Úc không nên ngầm chấp nhận cái gọi là "tính hợp pháp" của đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trên tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch.
Quân sự Mỹ-Trung-Nga, ai hơn ai?
- Cập nhật : 30/05/2017
Tờ Business Insider so sánh sức mạnh của 3 cường quốc quân sự hàng đầu thế giới ở 4 hạng mục khác nhau, trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
1. Chiến đấu cơ tàng hình
Trong khi Mỹ đã đưa máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 vào chiến đấu, Nga và Trung Quốc vẫn đang phát triển công nghệ tương tự. Washington hiện có 187 tiêm kích tàng hình F-22, trong khi các chiến đấu cơ F-35 đang trong quá trình thử nghiệm.
Trung Quốc hiện đang phát triển 4 mẫu tiêm kích tàng hình. J-31 đã được giới thiệu tại triển lãm hàng không và mẫu J-20, được coi là đối thủ xứng tầm với F-35, có thể sớm được đưa vào sản xuất quy mô lớn. Hai mẫu mới nhất J-23 và J-25 mới chỉ là thông tin đồn thổi.
Nga hiện đang phát triển mẫu tiêm kích tàng hình duy nhất mang tên T-50, dự kiến được đưa vào hoạt động trong năm 2017. Nó được cho là vượt trội so với F-22 của Mỹ về khả năng linh hoạt cho dù tính năng tàng hình kém hơn.
Xét về mặt lý thuyết, tiêm kích F-22 có nhiều cơ hội chiến thắng khi cạnh tranh với các đối thủ còn lại. Nhưng các phi công của F-22 không thể chủ quan, vì biết rằng nhiều mẫu máy bay mới đang được phát triển với sứ mệnh bắn hạ họ.
2. Xe tăng
Xe tăng M-1 Abrams.
Quân đội Mỹ đưa xe tăng M-1 Abrams vào hoạt động lần đầu tiên năm 1980. Nhưng mẫu xe tăng này đã trải qua nhiều lần nâng cấp về lớp bọc thép, hệ thống trục và vũ khí. Nó được trang bị pháo 120mm, hệ thống điện tử hiện đại và tháp vũ khí điều khiển từ xa.
Trong khi đó, Nga đang phát triển mẫu xe tăng mới T-14 trên nền tảng Armata, nhưng hiện tại Moscow vẫn phụ thuộc vào tăng chiến đấu T-90A. Mẫu xe tăng này từng sống sót sau khi bị trúng tên lửa TOW ở Syria.
Xe tăng T-90A.
Bắt đầu hoạt động trong quân đội Nga từ năm 2004, xe tăng T-90A được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, lớp bọc thép đàn hồi, súng máy điều khiển từ xa và pháo chính cỡ 125mm với khả năng phóng tên lửa chống tăng.
Xe tăng Type 99.
Giống như Nga, Trung Quốc đang sử dụng nhiều loại xe tăng và phát triển các phiên bản mới. Mẫu xe tăng mạnh nhất của Bắc Kinh hiện nay là Type 99, với pháo 125mm có khả năng phóng tên lửa và nạp đạn tự động.
Kết quả hòa dường như sẽ xảy ra nếu các mẫu xe tăng trên đối đầu trực diện với nhau. Nhưng các đội điều khiển xe tăng M-1 Abrams của Mỹ được huấn luyện tốt hơn và có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn so với các đối thủ.
3. Tàu chiến
Với lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, Mỹ có thể điều tàu mặt nước tới chiến địa ngay lập tức trong trường hợp xung đột xảy ra trên biển. Hạt nhân của Hải quân Mỹ là 10 tàu sân bay cỡ lớn và 9 tàu sân bay trực thăng. Nhưng lợi thế kỹ thuật và số lượng của lực lượng này có thể chưa đủ để vượt qua tên lửa của Trung Quốc hay tàu ngầm chạy diesel của Nga khi đối đầu trên biển.
Các tên lửa chống hạm của Nga được cho là có thể vượt qua hệ thống phòng thủ trên hạm của Mỹ như Phalanx. Ngoài ra, Moscow cũng sở hữu hệ thống tên lửa hành trình Club-K có thể được ngụy trang trong container trên tàu chở hàng.
Trung Quốc đang hiện đại hóa lực lượng trên biển.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang hiện đại hóa lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân. Lực lượng bảo vệ bờ biển đang được trang bị những tàu chuyên dụng lớn nhất thế giới, trong khi Hải quân Trung Quốc sở hữu hàng trăm tàu chiến với tên lửa hiện đại và những loại vũ khí khác.
Kết luận: Hải quân Mỹ vẫn không có đối thủ trên khắp thế giới, nhưng họ sẽ thiệt hại nặng nề nếu chiến đấu với Trung Quốc và Nga trên sân khách. Một cuộc xâm chiếm quy mô toàn diện vẫn có thể thất bại nếu các nhà hoạnh định không cẩn thận.
4. Tàu ngầm
Tàu ngầm Mỹ có công nghệ hiện đại và hỏa lực mạnh nhất thế giới.
Hải quân Mỹ hiện đang sở hữu 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo với 280 tên lửa hạt nhân có thể san phẳng một thành phố của kẻ thù, 4 tàu ngầm tên lửa dẫn đường với 154 tên lửa hành trình Tomahawk và 54 tàu ngầm tấn công. Chúng có công nghệ hiện đại, vũ khí hạng nặng và khả năng tàng hình.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm và chúng không thể sánh với các đối thủ phương Tây về tính năng tàng hình, nhưng có thể khiến kẻ thù khiếp sợ với khả năng hoạt động ít tiếng ồn nhất thế giới. Moscow cũng đang phát triển vũ khí tàu ngầm mới, bao gồm ngư lôi hạt nhân 100 megaton.
Trung Quốc cũng sở hữu một hạm đội tàu ngầm hùng mạnh.
Trung Quốc có 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn công diesel và 4 tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân, nhưng nước này đang tiếp tục tăng số lượng. Điểm yếu của các tàu ngầm Trung Quốc là dễ bị phát hiện.
Xét về số lượng và sức mạnh, hạm đội tàu ngầm Mỹ chiếm ưu thế về khả năng tấn công trên mặt đất và đối đầu với tàu ngầm của kẻ thù. Nhưng những cải tiến của Trung Quốc và Nga sẽ biến đại dương trở nên ngày càng nguy hiểm với tàu ngầm Mỹ.
Theo Dân Việt