Tin Biển Đông

 
 
 

Báo Hoàn Cầu: Trung Quốc sốt ruột vì quân Mỹ quay trở lại Philippines

  • Cập nhật : 12/10/2016

Quân Mỹ quay trở lại Philippines tạo ra thách thức an ninh rõ rệt, Trung Quốc sẽ đối mặt với mối đe dọa trực tiếp lực lượng trên không-trên biển của Mỹ.
 

Tàu sân bay George Washington, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ tuần tra trên biển Đông ngày 15/10/2012

Ngày 24/10, tàu sân bay hạt nhân USS George Washington đã đến thăm Thủ đô Manila của Philippines. Theo tờ “Jane’s Defence Weekly” Anh, Mỹ và Philippines đã xác nhận, nhân viên Mỹ sẽ đồn trú mang tính bán vĩnh viễn ở vịnh Subic.

“Theo đó, số lần diễn tập quân sự của hai bên sẽ tăng lên, ảnh hưởng của nó sẽ vượt khỏi phạm vi ‘cải thiện tính nhịp nhàng giữa hai bên và cải thiện tư tưởng, trang bị của Quân đội Philippines’”. Ý tại ngôn ngoại, không cần nói cũng biết.

Quân Mỹ quay trở lại vịnh Subic là kết quả tất yếu do chiến lược của Mỹ được điều chỉnh sang hướng Đông.

Những năm gần đây, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ là tái tập trung ở châu Á-Thái Bình Dương, từ một loạt động thái như triển khai, điều chỉnh lực lượng quân sự ở Guam, triển khai máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey ở Okinawa, mở rộng tầm phóng tên lửa của Hàn Quốc, mở căn cứ Darwin ở Australia và triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore… có thể thấy được, mục tiêu chiến lược quan trọng của Mỹ là tiếp tục đan dệt dày đặc, củng cố phong tỏa chuỗi đảo ở đại lục Đông Á.

Căn cứ vốn đóng ở Philippines chính là khóa chốt kết nối trong “chuỗi đảo”, Mỹ lúc nào cũng muốn quay trở lại, chỉ có điều họ phải thận trọng với thái độ chống Mỹ của người dân địa phương Philippines.

Đến nay, việc Chính phủ Philippines thông qua tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc-Philippines để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước đã đem lại cơ hội cho Mỹ. Quân Mỹ nắm chắc cơ hội này, dựa vào danh nghĩa bảo đảm an ninh, đưa lực lượng quân sự quay trở lại.

 

Tàu sân bay USS George Washington trên biển Đông

Báo Trung Quốc cho rằng, trong ngắn hạn, xu thế quân Mỹ dựa vào tranh chấp để can thiệp biển Đông sẽ còn tiếp diễn. Trong tương lai, không loại trừ khả năng Mỹ và Philippines ký kết lại “Hiệp ước căn cứ quân sự” và triển khai tàu chiến đấu duyên hải, thậm chí có cả khả năng quân Mỹ quay trở lại 1 nước quan trọng ở ĐNA....

Bài báo của Thời báo Hoàn Cầu suy đoán rằng, quân Mỹ quay trở lại Philippines tạo ra thách thức an ninh rõ rệt. Trước hết, quân Mỹ đã có được căn cứ để kiểm soát biển Đông, Trung Quốc sẽ đối mặt với mối đe dọa trực tiếp của lực lượng hải, không quân Mỹ trên hướng biển Đông.

Thứ hai là tình hình an ninh khu vực tiếp tục xấu đi, quân Mỹ quay trở lại Philippines sẽ tiếp tục bóp chặt mạch máu của kinh tế xuất nhập khẩu Trung Quốc, một khi quân Mỹ tiếp tục giành được quyền đóng quân ở ĐNÁ, Mông Cổ, sẽ hình thành bố cục chiến lược bao vây hình tròn đối với Trung Quốc.

Ba là, làm gia tăng tính "khó ăn" cho tranh chấp quyền lợi biển Đông mà  Trung Quốc đang cố gắng thực hiện bằng được bất chấp luật pháp và quan ngại của quốc tế.

 

Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore

Nhưng, bài báo cho rằng, cho dù như vậy Trung Quốc cũng không nên quá lo ngại. Ý đồ chính trị quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cần được bình tĩnh phân tích, mục tiêu của Mỹ vẫn là bảo vệ vị thế lãnh đạo của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, duy trì thế cân bằng ở khu vực.

Về quân sự, Mỹ cải thiện và tăng cường bố trí chuỗi đảo ở châu Á-Thái Bình Dương, chỉ hy vọng thông qua thế bố trí quân sự xây dựng trạng thái an ninh ổn định, tạo ra môi trường an ninh, không muốn đến mức phải có một trận chiến lớn với Trung Quốc.

Mặt khác, quân Mỹ quay trở lại vịnh Subic từ “cân bằng xa bờ” trở thành “dựa bờ tiến lên”, đồng thời cũng phản ánh sự không tự tin tưởng của Mỹ.

Đối với thách thức an ninh có thể tạo ra do Mỹ can thiệp biển Đông, báo Hoàn Cầu khuyến khích Trung Quốc sớm chuẩn bị về “sách lược đối phó”.

Những khuyến kích của Hoàn Cầu báo - vốn nổi tiếng là tờ báo chuyên khai thác các vấn đề mang hơi hướng dân tộc chủ nghĩa gồm:

"Về trạng thái tâm lý, cần phải dám “rút kiếm”. Chuẩn bị tâm lý cho cuộc đấu lâu dài với sự bao vây quân sự ở trạng thái “bình thường hóa” của quân Mỹ, trong thời điểm then chốt phải có dũng khí “không sợ xảy ra một cuộc chiến” mới có thể răn đe kẻ địch mạnh. Không chỉ phải “rút kiếm” về mặt quân sự, mà còn phải “rút kiếm” về khả năng tổng hợp với nền tảng là sức mạnh kinh tế...."

 

Mỹ có khả năng triển khai radar cảnh báo sớm tên lửa sóng ngắn X-band ở Đông Nam Á, nhất là Philippines.
 

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo báo Giáo dục Việt Nam

 

Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục