Tin Biển Đông

 
 
 

Điện hạt nhân vẫn là lựa chọn quan trọng

  • Cập nhật : 12/10/2016

Đó là nhận định của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo quốc tế “Phát triển điện hạt nhân trên thế giới sau tai nạn Fukushima” do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH&CN) phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội. Hội thảo là một trong những sự kiện nổi bật Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5.


Theo ông Ali Boussaha, Giám đốc Vụ Châu Á- Thái Bình Dương của IAEA, tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản) hồi tháng 3/2011 do động đất và sóng thần đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển điện hạt nhân trên thế giới. Một số nước đã quyết định dừng phát triển chương trình điện hạt nhân, trong khi một số nước khác đang xem xét lại kế hoạch phát triển điện hạt nhân của mình. Tuy nhiên, điện hạt nhân vẫn được xem là một lựa chọn quan trọng của nhiều nước nhằm bảo đảm an ninh năng lượng.

Một số cường quốc điện hạt nhân ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc vẫn có kế hoạch mở rộng chương trình điện hạt nhân. Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) cũng đã cấp phép xây dựng 4 lò phản ứng loại 1400 MW. Theo sau đó là các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan... sẽ sớm bắt đầu khởi động dự án điện hạt nhân đầu tiên của mình. Việt Nam và Bangladesh được nhắc đến như những nước tiên phong trong khu vực châu Á về phát triển điện hạt nhân.

Nhiều công nghệ điện hạt nhân mới được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5 tại Hà Nội.
Nhiều công nghệ điện hạt nhân mới được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân lần thứ 5 tại Hà Nội.

“Điện hạt nhân có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng và chống biến đổi khí hậu. IAEA sẽ giúp các quốc gia mới đi vào phát triển điện hạt nhân như Việt Nam trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn cao nhất được áp dụng trong chương trình điện hạt nhân sau tai nạn Fukushima” ông Ali Boussaha cho hay.  

Ông Junichi Iwasaki, Cục Năng lượng và tài nguyên Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có 54 tổ máy điện hạt nhân, trong đó 4 tổ máy đã có quyết định tháo dỡ, 48 tổ máy đang tạm dừng hoạt động và 2 tổ máy đã khởi động lại. Sau sự cố Fukushima, 30 biện pháp trong pháp quy hạt nhân mới của Nhật Bản đã được xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo nguồn điện và nước làm mát trong các trường hợp động đất, sóng thần cường đô cao. “Các biện pháp này cho phép các nhà máy điện hạt nhân chịu được trận động đất lên tới 1260 Gal và sóng thần cao tới 11,4 mét trên mực nước biển” ông Junichi Iwasaki nói.

Tại Việt Nam chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua ngày 25/10/2009. Dự án gồm 2 nhà máy Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam do Liên Bang Nga triển khai thực hiện với công suất khoảng 2.000MW; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải do Nhật Bản triển khai thực hiện với công suất khoảng 2.000 MW. Các máy sẽ được vận hành thương mại lần lượt các năm 2021 và 2022.

Tin, ảnh: Minh Cường
Theo Đất Việt

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục