Ngày 24/7, các bộ trưởng ngoại giao - quốc phòng Mỹ và Australia đã tái khẳng định cam kết đối với chiến dịch tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đề xuất với Tổng thống Donald Trump một số biện pháp để tác động lên chính sách của Triều Tiên. Trong số đó có ý tưởng sát hại ông Kim Jong un và triển khai vũ khí nguyên tử tại Hàn Quốc. Hãng tin NBC dẫn nguồn một số quan chức quân sự và tình báo cao cấp cho hay.
Cả hai kịch bản trên đều là một phần kế hoạch được chuẩn bị trước cuộc gặp của Trump và Tập Cận Bình.
Nhà Trắng hy vọng rằng, Trung Quốc sẽ tích cực hơn trong việc gây ảnh hưởng lên chính sách của Triều Tiên bằng các biện pháp ngoại giao và mở rộng trừng phạt. Tuy nhiên, nếu như điều đó không thể ngăn chặn được chính quyền nước này mở rộng tiềm năng hạt nhân, Hoa Kỳ sẽ có thể chuyển sang các bước đi hoàn toàn khác.
Mỹ đã đưa vũ khí hạt nhân ra khỏi Hàn Quốc từ 25 năm trước, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Trong trường hợp đưa trở lại, các quả bom hạt nhân có thể được triển khai tại căn cứ Osan nằm cách Seoul 80 km.
Một quan chức tình báo cao cấp có tham gia thảo luận về các ý tưởng trên thừa nhận, ông ta không phải là người ủng hộ “chiến tranh ngăn ngừa”, và việc triển khai vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc sẽ gây ra những hậu quả rất lớn đối với Mỹ. Ông này còn nhấn mạnh, lợi ích của Mỹ và Trung Quốc khó có thể trùng hợp để có thể đưa ra quyết định mang tính thỏa hiệp.
“Tôi không cho rằng, (việc triển khai vũ khí hạt nhân) là một ý tưởng hay. Tôi nghĩ rằng điều đó chăc sẽ làm Bình Nhưỡng nỏi giận. Tôi không thấy điều đó sẽ được triển khai, bởi vì việc sử dụng vũ khí hạt nhân thậm chí để chống lại Triều Tiên là chuyện hầu như không xảy ra” - Cựu Tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang liên hợp của NATO tại châu Âu James Stravridis nói.
Các nguồn tin khác của kênh truyền hình nói rằng, Mỹ không nhất thiết phải triển khai vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc, mà có thể tiến hành các cuộc tập trận có sử dụng máy bay ném bom chiến lược trên bán đảo hoặc trên đáo Guam để biểu thị sức mạnh.
Hội đồng an ninh quốc gia đề xuất với Trump biện pháp loại bỏ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un và đại diện nhóm thân cận của ông có quyền tiếp cận với vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đa số những chuyên gia được kênh truyền hình hỏi ý kiến, đều phát biểu chống lại biện pháp này.
Ngoài các biện pháp đó, ý tưởng gửi các nhóm đặc nhiệm từ Mỹ và Hàn Quốc vào Triều Tiên, những nhóm này có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khác nhau, trong đó có việc phá cầu để ngăn sự di chuyển các tổ hợp cơ động. Đại diện của CIA, cơ quan có thể kiểm soát chiến dịch kiểu này tuyên bố, ông ta không có “bất cứ chỉ đạo nào về chuyện này”
Hôm thứ Tư vừa qua, Lầu Năm góc thông báo, Bình Nhưỡng đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung KN -15. Theo số liệu của các chuyên viên quân sự, tên lửa này đã bay 60km. Ngay hôm sau, hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul đã đáp trả bằng hành động phóng tên lửa đạn đạo tự sản xuất với tầm bắn 800km. Các quan chức Hàn Quốc cho hay, vụ phóng tên lửa đã thành công.Hà KHoa
Theo Viettimes.vn