Tin Biển Đông

 
 
 

Phương án Việt Nam bỏ qua Gepard 3.9 tiến lên HDF-3000?

  • Cập nhật : 22/05/2018

Nếu Hải quân Ấn Độ quyết định đặt đóng lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thì khả năng họ sẽ được Nga ưu tiên hoàn thành đơn hàng trước.

Trong tuần qua có một diễn biến đáng lưu tâm đó là Ấn Độ và Nga thông báo họ sẽ bắt đầu khởi động các cuộc đàm phán về việc Mosva đóng mới cho New Delhi các chiến hạm 2.000 tấn Gepard 3.9.

Ấn Độ đã buộc phải quay lại với lớp tàu hộ vệ tên lửa này sau khi năng lực ngành đóng tàu trong nước không đáp ứng nổi nhu cầu cấp tốc nâng cao sức mạnh hạm đội tàu mặt nước nhằm đấp trả việc Hải quân Trung Quốc liên tiếp bành trướng thế lực xuống tận Ấn Độ Dương.

Dự kiến New Delhi có thể đặt đóng từ 6 - 8 chiếc Gepard 3.9, họ sẽ được Nga ưu tiên hoàn thành đơn hàng trước do đây là một đối tác quan trọng và có tiềm lực tài chính rất hùng hậu.

Nhưng có một vấn đề cần lưu ý rằng hiện tại thời gian đóng mới mỗi cặp Gepard 3.9 của Nhà máy Zelenodolsk lên tới 4 năm.

Như vậy để hoàn thành đơn hàng cho New Delhi sẽ mất ít nhất 12 năm, chưa kể nguy cơ còn phát sinh chậm tiến độ vì Ấn Độ đề nghị thiết kế lại để lắp động cơ do họ sản xuất.

tau ho ve ten lua 3.000 tan lop incheon cua hai quan han quoc

Tàu hộ vệ tên lửa 3.000 tấn lớp Incheon của Hải quân Hàn Quốc

Với tình hình như trên, nếu Việt Nam quyết định đặt hàng cặp Gepard 3.9 thứ ba thì phải nhiều năm nữa chúng ta mới có tàu, khi đó chiếc Gepard cũng đã trở nên lạc hậu và quan trọng hơn là không ai có đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu đến vậy.

Trong tình cảnh trên, một số chuyên gia đề xuất Việt Nam có thể xem xét bỏ qua lớp Gepard 3.9 để tiến thẳng lên một lớp chiến hạm 3.000 tấn có kết cấu module tiên tiến, có thể được đối tác chuyển giao công nghệ thi công và đặc biệt là thời gian hoàn thành nhanh hơn nhiều so với Nga, đó chính là HDF-3000.

Vào ngày 1/5 vừa qua, Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries đã làm lễ cắt thép để đóng mới khinh hạm HDF-3000 (một biến thể sửa đổi từ khinh hạm lớp Incheon) đầu tiên cho Hải quân Philippines, dự kiến họ sẽ nhận tàu vào giữa năm 2020.

Phiên bản HDF-3000 của Philippines có lượng giãn nước đầy tải trên 3.000 tấn, được vũ trang rất mạnh và toàn diện với tên lửa chống hạm SSM-700K, các bệ phóng thẳng đứng để triển khai tên lửa phòng không tầm xa, ngư lôi và thiết bị dò tìm tàu ngầm hiện đại, đi kèm hệ thống radar cảnh giới tối tân của châu Âu.

Đơn giá 2 chiếc HFD-3000 chỉ là 337 triệu USD, ngang Gepard.

cau hinh vu khi trang bi cua tau ho ve ten lua hdf-3000 han quoc dong cho hai quan philippines

Cấu hình vũ khí trang bị của tàu hộ vệ tên lửa HDF-3000 Hàn Quốc đóng cho Hải quân Philippines

Thời gian gần đây Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều bước tiến đáng kể trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, trong đó đáng chú ý nhất là việc phía bạn đã viện trợ cho Việt Nam 1 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang, con tàu hiện đang mang số hiệu mới là 18.

Việc làm trên của Hàn Quốc được cho là còn mang ẩn ý đằng sau, đó là qua hành động trao tặng tàu cho phía Việt Nam còn tiện thể quảng bá về năng lực và độ tin cậy của vũ khí do họ sản xuất nhằm tìm kiếm các đơn hàng trong tương lai.

Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Philippines thì Thái Lan cũng mua 2 chiến hạm DW-3000F do Hàn Quốc chế tạo trong khi Indonesia đặt niềm tin vào tàu ngầm lớp Chang Bogo.

Nếu trong tương lai gần, trong danh sách khách hàng của tàu chiến Hàn Quốc tại ASEAN có thêm tên Việt Nam thì đây cũng không phải là điều gây bất ngờ quá lớn.
 

Tùng Dương
Theo nBaodatviet.vn

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục