Tin Biển Đông

 
 
 

Báo Mỹ: Phong tỏa đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc ở Biển Đông là đúng luật

  • Cập nhật : 03/03/2017

Thay vì bắn hạ máy bay Trung Quốc và đánh bom các cảng Trung Quốc, liên minh có thể sử dụng máy bay không người lái, kể cả trên không lẫn dưới nước, xuất phát từ các tàu dân sự và tàu cảnh sát biển để phong tỏa mọi lối tiến vào các đường băng và cảng trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc, Foreign Policy đề xuất.
 

chien dau co xuat kich tu tau san bay my

Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ

Ông Rex Tillerson, từng là giám đốc Exxon Mobil mới đây đã trở thành Ngoại trưởng Mỹ. Có thể ông Tillerson không gây ra rắc rối ở cấp độ toàn cầu như tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng trong phiên điều trần trước Thượng viện hôm 11/1, ông đã khiến cộng động người Trung Quốc bất ngờ khi thề rằng: “Chúng ta sẽ phải gửi cho Trung Quốc một thông điệp rõ ràng rằng, thứ nhất, việc xây dựng đảo phải dừng lại, và thứ hai là Mỹ không cho phép Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo này”.

Theo Foreign Policy, những lời tuyên bố cứng rắn này này ngay lập tức đã dẫn đến một nhận thức chung trên toàn cầu, từ phái diều hâu ở Trung Quốc đến những người yêu chuộng hòa bình ở phương Tây. Trong một bài xã luận đăng trên tờ Hoàn Cầu, một cơ quan phát ngôn của những người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc cảnh báo rằng: “Trừ khi Washington định gây ra một cuộc chiến quy mô lớn trên Biển Đông, bất kỳ cách nào nhằm ngăn Trung Quốc không tiếp cận các đảo này đều thật điên rồ”.

Cựu thủ tướng Úc Paul Keating cũng phản ứng ngay lập tức và cho rằng: “Khi Ngoại trưởng Mỹ đe dọa sẽ lôi kéo Úc vào cuộc chiến với Trung Quốc, người dân Úc cần phải lưu ý. Đó là cách duy nhất để các minh chứng cho lời phát biểu của ông Tillerson. Ông Tillerson cho rằng phải cảnh báo cho Trung Quốc biết việc tiếp cận các hòn đảo nhân tạo (xây dựng phi pháp ở Biển Đông) sẽ không được cho phép và các đồng minh của Mỹ trong khu vực sẽ hỗ trợ”.

Tại Bắc Kinh một nhận thức mới đã được hình thành, đó là lời phát biểu của ông Tillerson không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, là động thái gây chiến tranh và không có ý nghĩa chiến lược nào cả. Tóm lại, theo những người phản đối, lập trường của ngoại trưởng Mỹ là không có cơ sở pháp lý, nguy hiểm về mặt chính trị và không có hiệu quả thực tế.

Nhận thức này dựa trên niềm tin rằng Trung Quốc luôn mong muốn và có khả năng gây chiến nếu có khiêu khích nghiêm trọng. Nhưng Foreign Policy cho rằng những người đó đã hiểu sai đề xuất của ông Tillerson và hiểu sai thực tế phức tạp ở Biển Đông. Một cuộc phong tỏa hải quân không phải là cách duy nhất để thực hiện những mục tiêu của ông Tillerson và Trung Quốc tất nhiên có lợi ích lớn nếu tránh được một cuộc chiến với Mỹ trong khu vực.

Cận cảnh Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các công trình quân sự kiên cố

quan doi trung quoc va nga tap tran do bo chiem dao o bien dong thang 9/2016

Quân đội Trung Quốc và Nga tập trận đổ bộ chiếm đảo ở Biển Đông tháng 9/2016

Để thấy điều này, người ta phải bớt tập trung mọi thấu kính vào Mỹ hơn. Theo quan điểm trên, đề xuất của ông Tillerson sẽ không gây ra một cuộc phong tỏa quân sự như nhiều nhà bình luận dự đoán. Thay vào đó, Mỹ và đồng minh có khả năng sẽ thực hiện một kế hoạch hành động tổng thể, bao gồm đàm phán ngoại giao, trừng phạt về kinh tế và các kiềm chế trực tiếp hoặc gián tiếp ngăn chặn việc tiếp tục xây dựng đảo trái phép cũng như việc Trung Quốc quân sự hóa phi pháp các đảo này.

Foreign Policy cho rằng, một biện pháp có thể được áp dụng là áp đặt trừng phạt lên các cá nhân và công ty hỗ trợ, tạo điều kiện hoặc tham gia và các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Dự luật này được Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubia đề xuất hồi tháng 12/2016 là một ví dụ minh họa cho cách tiếp cận này. Nó có thể áp đặt các lệnh cấm di chuyển hoặc đóng băng tài sản lên những cá nhân và thực thể đóng góp vào các dự án xây dựng hoặc phát triển trái phép trong khu vực tranh chấp và những ai đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Nó cũng sẽ cấm các hành động thể hiện sự công nhận của Mỹ đối với chủ quyền (phi pháp) của Trung Quốc với các khu vực đang tranh chấp này và cấm sự hỗ trợ từ nước ngoài đối với những nước công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở đây. Những biện pháp trừng phạt ban đầu này có thể được tăng cường bởi các trừng phạt thứ cấp lên những đối tượng có hoạt động kinh doanh với những đối tượng phạm tội. Dự luật Rubio dù chưa biết có được thông qua hay không, nhưng các lệnh trừng phạt dự kiến này vẫn là công cụ quan trọng để gián tiếp thay đổi hành vi của Trung Quốc.

Một lựa chọn trực tiếp hơn là để Mỹ và các đồng minh bắt chước và thực hiện chiến thuật “bắp cải” trong việc không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo trên Biển Đông. “Chiến thuật cải bắp” bao gồm việc bao bọc các hòn đảo tranh chấp trong nhiều tầng sức mạnh quân sự và bán quân sự của Trung Quốc.

Giống như chiến thuật cải bắp của Trung Quốc, “chiến thuật cải bắp” đối phó Trung Quốc cũng sẽ gồm ba tầng, bao quanh các hòn đảo mục tiêu với các tàu dân sự tư nhân ở lớp trong, sau đó đến các tàu thực thi luật pháp ở lớp giữa, hai lớp này cuối cùng sẽ được bảo vệ bởi một lớp tàu chiến ngoài cùng.

Theo Foreign Policy, liên minh phòng vệ Trung Quốc không thể đối phó với việc Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân trong các hoạt động này. Nhưng liên minh có thể mời các tình nguyện viên tham gia  lớp phòng thủ đầu tiên. Thay vì bắn hạ máy bay Trung Quốc và đánh bom các cảng Trung Quốc, liên minh có thể sử dụng máy bay không người lái, kể cả trên không lẫn dưới nước, xuất phát từ các tàu dân sự và tàu cảnh sát biển để phong tỏa mọi lối tiến vào các đường băng và cảng trên các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc.

Máy bay không người lái tầm xa Global Hawk của Mỹ thường xuyên tuần tra khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ đóng trú tàu tác chiến ven bờ tại Singapore đề phong tình hình Biển Đông

Mỹ có kế hoạch triển khia thường trực hai cụm tác chiến tàu sân bay do tình hình phức tạp ở Tây Thái Bình Dương

Foreign Policy cho rằng những hoạt động này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc không công nhận quyền tự do hàng hải (ở Biển Đông), các nước đổi lại cũng có quyền cấm Trung Quốc hoạt động tự do trên vùng biển này. Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực The Hague tháng 12/2016 đã phán quyết rõ rằng cái gọi là “đường chín đoạn” vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp, do đó sự chiếm đóng Đá Vành Khăn, cấm tiếp cận bãi cạn Scarborough, xây dựng đảo trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa và quấy rối vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác cũng là các hành vi bất hợp pháp. Dù Trung Quốc không công nhận phán quyết này nhưng nó đã trở thành một phần không thể thiếu của luật pháp quốc tế.

Nhưng tòa lại không có những công cụ để thực thi phán quyết trên, do đó mọi thứ đều tùy thuộc vào các thành viên trong cộng đồng quốc tế hành động vì lợi ích chung và khuyến khích Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Thật may, luật pháp quốc tế lại cho phép tiến hành các biện pháp phản đối lại các hành vi sai trái.

Như ông James Kraska, một giáo sư luật quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ lập luận rằng thách thức quyền tiếp cân các đảo nhân tạo xây dựng trái phép của Trung Quốc là phù hợp với luật pháp quốc tế. Chung quy, việc lặp lại với chính hành vi Trung Quốc làm với các nước khác là một cuộc chơi hoàn toàn công bằng.

Đặng Phương Thảo
Theo Viettimes.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục