung Quốc và Ấn Độ vì có thể được sử dụng để cắt đứt việc tiếp cận của Delhi tới các bang phía Đông Bắc Ấn Độ.

Cũng trong tháng trước, Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ Bipin Rawat nói rằng nước này “đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh", ám chỉ rằng New Delhi có khả năng giải quyết cả những thách thức nội bộ lẫn bên ngoài liên quan đến chủ quyền của mình.

Xung đột biên giới Trung-Ấn tồi tệ nhất 30 năm qua - ảnh 2
Đèo Nathu La nối bang Sikkim của Ấn Độ và khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc. Ảnh: BLOOMBERG

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm qua tuyên bố Ấn Độ phải rút quân càng sớm càng tốt và đây là điều kiện tiên quyết để chứng minh sự chân thành trong các cuộc đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới.

Bắc Kinh đã khẳng định khu vực Donglang là vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, đồng thời cáo buộc Ấn Độ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Bhutan. Đáp lại, Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc vượt qua ranh giới và dùng xe ủi đất phá hủy hai boong ke của nước này.

Theo tờ SCMP, các quan chức của cả hai nước đều cảnh báo một nguy cơ xung đột căng thẳng hơn cuộc chiến vào năm 1962 giữa hai nước khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Trong khi các quan chức Trung Quốc cho rằng Ấn Độ nên học được “bài học lịch sử” từ thất bại trong cuộc chiến năm 1962 thì Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley đã đáp trả lại rằng “Ấn Độ năm 2017 khác với Ấn Độ năm 1962".(PLO)
 

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-07-20172

    Tin thế giới đáng chú ý chiều 06-07-2017

    Mỹ tính cùng Nga lập vùng cấm bay ở Syria; Biệt đội nữ xạ thủ âm thầm diệt IS ở nam Philippines; Đội tàu chiến Trung Quốc qua eo biển, Đài Loan tập trận

  • Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-07-20173

    Tin thế giới đáng chú ý trưa 06-07-2017

    Quân đội Thái Lan giám sát cảnh sát; Khó có đột phá cho khủng hoảng vùng Vịnh; Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất trong nửa thế kỷ qua; 5 quốc gia sa mạc Sahara thành lập lực lượng chống khủng bố chung

Bài cùng chuyên mục