Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á Thái Bình Dương Randall Schriver ngày 16/8 khẳng định: Mỹ sẽ không cho phép Bắc Kinh "viết lại luật lệ" ở Biển Đôngvà sẽ yểm trợ đồng minh Philippines chống Trung Quốc xâm lấn. Theo trang mạng Philippines Rappler, ông Schriver đã tuyên bố như trong cuộc họp báo tại Manila.
Hải quân Trung Quốc thách thức Mỹ bằng chiêu né đòn
- Cập nhật : 28/02/2017
Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các chuyến thăm viếng thể hiện “tầm ảnh hưởng” và thách thức Mỹ trong khi thua kém về sức mạnh.
Vẫn thua kém Mỹ
Giới phân tích quân sự nhận định Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh Bắc Kìm tìm cách cạnh tranh với ảnh hưởng của Mỹ ở các vùng biển trọng yếu và đẩy mạnh mục tiêu gia tăng vị thế trên toàn cầu.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng đầu tư cho lực lượng Hải quân nước này và điều này được minh chứng bằng hàng loạt động thái thời gian qua.
Bắc Kinh không công khai mức đầu tư cho hải quân, và con số dành cho chi tiêu quốc phòng chính thức - ước tính khoảng 139 tỷ USD trong năm 2016 - có thể thấp hơn con số thực tế.
Trung Quốc sẽ công bố mức ngân sách quốc phòng cho năm 2017 trong phiên họp Quốc hội thường niên tháng 3 tới, một sự kiện được khu vực và cả Washington theo dõi sát sao nhằm phân tích các mục tiêu của cường quốc đang nổi này.
Năm ngoái, Trung Quốc đã khiến dư luận ngạc nhiên khi công bố con số chi tiêu quốc phòng với mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây, chỉ ở vào khoảng 7,6%, lần đầu tiên kể từ năm 2010 chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chỉ tăng 1 con số.
Theo giới phân tích, PLAN đã được hưởng lợi nhiều từ việc tăng chi tiêu quốc phòng trong suốt 15 năm qua. Dù không biết rõ số tiền được đầu tư, song thông qua số lượng những trang thiết bị mà Trung Quốc sản xuất và đóng mới, giới phân tích dự đoán con số là “rất lớn”.
Theo nguồn tin chính thức của Trung Quốc, trong năm 2016, PLAN được trang bị thêm 18 tàu các loại, gồm tàu tên lửa, tàu hộ tống và tàu khu trục cỡ nhỏ có trang bị tên lửa dẫn đường.
Tuy nhiên, PLAN vẫn còn “lạc hậu” hơn nhiều so với Hải quân Mỹ, đang triển khai tới 10 tàu sân bay trên toàn thế giới, trong khi Trung Quốc mới chỉ duy nhất tàu sân bay Liêu Ninh được cải tiến từ một con tàu có từ thời Liên Xô cũ. Giới tướng lĩnh Trung Quốc cũng nhận thức được năng lực của Mỹ trên biển khi ví von Trung Quốc giống như một vận động viên bị tụt lại phía sau trong một cuộc đua đường dài.
Một quan chức chính quyền Mỹ, đề nghị giấu tên, cho rằng: “Đây là một kế hoạch dài hơn trong 15-20 năm, và mỗi năm họ (Trung Quốc) lại tiến gần hơn tới việc trở thành một lực lượng hải quân với nhiều tham vọng”.
Quan chức này đánh giá thêm: “Với ngân sách quốc phòng năm ngoái và ngân sách quốc phòng năm nay, tôi cho rằng họ đang tiến tới mục tiêu ngắn hạn là trở thành một lực lượng hải quân dẫn đầu tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, với mục tiêu trung hạn là mở rộng tầm ảnh hưởng tới cả Ấn Độ Dương”.
Thách thức kiểu né đòn
Trong khi đó, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ tăng số lượng tàu biển mà Mỹ sở hữu từ 290 chiếc như hiện nay lên 350 chiếc, biến đây trở thành một “hoạt động tăng cường trang bị quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
Ông Trump cho rằng việc Trung Quốc xây “khu phức hợp quân sự” ở Biển Đông là một động thái "diễn ra dưới thời chính quyền của ông Barack Obama”, và “đáng lẽ Trung Quốc không được cho phép làm như vậy”.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng tin Reuters ngày 24/2, khi được hỏi về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, ông chủ Nhà Trắng nói: “Tôi biết chính xác những chuyện đang xảy ra giữa Trung Quốc và Triều Tiên cũng như nhiều nước khác. Tuy nhiên, tôi không thích nói chuyện chiến lược quân sự trên báo chí..."
Ông Trump nói thêm: "Điều này không xảy ra dưới thời tôi nắm quyền, mà là dưới thời của ông Obama. Nhiều chuyện đáng lẽ không được phép xảy ra thì lại xảy ra dưới thời của ông Obama, một trong số đó là việc Trung Quốc xây dựng một khu phức hợp quân sự vô cùng lớn ở giữa Biển Đông”.
Đương kim Tổng thống Mỹ cũng lưu ý rằng ông “mới nắm quyền được bốn tuần. Còn đây (việc Trung Quốc xây khu phức hợp quân sự) là điều đã xảy ra và được bắt đầu từ ba năm trước".
Một cụm tàu sân bay của Mỹ đã bắt đầu được điều động trở lại để tuần tra ở Biển Đông. Hải quân Mỹ nói rằng lực lượng của Mỹ, trong đó có tàu sân bay USS Carl Vinson, bắt đầu các hoạt động thường lệ ở Biển Đông ngày 18/2. Đây là lần đầu tiên Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp này kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi cuối tháng 1/2017.
PLAN cũng có các đòn đáp trả bằng cách tiến hành hàng loạt chuyến thăm, trong đó bao gồm cả các chuyến thăm viếng tới nhiều quốc gia vùng Vịnh, nơi Mỹ có truyền thống bảo vệ tự do hàng hải ở các tuyến đường biển; các hoạt động ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Tháng trước, một tàu ngầm Trung Quốc cũng đã cập cảng tại bang Sabah của Malaysia, cùng một số cảng biển khác ở Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Trang mạng “StrongChina” cho rằng các hoạt động này là nhằm “thể hiện sức mạnh chống lại Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan”.
Đông Phong
Theo Báo Đất Việt