Tin Biển Đông

 
 
 

Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông khó được ký kết sớm

  • Cập nhật : 12/10/2016

Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Australia ngày 26/10, đương kim Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết khả năng bản COC được ký kết sớm là rất khó.

 

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan

Sau một thời gian tham khảo ý kiến của các nước thành viên ASEAN, đầu tháng 10/2012, bên lề khóa họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Indonesia đã chuyển đến các ngoại trưởng ASEAN dự thảo đầu tiên của Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Theo tiết lộ của nhật báo Indonesia Jakarta Post, dự thảo này bao gồm những biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột, đồng thời đề ra cách xử lý trong trường hợp nổ ra xung đột để ngăn tình hình xấu đi.

Nhiều nước ASEAN như Singapore, Philippines, Việt Nam đều tuyên bố ủng hộ nỗ lực đạt được COC. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị còn tỏ ý mong muốn các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc có thể sớm bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về COC. Tiền đề cho việc này là nội bộ ASEAN cần nhất trí dựa trên văn kiện do Indonesia phác thảo. Về vấn đề này, cũng vào ngày 25/10, Singapore một mặt lên tiếng ủng hộ bản dự thảo COC của Indonesia, mặt khác cho rằng ASEAN cần nhất trí ủng hộ Bộ Quy tắc ứng xử, không nên để bị chia rẽ vì tranh chấp Biển Đông trước Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.

Trong thời gian qua, do tình hình Biển Đông tương đối lắng dịu, có hy vọng là COC sẽ được ký kết nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Phnôm Pênh. Tuy nhiên, ngày 26/10, đài Phát thanh Australia đã đăng tải cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, theo đó ông cho rằng điều này khó có thể diễn ra và ông cũng không thể xác định thời điểm văn kiện này có thể được ký kết. Ông Pitsuwan cho rằng Bộ Quy tắc Ứng xử phải là một thỏa thuận mang tính ràng buộc, cho phép quản lý và tránh để xung đột bùng lên tại Biển Đông. Một trong những điều được ông Pitsuwan xác nhận trong cuộc phỏng vấn là Trung Quốc đã đề nghị tham gia quá trình thảo luận văn kiện này chứ không muốn chờ cho đến khi ASEAN hoàn tất bản dự thảo.

Về yêu cầu này, ông Pitsuwan đánh giá “đó là một dấu hiệu tốt”, hàm ý xác nhận việc ASEAN đã đồng ý với đề nghị trên của Trung Quốc. Theo Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN và Trung Quốc sẽ họp lại ở Thái Lan vào tuần tới để cho ý kiến về dự thảo được Indonesia đề xuất.

Nh.Thạch (Theo AFP)
Theo Petrotimes

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục