Tin Biển Đông

 
 
 

Tin thế giới đáng chú ý 01-11-2017

  • Cập nhật : 01/11/2017

Mỹ đưa ra 7 phương án quân sự đối phó Triều Tiên

Báo cáo của Quốc hội Mỹ đã xác định bảy phương án quân sự mà Washington có thể dùng để đối phó mối đe dọa từ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) ngày 31-10 cho hay trong báo cáo gửi các nghị sĩ Mỹ hôm 27-10, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã đưa ra bảy phương án quân sự mà Washington có thể dùng để đối phó Triều Tiên.

Các phương án này gồm nhiều giải pháp từ tăng cường ngăn chặn và kiềm chế Bình Nhưỡng tới thay đổi chế độ tại Triều Tiên và rút hoàn toàn lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc.

Các phương án khác gồm duy trì nguyên trạng quân sự hiện nay, ngăn Triều Tiên sở hữu các hệ thống vũ khí có thể đe dọa Mỹ chẳng hạn bằng cách bắn hạ tất cả tên lửa Bình Nhưỡng phóng thử và giảm thiểu số tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên cũng như các cơ sở hạt nhân của nước này.

tau san bay uss carl vinson cua hai quan my cung cac tau chien khac cua my va han quoc tuan tra o tay thai binh duong ngay 3-5-2017. anh: reuters

Tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ cùng các tàu chiến khác của Mỹ và Hàn Quốc tuần tra ở Tây Thái Bình Dương ngày 3-5-2017. Ảnh: REUTERS

Tuy nhiên, báo cáo của CRS cảnh báo nếu một cuộc xung đột quân sự xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, nó có thể cướp đi sinh mạng của 300.000 người trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Giả thuyết này chỉ tính trường hợp Triều Tiên sử dụng vũ khí truyền thống, chưa dùng tới vũ khí hạt nhân.

“Việc leo thang thành một cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên có thể ảnh hưởng tới 25 triệu người dân sống ở biên giới liên Triều, trong đó có ít nhất 100.000 công dân Mỹ. Thậm chí nếu Triều Tiên chỉ dùng vũ khí truyền thống thì số người chết trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến ước tính sẽ 30.000-300.000 người” - báo cáo có đoạn.

Không chỉ vậy, Triều Tiên có thể sẽ khiến Tokyo tham gia cuộc chiến khi phóng tên lửa vào lãnh thổ Nhật, nơi nhiều khí tài quân sự Mỹ đang được triển khai.

Một cuộc xung đột quân sự như vậy cũng đặt ra các thách thức khác như việc sơ tán công dân Mỹ ra khỏi bán đảo Triều Tiên hay việc tái thiết nền kinh tế của Triều Tiên và Hàn Quốc sau chiến tranh.

Báo cáo trích một nghiên cứu hồi năm 2010 của nhóm chuyên gia RAND cho biết tổng số tiền rót vào một cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí truyền thống như vậy có thể chiếm tới 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hằng năm của Hàn Quốc. GDP của Hàn Quốc năm 2016 là 1,4 ngàn tỉ USD.

Nhận định về tính khả thi của việc Mỹ khởi động tấn công Triều Tiên, ông Michael Green, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), cho rằng một cuộc tấn công như vậy cũng sẽ không thể nào loại bỏ được mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và chỉ khiến Mỹ cùng các đồng minh khu vực đối mặt tình thế tồi tệ hơn.

“Một cuộc tấn công quân sự mang tính ngăn chặn sẽ không thể tiêu diệt toàn bộ năng lực của Triều Tiên. Nó có nguy cơ gây ra một cuộc chiến trên diện rộng hơn, gây tổn hại cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Khi đó, hàng triệu người sẽ thương vong” - ông Green nói. Vị chuyên gia cảnh báo viễn cảnh sẽ còn tồi tệ hơn nếu Triều Tiên đưa vũ khí hạt nhân cho các nhóm khủng bố.(PLO)
--------------------------

Hàn Quốc tạm dừng THAAD, nối lại quan hệ với Trung Quốc

Sau tuyên bố tạm dừng triển khai thêm Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD, Hàn Quốc và Trung Quốc đồng ý nối lại quan hệ phục vụ lợi ích chung.

Phát biểu ngày 30/10, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết nước này sẽ không tiếp tục triển khai thêm THAAD.

Sau tuyên bố không triển khai thêm hệ thống THAAD trong thời gian tới, ngày 31/10, Seoul và Bắc Kinh đồng ý cùng làm việc để nối lại mối quan hệ.

Trước đó, quân đội Mỹ và Hàn Quốc lắp đặt pin cho THAAD, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trung và cao từ tháng 5/2017 khiến Trung Quốc và Nga quan ngại dù Hàn Quốc tuyên bố chương trình chỉ nhằm mục đích tự vệ.

thaad khai hoa.

THAAD khai hỏa.

 

Theo Reuters, tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sự kiện được cho là một lần nữa sẽ lấy Triều Tiên làm vấn đề tâm điểm.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự định sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác các nền kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam sắp tới vào ngày 10-11/11 để thảo luận về chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên.(VTC)
------------------------

Oanh tạc cơ Trung Quốc luyện tác chiến gần Guam

Trung Quốc được cho đã điều máy bay ném bom bay gần đảo Guam của Mỹ và tập luyện kịch bản tấn công vùng lãnh thổ này.

Trang Defense News ngày 31-10 dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự Mỹ cho biết Trung Quốc đã điều các máy bay ném bom bay gần đảo Guam của Mỹ.

Các máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc được trang bị tên lửa đã thách thức lực lượng quân sự Mỹ ở đảo Guam. Các quan chức giấu tên nói rằng các máy bay này đã tiến hành các chuyến bay “không phải hiếm” gần đảo Guam.

“Trung Quốc đã tập luyện tấn công nhằm vào đảo Guam” – các quan chức cho biết. Tuy nhiên, báo cáo không đề cập cụ thể Trung Quốc tiến hành các chuyến bay như thế này vào những thời điểm nào.

Một máy bay ném bom H-6K (trái) và chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc bay về phía Tây Thái Bình Dương, qua eo biển Miyako ở tỉnh Okinawa của Nhật Bản hồi tháng 9-2016. Ảnh: KYODO

Ngoài việc thách thức gần “tàu sân bay không chìm” của Mỹ ở Thái Bình Dương, báo cáo trên cho biết máy bay ném bom Trung Quốc còn bay gần bang Hawaii của Mỹ.

Phần lớn các chuyến bay được thực hiện không gây ra một vụ căng thẳng nào. Theo báo cáo, năng lực quân sự cùng các động thái khiêu khích hiện nay của Trung Quốc đang khiến Mỹ lo ngại. Mặc dù lo ngại Triều Tiên, Washington hiện vẫn xem Bắc Kinh là đối trọng chính ở Thái Bình Dương .

Các quan chức lý giải mặc dù căng thẳng với Bình Nhưỡng chưa được giải quyết nhưng nếu một cuộc xung đột nổ ra với Triều Tiên, đây vẫn được xem là “một cuộc chiến mà chúng ta (Mỹ) có thể thắng”. Tuy nhiên, với trường hợp Trung Quốc, nước này vẫn là một thách thức về dài hạn ở khu vực. Washington luôn “lo ngại về các bước đi của Bắc Kinh”.

Hiện Trung Quốc chưa lên tiếng về báo cáo này.(PLO)
----------------------------

Máy bay không người lái Trung Quốc lăm le vào “vùng chết”

Máy bay gián điệp không người lái tầm cao có thể giúp Trung Quốc thống trị khu vực "cận không gian" – nơi đang là tâm điểm của cuộc đua không gian thời hiện đại.

Khu vực "cận không gian", bắt đầu ở độ cao từ 20 km so với mặt biển, hiện vẫn được xem là "vùng chết" của máy bay không người lái (drone). 

Nguyên nhân là ở độ cao này, không khí loãng khiến quá trình tạo lực nâng gặp khó khỏa, và nhiệt độ cực thấp khiến các thành phần điện tử, như pin, có nguy cơ bị hỏng.

Tuy nhiên, loại drone mới đang được Trung Quốc thử nghiệm dường như có khả năng vượt qua những thách thức trên, đánh dấu một bước tiến quan trọng đối với tham vọng thống trị khu vực cận không gian vì mục đích tình báo quân sự của Bắc Kinh.

Khu vực "cận không gian" từ lâu được xem là một khu vực đầy hứa hẹn đối với các cơ quan tình báo nhưng vẫn chưa được khai thác vì nó quá cao đối với hầu hết máy bay nhưng lại quá thấp đối với vệ tinh.

trung quoc da thu nghiem thanh cong may bay khong nguoi lai hoat dong duoc o khu vuc gan khong gian. anh: scmp

Trung Quốc đã thử nghiệm thành công máy bay không người lái hoạt động được ở khu vực gần không gian. Ảnh: SCMP

 

Mục tiêu của các nhà khoa học là phát triển một phương tiện bay hoạt động ở khu vực "cận không gian" có khả năng quan sát các khu vực rộng lớn trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm. Drone được đánh giá là một trong những cách tốt nhất để chinh phục mục tiêu trên.

Đến thời điểm hiện tại, máy bay trinh sát không người lái Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk đang là loại drone có khả năng bay cao nhất  (tối đa 19km).

Tuy nhiên, vào tháng trước, một cơ sở nghiên cứu ở khu vực Nội Mông đã thử nghiệm thành công mẫu drone có thể hoạt động ở độ cao 25 km.

Cuộc thử nghiệm bao gồm 2 drone được đưa lên cao bằng khí cầu trước khi được triển khai ở các độ cao khác nhau. Chiếc drone thứ hai được triển khai ở độ cao 9 km.

Mỗi drone có kích thước cỡ một con dơi, được phóng lên bằng xung điện từ giúp chúng tăng tốc từ 0-100 km/giờ trong tích tắc.

"Chúng được phóng bay đi như một viên đạn" – ông Yang Yanchu, nhà khoa học đứng đầu dự án tại Viện Quang điện, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết.

Những drone sau đó sẽ di chuyển về phía các mục tiêu cách đó hơn 100 km, tự động điều chỉnh lộ trình bay và độ cao mà không cần con người can thiệp. Các cảm biến trên máy bay sẽ thu thập thông tin và gửi về trạm kiểm soát ở mặt đất.

Đặc biệt, những drone trên hầu như không bị radar phát hiện nhờ kích thước nhỏ của chúng. "Mục tiêu của chúng tôi là triển khai hàng trăm drone loại này trong một lần phóng, giống như một đàn ong hay một đàn kiến" – ông Yang khẳng định.

Hải quân Mỹ lẫn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng tiến hành các thử nghiệm tương tự trong những năm gần đây nhằm phát triển một loại vũ khí mới có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối thủ và thu thập các thông tin tình báo nhạy cảm, ông Yang cho biết.(NLĐ)

Trở về

Xem thêm

  • Tin thế giới đáng chú ý 20-01-20181

    Tin thế giới đáng chú ý 20-01-2018

    Ấn Độ thử tên lửa tầm xa để răn đe Trung Quốc?; Biển Đông: Nhật Bản sắp điều tàu sân bay tuần tra, Trung Quốc hậm hực; Đô đốc Mỹ vạch mặt Trung Quốc là "thế lực gây rối" tại biển Đông; Ukraine thông qua luật gọi Nga là nước xâm lược

  • Tin thế giới đáng chú ý sáng  31-10-2017:2

    Tin thế giới đáng chú ý sáng 31-10-2017:

    Mỹ điều máy bay đáng sợ nhất tới bán đảo Triều Tiên; Ông Tập Cận Bình tiếp đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tin Biển Đông: Mỹ sẽ không "nhượng bộ TQ ở Biển Đông để đổi lấy lĩnh vực khác"

  • Tin thế giới đáng chú ý  31-10-2017:3

    Tin thế giới đáng chú ý 31-10-2017:

    Mỹ tập trận hạt nhân Sấm sét toàn cầu; Nga triển khai hơn 100 tàu chiến khắp thế giới; Cảnh sát Trung Quốc phá âm mưu “giết con của ông Kim Jong-nam”; Tham vọng UAV ở Biển Đông của Trung Quốc

Bài cùng chuyên mục