Tin Biển Đông

 
 
 

Những thách thức trong cuộc chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc

  • Cập nhật : 12/10/2016

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh Trung Quốc cần trở thành “cường quốc biển”. Ông Hồ Cẩm Đào cũng khẳng định Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chống tham nhũng.

Ngay sau khi bầu cử tại Mỹ kết thúc, thế giới tiếp tục tập trung sự chú ý vào Đại hội 18. Mặc dù đã chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ lên thay Hồ Cẩm Đào làm Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 3 sang năm sẽ nắm tiếp chức Chủ tịch nước, nhưng điều mà thế giới quan tâm nhiều hơn đó là liệu những nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao thế nào trong 10 năm tới, khi mà Trung Quốc đang nổi lên là một cường quốc hàng đầu của thế giới.
 

Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định Đảng cộng sản Trung Quốc phải chống tham nhũng.


Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh Trung Quốc cần trở thành “cường quốc biển”. Ông Hồ Cẩm Đào cũng khẳng định Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chống tham nhũng. Trước sự hiện diện của hơn 2.200 đại biểu, ông Hồ cảnh báo rằng tham nhũng nếu không bị bài trừ sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc.

Nhận định về sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc, Giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế David Shambaugh thuộc trường ĐH George Washington (Mỹ) cho rằng chính sách ngoại giao mà ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để lại cho ông Tập Cận Bình và những nhà lãnh đạo mới có quá nhiều vấn đề, cũng không kém gì những vấn đề trong nước, bởi “có rất nhiều bất ổn và căng thẳng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước trên thế giới”.

Quan hệ với Mỹ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng đây là một thách thức lớn với Mỹ bởi Trung Quốc là một nước đang nổi lên và họ đòi hỏi được đối xử như vậy. Vấn đề họ đòi mức đối xử như thế nào chưa ai có thể nói rõ, nhưng nhìn hành động của họ thì thấy họ đang đòi thế nổi trội. Các học giả Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc những năm gần đây đã trở nên căng thẳng hơn, có tính cạnh tranh nhiều hơn hợp tác. Các vấn đề khác biệt chính giữa hai nước bao gồm tranh cãi xung quanh việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu và việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bên cạnh mối quan hệ với Mỹ, quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng là điểm quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong mọi thời kỳ. Giáo sư quan hệ quốc tế Rober Sutter thuộc trường ĐH George Washington nhận định: “Châu Á-Thái Bình Dương quan trọng hơn cả với lãnh đạo của Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, đây luôn là vùng gây quan ngại nhiều nhất với Trung Quốc và chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là khu vực của các vấn đề về chủ quyền và an ninh. Đây là nơi Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tham gia tích cực, và chúng ta cũng không thể quên đây cũng là khu vực thương mại quan trọng với Trung Quốc.”

Thế nhưng chính trong khu vực này, Trung Quốc cũng đang có những căng thẳng biển đảo với các nước láng giềng.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia nhận định đây là điều kiện bất lợi và khó khăn cho các nhà lãnh đạo mới tại Trung Quốc. Những khó khăn trước mắt trong nước bao gồm kinh tế phát triển chậm lại, hố ngăn cách giàu nghèo gia tăng, cộng với những căng thẳng chưa thể giải quyết với các nước láng giềng đang là một gánh nặng mà những nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc phải tiếp nhận. Theo Giáo sư Carl Thayer, chắc chắn không có một lãnh đạo mới nào của Trung Quốc muốn phải đối đầu với quá nhiều vấn đề cùng một lúc.
 

    Minh Tâm
Theo PL&XH


 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục