Tin Biển Đông

 
 
 

Hải giám tâm lý chiến và đe dọa biện pháp mạnh

  • Cập nhật : 12/10/2016

Ngày 26/10 Trung Quốc tuyên bố nước này bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu Nhật Bản “tạo ra các sự cố” ở những vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Đồng thời, 4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku triển khai chiêu "tâm lý chiến" với người Nhật.

Reuters ngày 26/10 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố, Trung Quốc bảo lưu quyền tiến hành các biện pháp đối phó quyết liệt nếu Nhật Bản “tạo sự cố” trong vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Reuters ngày 26/10 đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân tuyên bố, Trung Quốc bảo lưu quyền tiến hành các biện pháp đối phó quyết liệt nếu Nhật Bản “tạo sự cố” trong vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku đang tranh chấp trên biển Hoa Đông.

 

Trong buổi họp báo bất thường được tổ chức vào đêm qua, ông Quân phát biểu:

 

Ngoài ra, ông Trương cũng khẳng định việc Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo Điếu Ngư đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với quan hệ Trung-Nhật kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ 40 năm trước. Ông đồng thời tuyên bố trước đây không hề có tranh chấp liên quan đến Điếu Ngư/Senkaku cho đến khi Nhật Bản chiếm đoạt bất hợp pháp quần đảo này vào năm 1895./.
Ngoài ra, ông Trương cũng khẳng định việc Nhật Bản quốc hữu hóa một phần quần đảo Điếu Ngư đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất đối với quan hệ Trung-Nhật kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ 40 năm trước. Ông đồng thời tuyên bố trước đây không hề có tranh chấp liên quan đến Điếu Ngư/Senkaku cho đến khi Nhật Bản chiếm đoạt bất hợp pháp quần đảo này vào năm 1895./.

 

Cùng với việc tuyên bố mạnh mẽ, Trung Quốc đã có những hành động cụ thể, Theo Kyodo News ngày 27/10, từ ngày 25/10 Trung Quốc phái 4 tàu Hải giám số hiệu 51, 66, 75 và 83 lại kéo ra biển Hoa Đông sát nhóm đảo Senkaku để tuyên bố chủ quyền.
Cùng với việc tuyên bố mạnh mẽ, Trung Quốc đã có những hành động cụ thể, Theo Kyodo News ngày 27/10, từ ngày 25/10 Trung Quốc phái 4 tàu Hải giám số hiệu 51, 66, 75 và 83 lại kéo ra biển Hoa Đông sát nhóm đảo Senkaku để tuyên bố chủ quyền.

 

Lần này 4 tàu Hải giám một mặt sử dụng chiêu tâm lý chiến khi liên tục bắc loa kêu gọi Cảnh sát biển Nhật Bản
Lần này 4 tàu Hải giám một mặt sử dụng chiêu tâm lý chiến khi liên tục bắc loa kêu gọi Cảnh sát biển Nhật Bản "lập tức rời khỏi vùng biển chủ quyền của Trung Quốc", mặt khác triển khai cái gọi là "thu thập chứng cứ về việc Nhật Bản vi phạm chủ quyền lãnh hải Trung Quốc".

 

Tàu Hải giám Trung Quốc tiến sát nhóm đảo Senkaku bất chấp nỗ lực ngăn cản từ Cảnh sát biển Nhật Bản.
Tàu Hải giám Trung Quốc tiến sát nhóm đảo Senkaku bất chấp nỗ lực ngăn cản từ Cảnh sát biển Nhật Bản.

 

Chỉ huy tàu Ngư chính 202 và 44061 động viên 1 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Trong ngày hôm qua 26/12, 2 tàu Ngư chính này đã hộ tống 20 tàu cá Trung Quốc kéo ra gần Senkaku đánh bắt. Ngư dân Trung Quốc tranh thủ sự yểm trợ của tàu Hải giám và Ngư chính để đánh bắt cá ngoài vùng biển sát nhóm đảo Senkaku.
Chỉ huy tàu Ngư chính 202 và 44061 động viên 1 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Trong ngày hôm qua 26/12, 2 tàu Ngư chính này đã hộ tống 20 tàu cá Trung Quốc kéo ra gần Senkaku đánh bắt. Ngư dân Trung Quốc tranh thủ sự yểm trợ của tàu Hải giám và Ngư chính để đánh bắt cá ngoài vùng biển sát nhóm đảo Senkaku.

 

Ngày 26.10, Nhật Bản cho biết do căng thẳng ngoại giao song phương, các cuộc hội đàm về xây dựng “cơ chế liên lạc trên biển” giữa cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc nhằm tránh các xung đột trên biển Hoa Đông đã chính thức bị hoãn. Ông Morimoto cũng bày tỏ hy vọng “sẽ sớm nối lại quá trình này” nhưng tương lai của cuộc hội đàm phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Ngày 26.10, Nhật Bản cho biết do căng thẳng ngoại giao song phương, các cuộc hội đàm về xây dựng “cơ chế liên lạc trên biển” giữa cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc nhằm tránh các xung đột trên biển Hoa Đông đã chính thức bị hoãn. Ông Morimoto cũng bày tỏ hy vọng “sẽ sớm nối lại quá trình này” nhưng tương lai của cuộc hội đàm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

 

Tờ Hurriyet Daily News ngày 26/10 đưa tin, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng căng thẳng Trung Quốc đang biên soạn 100 đầu sách về các “phiên tòa Tokyo” thời kỳ hậu Thế chiến II xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản .
Tờ Hurriyet Daily News ngày 26/10 đưa tin, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang ngày càng căng thẳng Trung Quốc đang biên soạn 100 đầu sách về các “phiên tòa Tokyo” thời kỳ hậu Thế chiến II xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản .

 

Thông tin về dự án biên soạn sách này được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi một số Bộ trưởng Nhật Bản tới thăm ngôi đền Yasukuni thờ 14 tội phạm chiến tranh của Nhật Bản khiến cho Trung Quốc phản ứng giận dữ.
Thông tin về dự án biên soạn sách này được đưa ra chỉ 1 tuần sau khi một số Bộ trưởng Nhật Bản tới thăm ngôi đền Yasukuni thờ 14 tội phạm chiến tranh của Nhật Bản khiến cho Trung Quốc phản ứng giận dữ.

 

 Ông Chu Hòa Bình, Giám đốc Thư viện quốc gia Trung Quốc cho hay: “Nhiều chính trị gia và sử gia cánh hữu Nhật Bản đã nghi ngờ công lý trong các phiên tòa này và xuyên tạc sự thật... nên chúng tôi phải xúc tiến công trình nghiên cứu của mình để phản bác lại luận điệu của họ.” (Khung cảnh một phiên xét xử tại Tòa án Tokyo).
Ông Chu Hòa Bình, Giám đốc Thư viện quốc gia Trung Quốc cho hay: “Nhiều chính trị gia và sử gia cánh hữu Nhật Bản đã nghi ngờ công lý trong các phiên tòa này và xuyên tạc sự thật... nên chúng tôi phải xúc tiến công trình nghiên cứu của mình để phản bác lại luận điệu của họ.” (Khung cảnh một phiên xét xử tại Tòa án Tokyo).
  •  Lê Nguyễn (Tổng hợp)
    Theo PN Today
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục